Địa ngục của người Maya đáng sợ sao khiến hậu thế phát hãi?
Giống nhiều nền văn minh, người Maya có những mô tả khá chi tiết và rùng rợn về địa ngục. Theo người Maya, địa ngục Xibalba nằm bên trong các hang động gần Belize.
Nền văn minh Maya là một trong những nền văn hóa cổ xưa nổi tiếng thế giới. Họ tin rằng tồn tại một thế giới dành cho linh hồn của những người đã khuất. Trong đó, thế giới cõi âm dành cho những kẻ xấu xa, độc ác, phạm nhiều tội lỗi khi còn sống được gọi là địa ngục.
Người Maya đặt tên cho địa ngục đó là Xibalba. Đây là nơi do Bá chủ Xibalba cai quản. Dưới trướng của ông là 12 vị thần, đại diện cho các “kiểu địa ngục” với những cái tên khá rùng rợn như: Đầu lâu, Ác quỷ…
Những vị thần này là hiện thân của bệnh tật, sự đau đớn và trừng phạt. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các hình phạt phù hợp với những tội lỗi mà linh hồn đã gây ra khi còn sống.
Theo người Maya, địa ngục Xibalba là địa điểm có thật. Vị trí của địa ngục là ở bên trong hệ thống hang động gần quốc gia Belize.
Video đang HOT
Chính tại nơi này, Bá chủ Xibalba và các vị thần dưới trướng sẽ trừng phạt các linh hồn khiến họ trải qua những đau đớn tột cùng.
Trên hành trình đến địa ngục Xibalba, các linh hồn buộc phải vượt qua những thử thách khắc nghiệt như: con sông đầy máu, bọ cạp độc…
Sau đó, con đường chia thành 4 ngả. Dù chọn lối đi nào thì các linh hồn cũng bị những vị thần cai quản địa ngục hành hạ, tra tấn.
Thậm chí, các linh hồn còn phải đi vào một trong 6 căn nhà chết chóc. Tại đây, họ sẽ bị đày đọa và phải đối mặt với những nỗi sợ kinh hoàng khó có thể tưởng tượng được.
Người phụ nữ tuyên bố nói chuyện với 'linh hồn', chuyên gia tranh cãi
Eusapia Palladino được xem là một hiện tượng siêu nhiên ở thời đại của bà khi có thể giao tiếp được với người chết.
Eusapia Palladino sinh ngày 21/1/1854 ở Italy. Bà kết hôn với Raphael Delgaiz, một nghệ sĩ sân khấu và là một pháp sư từ khi còn rất trẻ. Nhiều người cho rằng, bà đã học hỏi được nhiều từ khả năng đặc biệt của người chồng đầu tiên.
Sau này, bà kết hôn với Francesco Niola, một thương gia. Người phụ nữ này được xem là một hiện tượng siêu nhiên ở thời đại của bà.
Danh tiếng của Palladino bắt đầu từ Ba Lan. Bà đến đất nước này lần đầu và ở lại từ tháng 11/1893 cho đến tháng 1/1894 theo lời mời của nhà tâm lý học Julian Ochorowicz.
Tại đây, bà có dịp quen biết nhà văn Ba Lan Bolesaw Prus. Ông đã tham dự rất nhiều buổi gọi hồn của Palladino và ca ngợi bà hết lời trên báo chí. Sau này, bà cũng chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên cuốn tiểu thuyết Pharaoh. Lần thứ hai bà quay lại Ba Lan là vào năm 1898.
Danh tiếng từ Ba Lan đưa bà đến Anh vào năm 1895. Đây cũng là nơi lần đầu tiên bà vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ. Một tờ báo Anh đã thẳng thắn đòi trục xuất Palladino và cho rằng không có cơ sở khoa học nào để coi bà là người có khả năng gọi hồn.
Trong quá trình giao tiếp với người chết, bà thường làm cho một chiếc bàn bay lơ lửng trong không trung. Dù vậy, những buổi gọi hồn của bà vẫn đông kín người xem, những người tin tưởng khả năng đặc biệt của bà.
Sau này, Palladino đến Pháp và trở nên nổi tiếng tại đây. Năm 1898, nhà chiêm tinh học Eugene Antoniadi đã điều tra xem năng lực của bà có thực hay không và kết luận rằng, đó là một trò lừa đảo từ đầu đến cuối. Nhiều nhà khoa học khác cũng muốn tìm hiểu khả năng của bà. Dẫn đầu nhóm này chính là vợ chồng nhà khoa học nổi tiếng Marie Curie và Pierre Curie.
Buổi gặp gỡ đầu tiên diễn ra năm 1905 không chỉ với vợ chồng Curie mà còn có các nhà khoa học khác như Charles Richet, Henri Bergson, Jacque-Arsene d'Arsonval, William Crookes, Jean Perrin, Louis Geroges Gouy, và Paul Langevin.
Pierre Curie đã ghi chép lại việc này như sau: "Chúng tôi đã dự nhiều buổi gọi hồn của bà Eusapia Palladino tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm linh. Quả thực rất thú vị. Bốn chân bàn từ từ bị ai đó nhấc bổng lên. Các đồ vật tự di chuyển. Có bàn tay ai đó cấu véo hay vuốt ve bạn. Những bóng ma thấp thoáng. Những hiện tượng này quả thực không thể giải thích được".
"Trong những buổi gọi hồn này, chúng tôi bố trí vài người tham dự. Chúng tôi biết rõ những người này, và không ai có thể là kẻ đồng lõa hay trợ giúp cho bà Palladino. Căn cứ duy nhất để người ta nghi ngờ, đó là bà đồng này thực chất là một nhà ảo thuật. Nhưng bạn giải thích thế nào đây, khi mà trong suốt quá trình, có người giữ tay, người giữ chân bà ấy. Và ánh sáng thì đủ để chúng ta thấy rõ mọi việc".
Vợ chồng nhà khoa học Curie nhìn nhận trường hợp của Palladino dưới góc độ khoa học. Họ ghi chép và trao đổi với các nhà nghiên cứu khác. Họ dường như muốn tìm kiếm nguồn gốc của năng lực đặc biệt này.
Chính sự vào cuộc của các nhà khoa học nghiêm túc như Pierre Curie khiến Palladino trở thành bà đồng có sức ảnh lưởng lớn nhất trên thế giới.
Lời giải chấn động về sự tồn tại của 'linh hồn cõi âm' Nhiều người trên thế giới tin vào sự tồn tại của linh hồn và cố gắng chứng minh hồn ma có thật. Khoa học đã vào cuộc nhằm giải mã bí ẩn lớn này và có phát hiện đáng chú ý về linh hồn. Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia, nhà khoa học đã bắt tay vào các dự án nhằm...