Địa chỉ cuối tuần: 4 quán ăn lâu đời có tiếng ở Sài Gòn
Cháo lòng bà Út, lẩu cá Dân Ích, phở Hòa đều có tuổi đời vài chục năm, được nhiều người ưa chuộng.
Cháo lòng bà Út
Hơn 80 năm nay, quán cháo lòng bà Út trên đường Cô Giang, quận 1 là nơi dùng điểm tâm quen thuộc của những người sống khu vực xung quanh. Tiếng lành đồn xa, dần dà nhiều thực khách ở quận khác cũng tìm đến đây để thưởng thức tô cháo nóng hổi, bán ngay chợ nhưng giá không rẻ, 43.000 đồng/tô đầy đủ.
Gánh cháo được truyền đến nay đã 3 đời, từ đời bà Út cho đến cháu nội của bà là chị Ngọc, hương vị vẫn không đổi. Trước kia, bà Út phải gánh cháo đi bán dạo khắp quận 1, một trong những điểm ăn chơi sang chảnh ở Sài Gòn, thế nhưng tô cháo thơm lừng này lại chiếm trọn cảm tình của thực khách, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn nhờ những bí quyết nấu ăn gia truyền. Sau này bà mới bán ổn định một chỗ.
Gạo trước khi nấu được rang lên nên hạt gạo rời rạc dễ ăn. Nước cháo đậm đà, chất cháo không quá đặc cũng không quá loãng, vừa miệng, đủ để bạn lấp đầy bụng buổi sáng. Tuy nhiên, điểm đặc trưng nhất ở đây là món dồi chiên vừa béo vừa đầy đặn, ăn một lần là nhớ mãi không quên. Để làm dồi, chủ quán phải chọn phần thịt heo mềm nhất, thêm sụn rồi nêm nếm gia vị và hấp thật kỹ. Còn huyết tươi mua về tự hấp nên dai mềm, không vuông vức như huyết bán sẵn ở chợ.
So với các quán xá bình dân trong chợ thì cháo bà Út có giá nhỉnh hơn “chút đỉnh”, tuy nhiên vẫn chấp nhận được so với chất lượng. Đĩa lòng nhỏ giá 30.000 đồng, bạn có thể gọi ăn chung với tô cháo huyết không giá 22.000 đồng là no nê.
Địa chỉ: 193 Cô Giang, quận 1.
Phở Hòa
Nhắc đến những quán phở nổi tiếng ở Sài Gòn, không thể nào không nhắc đến tiệm phở Hòa đã tồn tại hơn 40 năm ở quận 3, khởi đầu từ một xe phở lề đường. Tiệm không lớn, cũng không cũ kỹ như các tiệm ăn lâu đời, tạo cảm giác thoải mái, sạch sẽ.
Tuy rằng đây không phải tiệm phở ngon nhất, nhưng hương vị của nó có nét riêng. Sợi phở mềm, nước dùng đậm đà, ít béo. Đặc biệt, bao tử bò nhai sần sật đã miệng, ăn cùng các loại thịt chín, tái, gân, nạm, gầu và bò viên được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm một chén nước béo hột gà, thêm nhiều hành lá là đúng chuẩn phở miền Nam.
Phở ăn kèm giá trụng, rau thơm, ngò gai, vắt thêm lát chanh rồi nêm nếm tương đen, tương ớt cùng chút sa tế nếu bạn thích ăn cay. Một tô thập cẩm có giá 75.000 đồng, cao hơn so với mặt bằng chung nhưng phở Hòa hiếm khi nào vơi khách. Tô phở khá to, đủ cho một người lớn ăn “no ứ hự”. Bên cạnh khách hàng gắn bó nhiều năm vì đã quen vị thì đa phần thực khách ghé quán vì tiếng tăm lâu năm của tiệm.
Địa chỉ: 260C Pasteur, quận 3.
Video đang HOT
Dimsum Tân Sanh Hoạt
Đúng như cái tên của món ăn, “dimsum” nghĩa là “điểm tâm”, nên gần 80 năm qua, Tân Sanh Hoạt vẫn mở cửa rất sớm để phục vụ người ăn sáng, trái với nhịp sống của người Sài Gòn. Từ 5h sáng quán đã bắt đầu có khách, đông dần và đến tầm 10h là dọn. Vì thế muốn thưởng thức dimsum ở đây, bạn phải chịu khó đi sớm.
Đây là một trong những quán dimsum Hong Kong ngon ở Sài Gòn, do chính người Hoa mở. Tất cả các món đều là “nhà làm” theo công thức gia truyền nên trông không mấy đẹp mắt, bù lại nó mang hương vị riêng, không lẫn vào đâu được. Phục vụ bình dân là chính nên một phần dimsum khá to để thực khách ăn cho no. Vì vậy bạn nên cân nhắc khi chọn món.
Xíu mại và hoành thánh gói tròn ‘ú nu”, hấp nóng hổi trong nồi cách thủy. Món ăn trình bày trong chén thay vì khay tre như ở các nhà hàng. Chuẩn món Hong Kong là bạn phải chấm dimsum cùng dấm pha sa tế tôm mới đúng điệu. Giấm chua, ban đầu hơi khó ăn đối với người mới. Nhưng khi ăn quen rồi thì sẽ thấy đây là một sự kết hợp khá thú vị.
Bên cạnh đó, quán còn có mì, hủ tiếu xá xíu, cá lóc, gà, bò kho… cho bạn lựa chọn. Giá đồ ăn từ 32.000 đến 72.000 đồng/phần.
