‘Địa ngục’ ở Osaka trong làn sóng Covid-19 mới
Cho dù vật vã với từng hơi thở, cụ bà Shizue Akita, 87 tuổi, vẫn phải chờ 6 giờ mới được nhập viện.
Cụ được chẩn đoán viêm phổi nặng và suy tạng, được uống thuốc an thần. Hai tuần sau, ngày 13/5, cụ Akita tử vong.
“Hệ thống y tế của Osaka đã sụp đổ”, con trai cụ, ông Kazuyuki Akita, nói. Trong gia đình ông, ba thành viên khác cũng tự đối phó với Covid-19 ở nhà mà không được điều trị.
“Mọi thứ giống như địa ngục vậy”, ông nói thêm.
Các bệnh viện ở Osaka, thành phố lớn thứ ba Nhật Bản, tràn ngập bệnh nhân Covid-19. Khoảng 35.000 người nhiễm nCoV phải cách ly ở nhà, gấp đôi số bệnh nhân được nhập viện. Họ thường chuyển nặng và đôi khi tử vong trước khi được điều trị.
Khi số ca nhiễm tăng, nhân viên y tế cho biết mọi ngóc ngách của hệ thống chăm sóc sức khỏe bị đình trệ, quá tải và chịu nhiều áp lực. Tình trạng tương tự diễn ra tại các khu vực khác của đất nước.
Sự thất vọng, sợ hãi của nhân viên y tế và gia đình bệnh nhân lộ rõ trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông. Nó trái ngược hoàn toàn với những gì Tokyo tuyên bố, rằng Thế vận hội Olympic diễn ra vào tháng 7 sẽ an toàn và quy củ. Thực tế, dịch lan rộng sang nhiều vùng của đất nước. Ngày càng nhiều người dân kêu gọi hủy bỏ sự kiện.
Nhiều người choáng váng với những gì đang diễn ra. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đến nay vẫn kiểm soát đại dịch tốt hơn những nước tiên tiến khác. Tuy nhiên, lượng bệnh nhân hiện tại đẩy số ca nhiễm và tử vong tăng cao. Đến nay, Nhật Bản ghi nhận hơn 704.000 trường hợp dương tính và hơn 12.000 người chết. Ngày 22/5, nước này có thêm 5.252 ca nhiễm mới, đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp có trên 5000 ca mắc Covid-19.
Một số người coi tình trạng ở Osaka như lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra với phần còn lại của Nhật Bản nếu quan chức chỉ tập trung vào Olympic. Ông Akita nhận định dịch bệnh tại Osaka là “thảm họa do con người tạo ra”, một phần do giới chức dỡ tình trạng khẩn cấp quá sớm, bất chấp Covid-19 có dấu hiệu bùng phát trở lại. Ông cho rằng mẹ mình có thể sống sót nếu được điều trị sớm hơn.
Video đang HOT
Thành phố Osaka trong tình trạng giãn cách xã hội, ngày 19/4. Ảnh: AP
Giới chức cho biết các nhân viên y tế Osaka không thể tiến hành hô hấp nhân tạo vì mặc đồ bảo hộ. Họ phải cực kỳ thận trọng để tránh các giọt bắn. Khử trùng xe cấp cứu chở người mắc Covid-19 mất đến một giờ, khiến đội cứu thương không thể liên tục đi đón bệnh nhân.
Bệnh nhân nặng chỉ được cấp cứu bằng phương pháp sẵn có, không phải phương pháp cho cơ hội sống sót cao nhất, các chuyên gia y tế cho hay. Một bệnh nhân suy tim đã bị bệnh viện cấp cứu từ chối. Một bệnh nhi nguy kịch cũng không được nhập viện vì thiếu giường. Đứa trẻ sau đó đã chết.
“Công việc của chúng tôi là đưa những người nguy kịch đến bệnh viện. Trong tình hình hiện tại, chúng tôi chẳng làm được điều đó”, Satoshi, nhân viên vận chuyển cấp cứu, cho hay.
Khi các biện pháp khẩn cấp kéo dài và số ca dương tính tăng nhanh, người dân mất dần sự tín nhiệm đối với chính quyền Thủ tướng Yoshihide Suga. Trong khi đó, ông khẳng định Nhật Bản vẫn tổ chức Olympic một cách an toàn. Các cuộc khảo sát cho thấy 60-80% người dân phản đối Thế vận hội.
Các hiệp hội y bác sĩ cho biết họ không thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe mùa Olympic. Chiến dịch tiêm chủng của Nhật Bản cũng đang diễn ra chậm chạp. Đến nay, dưới 2% dân số được tiêm vaccine.
Người dân đeo khẩu trang đi lại bên ngoài toà thị chính thành phố Osaka, ngày 14/5. Ảnh: AP
Phương pháp điều trị Covid-19 tại nước này chỉ giới hạn ở các bệnh viện công, chiếm khoảng một phần năm trong tổng 8.000 bệnh viện trên toàn quốc. Bệnh viện tư nhân không đủ trang thiết bị để xử lý các trường hợp nhiễm virus.
