Địa điểm làm căn cước công dân tại tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một trong 16 tỉnh thành trên cả nước cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) thay cho chứng minh nhân dân (CMND) bắt đầu từ ngày 1/1/2016. Nơi cấp mới, cấp đổi căn cước công dân cho người dân ở Thái Bình là trụ sở Công an cấp tỉnh thành, quận huyện.
Địa điểm làm thẻ căn cước công dân tại tỉnh Thái Bình mới nhất.
Người dân Thái Bình làm căn cước công dân, cấp đổi căn cước công dân và các thủ tục liên quan có thể trực tiếp đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an thành phố Thái Bình. Trụ sở Công an TP Thái Bình có địa chỉ: đường Trưng Trắc, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình. Điện thoại, 036 831 212.
Ngoài ra, người dân làm Căn cước Công dân có thể trực tiếp đến trụ sở Công an các huyện của tỉnh Thái Bình gồm: huyện Quỳnh Phụ, huyện Hưng Hà, huyện Đông Hưng, huyện Vũ Thư, huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy.
Địa chỉ làm căn cước công dân của tỉnh Thái Bình tại các huyện trên địa bàn cụ thể như sau:
Địa chỉ làm căn cước công dân tại Trụ sở công an huyện Quỳnh Phụ ở Khu I, Thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 036 863 212.
Làm căn cước công dân tại huyện Thái Thụy có địa chỉ ở Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Điện thoại UBND huyện: 02273.853.238. Fax: 02273.710.339.
Làm căn cước công dân tại huyện Tiền Hải có địa chỉ ở Thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Điện thoại UBND: 02273.823.279.
Làm căn cước công dân tại huyện Kiến Xương có địa chỉ ở thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Điện thoại/Fax: 02273.511.060.
Làm căn cước công dân tại huyện Hưng Hà có địa chỉ ở thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình. Điện thoại UBND huyện: 02273.861.238.
Video đang HOT
Làm căn cước công dân tại huyện Đông Hưng nằm ở Thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, Thái Bình. Điện thoại UBND huyện: 02273.851.435.
Làm căn cước công dân tại huyện Vũ Thư có địa chỉ ở Minh Tân 2, Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân mới nhất tại Thái Bình
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân tại tỉnh Thái Bình rất đơn giản, công dân chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân cũ… và không mất tiền nếu đăng ký làm thẻ căn cước công dân lần đầu.
Khi cấp mới hoặc cấp đổi, cấp lại căn cước công dân tại Thái Bình, người dân chỉ cần mang Sổ hộ khẩu, CMND bản chính và đến trụ sở công an tỉnh thành hoặc quận huyện để khai vào Tờ khai cấp thẻ Căn cước Công dân.
Theo quy định chung, cán bộ tiếp công dân tại công an thành phố, công an quận huyện của Thái Bình yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai căn cước công dân theo mẫu; kiểm tra thông tin công dân kê khai trong Tờ khai căn cước công dân, các giấy tờ, tài liệu liên quan và tập hợp thành hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin thực hiện như sau:
1.Thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại cho công dân (nếu có); thu thẻ Căn cước công dân đối với trường hợp đổi thẻ; 2- Nhập thông tin về loại cấp thẻ Căn cước công dân (cấp, đổi, cấp lại), thông tin nhân thân, đặc điểm nhận dạng của công dân; 3- Thu nhận vân tay của công dân; 4- Chụp ảnh chân dung của công dân; 5- In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên; 6- Thu lệ phí đối với trường hợp đổi, cấp lại thẻ theo quy định; 7- Giao giấy hẹn trả kết quả; 8- Cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin cuối ca hoặc cuối buổi tiếp dân, bàn giao hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ cho cán bộ phân loại hồ sơ.
Thời hạn xử lý hồ sơ cấp căn cước công dân tại tỉnh Thái Bình
Công an cấp huyện hoàn thành việc xử lý, duyệt hồ sơ và chuyển dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lên Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thời hạn sau: Tại thành phố, thị xã thì trong thời hạn 1,5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi thẻ Căn cước công dân và 5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại thẻ Căn cước công dân, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị.
Đối với các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị.
