Địa danh xưa của mũi Kê Gà
Từ xưa đã có nhiều bản đồ hàng hải cổ đại Trung Quốc và một số nước phương Tây, với nhiều hình thức ghi chép, hình vẽ tiêu danh về vùng biển Đông Nam Á.
Đây cũng là cơ sở rất cần thiết cho hoạt động hàng hải.
Mũi điện Kê Gà. Ảnh: Đ.Hòa |
Dọc bờ biển Bình Thuận, trong số các mũi đá núi nhô ra biển phải kể đến mũi Kê Gà, được coi như một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ. Ở đó còn có ngọn tháp hải đăng được xây dựng cách đây 119 năm. Địa danh Xích Khảm Sơn được nhắc đến, đó là một dãy núi đất màu đỏ trong truyện “Đông tây dương khảo” của Chiêm Thành. Nơi này có lưu dấu vua Chăm cổ lai bôn tẩu để tránh bị Giao Chỉ truy bức vào năm 1481 và trong “Thông quốc diên cách hải chử” mô tả vùng đồi núi nhô ra sát biển ghi là Kê Úc Đại Sơn (Núi lớn Vũng Gà), nhưng trong “Đại Nam toàn đồ 1838″ lại ghi là Kê Chủy (Mũi Gà). Về vị trí thì nằm trên địa bàn thôn Văn Kê, xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam) ngày nay, cặp theo đường ĐT719 có ngọn đồi đất cát pha màu đỏ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả, gọi đây là Cẩm Kê Sơn (núi Gà Gấm), có những tảng đá lớn nằm ngang ra bờ biển và không xa, ngoài biển có hòn đảo tên Kê Dữ (Đảo Gà). Cách đặt địa danh thời xưa thường dựa theo địa hình thiên nhiên, những động đồi cát cao cũng nhầm là núi. Cho đến sau này, khu vực núi Cẩm Kê có loài chim trĩ giống như gà rừng với bộ lông màu sặc sỡ, thường tụ tập thành bầy ở khe suối để uống nước bên cạnh mũi đá nhô ra biển nên mới có tên Khe Gà. Như vậy cũng địa điểm này trước đó là Xích Khảm Sơn do căn cứ vào màu đất đỏ của dãy núi mà có. Trải qua thời kỳ bị biển xâm thực xói mòn, một phần đất mũi của núi Cẩm Kê tách rời ra biển cách xa đất liền gần 400m, hình thành một hòn đảo nhỏ thơ mộng, kỳ vĩ này. Nhưng ít ai gọi đảo Kê Dữ này là hòn đảo mà quen dùng với tên gọi mũi Kê Gà vì khoảng cách với bờ không xa, gần như một phần đất nối dài, có mùa con nước thủy triều xuống thấp ngư dân có thể lội qua.
Liên quan đến cách viết, cách gọi với địa danh này là Kê Gà, Khe Gà, Khê Gà… sẽ dẫn đến nhiều giải thích khác nhau. Trước năm 1975, trên bản đồ hàng hải, một số văn bản hành chính, sách giáo khoa đã ghi là Kê Gà. Nhưng nếu coi đây là địa danh kết hợp từ Hán – Việt có nghĩa là Gà Gà thì không mấy hợp lý? Trước đó đã có tác giả dẫn chứng, trong tiếng Pháp không có các phụ âm KH và H nên các địa danh trên bản đồ Pháp ghi chép theo phiên âm, chỉ ghi phụ âm K (Kéga). Có thể hiểu Kê (Ké) ở đây là Khe hoặc Khê vì cách đó không xa có một con suối từ núi chảy ra biển, sách xưa ghi là Đại Khê và người địa phương quen gọi là Khe Cả. Chính xác hơn, có thể gọi Khe/Khê Gà là hợp lý, nhưng một khi địa danh đó đã có một quá trình dài thấm đậm trong tình cảm, thói quen của người dân địa phương thì khó mà thay đổi.
Bãi đá biển Thuận Quý: Điểm tham quan yên bình và thơ mộng
Nằm cách trung tâm thành phố 30 km, biển Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) được du khách yêu thích bởi sóng biển êm dịu, mặt nước trong xanh và đặc biệt những bãi đá nhảy vô cùng hoang sơ tạo ấn tượng đối với du khách.
Bãi đá nằm cách Mũi Kê Gà chừng 2km, đây là địa điểm thường được du khách dừng chân chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp mỗi khi có dịp đi ngang qua. Bãi đá có nhiều hình dạng tròn, vuông... có chiều cao lên đến 5 mét, bãi đá được người dân địa phương ví như một khu vườn đá. Đứng ở bãi đá, du khách tha hồ tưởng tượng những hình thù khác nhau, có lúc như một chú voi khổng lồ đang phun vòi nước, có lúc bãi đá trông giống khuôn mặt người như đang chào đón du khách ghé thăm... Thế đá dựng đứng như những vịnh nhỏ với bờ cát mềm và vách đá bao quanh, ở đây du khách có thể thả mình, nô đùa với làn nước biển trong xanh...
Dưới đây là những hình ảnh bãi đá.
Làng chài Khe Gà với hải đăng hơn trăm tuổi ở Bình Thuận Làng Khe Gà ở xã Tân Thành, huyện Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có tổ tiên là lưu dân gốc ngũ Quảng (miền Trung), làm nghề chài lưới. Quá trình di cư, họ phát hiện khe nước đây và gà rừng tụ lại rất nhiều. Thấy vùng đất này thuận lợi cho nghề ngư nghiệp, người xưa khai khẩn lập làng để sinh...