Chính phủ cũng cắt giảm đáng kể các trung tâm y tế địa phương từ 850 cơ sở (năm 1990) xuống còn 469 cơ sở (năm 2020). Đây vốn là nơi quan trọng trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm. Quyết định này gây quá tải, khiến các nhân viên y tế phải làm việc quá sức.
Thống đốc Osaka Hirofumi Yoshimura bị chỉ trích là hành động quá chậm chạp. Ông thừa nhận đã không dự đoán được tình hình, rằng hệ thống y tế đang căng thẳng nghiêm trọng.
Do thiếu giường bệnh, các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ sẽ phải điều trị ở nhà hoặc khách sạn. Những người mắc bệnh khác ngoài Covid-19 cũng chịu tình trạng tương tự.
Naoki Hodo, giám đốc nhà tang lễ phía nam Osaka, cho biết vào tháng 4, một bệnh viện đã từ chối điều xe cấp cứu cho dì của ông. Cụ bà 85 tuổi bị sưng vù ở và đã không ăn uống trong hai ngày. Gia đình mất 6 giờ điên cuồng gọi điện đến các bệnh viện trong danh sách của nhà chức trách. Hiện dì của ông Hodo đã được nằm viện, song bác sĩ cho biết bà có thể bị mù vĩnh viễn một mắt.
Nishiguchi, bác sĩ phẫu thuật ung thư đại trực tràng, cho biết đại dịch đã khiến ông phải thu hẹp quy mô hoặc hoãn các ca phẫu thuật.
“Ưu tiên của chúng tôi là cứu những sinh mạng nguy kịch, tôi hy vọng mọi người thông cảm”, ông nói.
Hodo hàng ngày vẫn mặc đồ bảo hộ đi gom thi thể bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện. Người chết được đặt trong hai lớp túi không thấm nước và quan tài. Vì vậy, gia đình không thể nhìn thấy họ lần cuối.
“Các gia đình thậm chí không được nói lời từ biệt đúng nghĩa với những người thân yêu. Thật đau lòng”, ông nói.
Người đàn ông gốc Á nguy kịch vì bị đá vào đầu
Người đàn ông gốc Hoa Yao Pan Ma nhập viện sau khi bị một kẻ vô cớ đá liên tiếp vào đầu ngay trên đường phố New York.
Lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm thù ghét New York hôm 24/4 thông báo Yao Pan Ma, người gốc Hoa, 61 tuổi, bất ngờ bị một kẻ tấn công đánh từ phía sau và đá ít nhất 6 phát vào đầu khi đang thu gom chai lọ trên đường phố East Harlem tối 23/4.
Sở cảnh sát New York lập tức công bố video về cuộc tấn công, mô tả nghi phạm là "nam giới trưởng thành, nước da ngăm đen, lần cuối được nhìn thấy trong bộ đồ màu đen và đi giày thể thao trắng".
Yao Pan Ma sau khi bị tấn công đã được đưa tới bệnh viện địa phương, trải qua tình trạng nguy kịch vì bị chấn thương sọ não và gãy xương mặt. Tuy nhiên, các bác sĩ dự đoán ông sẽ sớm ổn định.
Hoa Yao Pan Ma nhập viện trong tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công tối 24/4. Ảnh: NY Post.
Baozhen Chen, 57 tuổi, vợ của Yao Pan Ma, đã kêu gọi cảnh sát bắt kẻ tấn công chồng bà càng sớm càng tốt. "Làm ơn hãy nhanh chóng bắt hắn lại và buộc hắn phải trả giá. Tôi vô cùng hoảng sợ và không biết phải làm gì. Tại sao chuyện này lại xảy ra cơ chứ? Sao họ lại làm như vậy với chống tôi", Baozhen Chen nói.
Cháu gái của Yao Pan Ma, 20 tuổi, cho biết vụ tấn công đã khiến cô sợ hãi khi ra đường và luôn cố gắng về nhà trước khi trời tối. "Tôi luôn cảm thấy bất an. Tôi sợ phải đi bộ trên đường vào buổi tối, tôi luôn cố về nhà thật sớm", cô nói.
Sự việc của Yao Pan Ma là vụ tấn công mới nhất nhằm vào cộng đồng gốc Á ở New York nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung. Tội ác hận thù chống người gốc Á đã tăng vọt ở thành phố New York tháng trước, với 31 vụ tấn công được báo cáo, trong khi cùng kỳ năm 2020 không xảy ra vụ nào.
Thượng viện Mỹ hôm 22/4 thông qua dự luật về Tội phạm Thù ghét trong Covid-19 với duy nhất một phiếu chống từ thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley. Dự luật này yêu cầu Bộ Tư pháp thành lập văn phòng xem xét tội ác thù hận trong đại dịch Covid-19 cũng như mở rộng chiến dịch giáo dục cộng đồng về phân biệt đối xử.
Thái Lan đang tăng khủng hoảng gần 3.000 ca COVID-19 chỉ một ngày 24-4 Thái Lan tiếp tục lập "kỷ lục" khi tăng gần 3.000 ca COVID-19 trong hôm nay 24-4, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch, trong khi số người chết vì COVID-19 trong 24 giờ cũng ở mức cao chưa từng thấy. Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi lại trên đường phố Bangkok ngày 23-4 trong bối cảnh Thái...