Tại các khu vực còn lại thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp tỉnh và Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thanh Tâm
Theo vietnamfinance
Bộ Công an thông tin rõ lại việc bỏ sổ hộ khẩu và CMND
Theo Bộ Công an, hiện tại, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân (CMND) vẫn còn nguyên giá trị theo quy định của Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân và việc xóa bỏ các loại giấy tờ này đang được Chính phủ giao Bộ Công an thực hiện theo lộ trình.
Theo Trung tướng Trần Văn Vệ, hiện tại nước ta đang có ba loại giấy tờ chứng minh nhân thân, bao gồm: CMND cũ (9 số), CMND mới (12 số), thẻ Căn cước công dân.
Cả ba loại giấy tờ trên đều có giá trị sử dụng như nhau, hiện tại Bộ Công an đã tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân tại 16 tỉnh, thành phố và cấp CMND (9 số) cho công dân tại 47 tỉnh, thành phố.
Theo lộ trình năm 2020, sẽ bảo đảm việc mở rộng và cấp thẻ Căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc, khi đó thẻ Căn cước công dân sẽ dần thay thế cho CMND hiện nay. Tuy nhiên, người dân vẫn có quyền sử dụng CMND chưa hết hạn. Đến thời điểm này sẽ bỏ sổ hộ khẩu bằng giấy như hiện nay, thay vào đó là quản lý thẻ Căn cước công dân và mã số định danh cá nhân...
Theo lộ trình, đến năm 2020, sổ hộ khẩu bằng giấy sẽ được bỏ, thay vào đó là quản lý thẻ Căn cước công dân và mã số định danh cá nhân.
Theo đó, Bộ Công an sẽ tổ chức thu thập, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cơ bản của toàn bộ công dân Việt Nam vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đồng thời, thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ tiến hành cấp cho mỗi công dân một số định danh cá nhân duy nhất. Đây chính là chìa khóa để tiến hành kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Mã số định danh cá nhân gồm 12 chữ số, được cấp cho công dân Việt Nam từ khi chào đời (giấy khai sinh) đến khi qua đời (giấy khai tử).
Đây là con số sẽ theo công dân trong suốt cuộc đời. Khi công dân đủ tuổi làm CMND thì số định danh cá nhân lúc này sẽ trở thành số CMND nhưng được gắn thêm các dữ liệu sinh trắc học như: Dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng khuôn mặt.
Chỉ cần có mã số định danh cá nhân, sẽ có đầy đủ thông tin về nhân thân của công dân và mã số định danh cá nhân sẽ thay thế sổ hộ khẩu, CMND trong công tác quản lý dân cư.
Trước đó, tại buổi họp báo về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an theo Nghị quyết số 112/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30.10.2017 tại Bộ Công an sáng nay (7.11), Trung tướng Trần Văn Vệ nhận định, thông tin về việc bỏ sổ hộ khẩu và CMND như một số báo đã đăng tải là không chính xác, mà sẽ có lộ trình thực hiện trong thời gian tới.
Trung tướng Trần Văn Vệ - Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát (Bộ Công an) cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một dự án công nghệ thông tin đầu tiên quy mô quản lý trên cả nước.
Ông Vệ khẳng định, không có chuyện bỏ quản lý hộ khẩu mà thực ra chỉ là thay đổi hình thức quản lý, từ thủ công sang hướng áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khi làm các thủ tục hành chính.
Vị lãnh đạo Tổng Cục cảnh sát cũng thông tin, đến năm 2020 khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thành, lúc này Bộ Công an sẽ xem xét đề xuất bỏ hộ khẩu bằng giấy.
Theo Danviet
Nhóm người mắc màn, đỗ xe trước lối lưu thông BOT Tân Đệ để phản đối Cho rằng trạm BOT Tân Đệ đặt một nơi, thu phí một nơi, một nhóm người đã đi dừng xe, mắc màn ngay trước lối thu phí BOT Tân Đệ và mang khẩu hiệu phản đối trạm BOT này. Sự việc một nhóm người dừng đỗ xe, mắc màn ngày trước lối thu phí BOT Tân Đệ, đoạn đi qua quốc lộ 10,...