Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế – Nơi lưu giữ giá trị lịch sử
Sau gần 2 năm thi công, công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (hay còn gọi là địa đạo Khe Trái ở phường Hương Vân, TX.
Hương Trà) cách TP Huế khoảng 25 km theo hướng Tây Bắc đã hoàn thành.
Đây là cơ quan đầu não của Khu ủy Trị Thiên, Thành uỷ Huế; chỉ đạo mọi hoạt động của lực lượng quân giải phóng trước và sau cuộc tấn công mùa xuân năm 1968.
Ngoài trọng trách là cơ quan chỉ huy tối cao trên chiến trường Trị Thiên Huế, còn là chiếc cầu nối ý đồ chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng.
Địa đạo Khu ủy là kiểu trụ sở của Bộ chỉ huy chiến dịch Mậu Thân 1968, một kiểu “cơ quan” của Quân khu, của Tỉnh ủy và thành ủy được xây dựng ở vùng rừng núi góp phần quan trọng trong thắng lợi lịch sử mùa xuân năm 1968 và nhân dân Trị Thiên Huế được Đảng và Nhà nước trao tặng 8 chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.
Địa đạo gồm nhiều công trình: Nhà bia tưởng niệm; hầm cảnh vệ có 3 cửa, cấu tạo theo chữ Y, nằm trên lưng chừng núi Mày Nhà; biển giới thiệu di tích; chòi nghỉ chân ngắm cảnh; bếp Hoàng Cầm; trận địa pháo trên đỉnh núi,… Xung quanh địa đạo, nhà cửa dựng 2 bên suối, rải rác trên các sườn đồi. Địa đạo dài khoảng 70 mét.
Di tích địa đạo Khu uỷ Trị Thiên Huế được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia tại Quyết định số 310/QĐVH ngày 13 tháng 2 năm 1996.
Video đang HOT
Với truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, địa đạo được Nhà nước đầu tư kinh phí nhằm tu bổ tôn tạo để xứng đáng giá trị lịch sử, tầm vóc của một di tích quốc gia.
Xuyên qua lòng hồ Thủy điện Hương Điền để vào địa đạo sẽ trở thành điểm tham quan giáo dục về nguồn kết hợp du lịch sinh thái hấp dẫn, phục vụ cho khách tham quan trong nước và quốc tế.
Điểm di tích Khe Lúi – nơi chỉ dẫn đường vào địa đạo
Du khách nghỉ chân bên bếp Hoàng Cầm – Nơi ngắm toàn cảnh lý tưởng
Lưu lại bức ảnh bên bia tưởng niệm địa đạo
Cầu tàu – Lối lên địa đạo
Lối ra địa đạo
Tham quan địa đạo, du khách có thể trải nghiệm du lịch sinh thái tại lòng hồ Thủy điện Hương Điền
Những địa danh gắn với ngày Giải phóng Thủ đô 10.10
Cột cờ Hà Nội, Nhà hát Lớn, Gà Hà Nội... là những địa danh vẹn nguyên giá trị lịch sử, văn hóa gắn với ngày Giải phóng Thủ đô 10.10.1954.
Cầu Long Biên như một chứng nhân lịch sử của chiến thắng của quân và dân ta. Hiệp định Geneve được ký kết vào 20.7.1954, quân Pháp có 80 ngày để rút khỏi Hà Nội. Ngày 9.10.1954, những binh lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân đội Việt Nam tiến lên cầu chuẩn bị vào tiếp quản thủ đô. Ảnh: Sơn Tùng
Bắc Bộ phủ là một trong những nơi đầu tiên quân đội Việt Nam tiếp quản tại thủ đô vào ngày trọng đại 68 năm trước. Tòa nhà mang phong cách kiến trúc Pháp cổ điển này được xây dựng vào năm 1918 trên phần đất của chùa Báo Ân xưa. Tòa nhà đã trải hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Hiện nay tòa nhà là Nhà khách Chính phủ tọa lạc ở số 12 phố Ngô Quyền. Ảnh: Nhà khách Chính phủ
Ga Hà Nội - một trong những cơ sở đầu tiên quân đội Việt Nam tiếp quản từ Pháp. Nhà ga này vẫn nhộn nhịp những chuyến tàu khởi hành ngày đêm suốt 68 năm qua. Khách du lịch từ ga Hà Nội có thể đi Hải Phòng, Sa Pa, Ninh Bình hay xa hơn theo tuyến đường sắt Bắc - Nam. Ảnh: Vương Trần
Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi vang lên hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vào 15h ngày 10.10.1954. Đây là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Ảnh: Lonely Planet
Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long chính là nơi hội quân của quân đội Việt Nam khi vào tiếp quản thủ đô trong ngày 10.10.1954. Đoan Môn là một trong những cổng chính dẫn vào Cấm thành. Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Ảnh: Hoàng thành Thăng Long
Cột cờ Hà Nội - nơi tổ chức lễ thượng cờ thiêng liêng ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng 68 năm trước. Chiều 10.10.1954, đoàn quân nhạc cử Quốc thiều theo sự điều khiển của đồng chí Đinh Ngọc Liên, lá cờ Tổ quốc được kéo lên cột cờ Hà Nội theo khúc quân hành. Ảnh: Nguyễn Thúy
Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng là một trong những công trình quân đội Việt Nam tiếp quản vào ngày 10.10.1954. Nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô, du khách có thể tham quan trưng bày "Khúc ca khải hoàn" để tìm hiểu về quá trình quân và dân bền bỉ chiến đấu, ngày chiến thắng và quá trình vừa thiết lập cuộc sống mới vừa kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Di tích Nhà tù Hỏa Lò
Du khách đến Tiền Giang chuộng khám phá các ngôi nhà cổ mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá Tuy Tiền Giang là một tỉnh có diện tích không lớn nhưng chứa nhiều nét đẹp từ thiên nhiên đến công trình kiến trúc đậm văn hoá thu hút khách du lịch. Hành trình du lịch Tiền Giang theo "tour" khám phá các ngôi nhà cổ quen thuộc với dân bản địa sẽ vô cùng mới lạ thậm chí với những ai đã...