Địa chỉ: 322 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.
Lẩu Dân Ích
Hằng đêm, nếu chạy xe máy ngang đường Châu Văn Liêm, quận 5, bạn sẽ chứng kiến cảnh náo nhiệt của các đầu bếp liên tục bê nồi thang nóng hổi từ sân vào trong quán ở lẩu Dân Ích. Đây là một trong những quán lẩu lâu đời tại khu người Hoa.
Nồi nấu lẩu không mấy thẩm mỹ vì đã dùng lâu, cộng với việc luôn bị vùi trong bếp than nên ám màu. Tuy nhiên chính sự cũ kĩ, pha màu thời gian đó lại hút người ăn. Hơn 40 năm nay, lẩu Dân Ích chưa bao giờ vắng khách, đặc biệt là vào ban đêm, khi thời tiết Sài Gòn trở nên dễ chịu thích hợp để xì xụp húp nước lẩu.
Trông có vẻ nhiều thịt và ngấy nhưng nhờ nước trong, không quá dầu mỡ nên lẩu Dân Ích dễ ăn. Đây là lẩu ngọt, không chua cay, nước thanh, vị hơi nhạt. Khi ăn, bạn nhúng các loại rau tần ô, cải vào nồi nước sôi sùng sục, vớt ra ăn kèm bún khô. Bạn cũng có thể gọi thêm đĩa quẩy trong lúc chờ đợi giờ cao điểm. Phần cái trong nồi lẩu chấm với nước tương pha sa tế cho đậm đà. Nồi lẩu nhỏ giá 280.000 đồng, vừa đủ cho hai người ăn.
Địa chỉ: 99 Châu Văn Liêm, quận 5.
The ngoisao.net
Sài Gòn có những combo ăn sáng kinh điển phải "đi tay trong tay", bạn thử bao nhiêu trong số này rồi?
Có món này là không thiếu món kia, những món ăn sáng phổ biến này luôn cứ kết hợp với nhau là không trật đi đâu được.
Ở Sài Gòn có những combo ăn sáng mà người ta rất quen, cứ nhắc đến là thấy "chí lý" lắm, song chẳng ai biết những sự kết hợp đấy có từ bao giờ, hay từ đâu mà ra. Gắn liền với những sự kết hợp đó là những hàng quán rất đặc trưng không tìm thấy ở nơi nào khác. Nếu bạn chưa để ý, hay còn bỡ ngỡ về văn hóa ẩm thực của Sài Gòn, thì hãy xem ngay list sau để nhận dạng những combo ăn sáng kinh điển nhé!
Bánh mì và cacao
Bánh mì nướng xé nhỏ chấm với cacao đá đậm đặc là một món ăn sáng phổ biến của người Sài Gòn.
Bánh mì cacao có thể nói là một trong những món ăn sáng nhanh - tiện - ngon và là một trong những nét khá đặc trưng của Sài Gòn đấy. Món này xuất phát từ sở thích chấm bánh mì với mọi thứ trên đời của người Sài Gòn. Phần cacao để chấm với bánh mì là cacao đậm đặc dầm với đá, chấm thêm bánh mì giòn giòn là một món ăn sáng khá phổ biến với người Sài Gòn. Được biết, món bánh mì cacao này có thể được lấy ý tưởng từ bánh mì chấm sữa đặc - một món ăn sáng nhanh gọn cho trẻ em Sài Gòn ngày xưa đấy.
Bạn đã thử bánh mì chấm cacao bao giờ chưa?
Bánh ngọt và sữa tươi
Ở Sài Gòn có một hàng bánh ngọt và sữa tươi bán đã được 20 năm rồi, lúc nào đến cũng thấy hết sức đông khách. Cũng không biết sự kết hợp này ở đâu ra, hay hương vị có đặc biệt gì không, song phần lớn người Sài Gòn vẫn chuộng bánh ngọt và sữa tươi lắm. Quán sữa tươi 20 năm này của Sài Gòn đặc biệt ở chỗ chủ quán có trang trại riêng nên nguồn sữa tươi đến từ đó, cộng thêm các món bánh đều đậm chất "nhà làm" nên thêm ở trong vài phần tình cảm riêng tư và bớt đi vài phần tính công nghiệp vô cảm. Nếu đã ở Sài Gòn thì đây là một combo ăn sáng nên thử, cũng không phải vì hương vị có gì quá đặc biệt mà vì trải nghiệm một góc bình dị hiếm thấy bao năm vẫn thế của thành phố này.
Dimsum và nước sâm
Dimsum và nước sâm thì nổi tiếng với cộng đồng người Hoa hơn, song nếu ai đã ở Sài Gòn lâu thì sẽ hiểu đồng bào người Hoa đã đóng góp rất nhiều vào nền văn hóa ẩm thực đa màu sắc nơi này.
Ở những con phố người Hoa kéo dài từ quận 5 và rải rác ở các quận 10, 11, bạn sẽ thấy những hàng điểm tâm (dimsum) "nhỏ mà có võ". Các món dimsum của người Hoa bán rất phong phú, không có kiểu trăm miếng như một ở nhà hàng. Và có một điều đặc biệt ở đây là dimsum hầu như sẽ luôn được bán cùng với nước sâm. Có nhiều loại nước sâm nhưng phổ biến nhất phải kể đến la hán quả. Có lẽ do dimsum khá béo nên người ta thường kèm theo nước sâm để "thanh lọc" bớt.
Một điều đặc biệt là hầu hết những hàng dimsum của người Hoa chính gốc hầu như không bao giờ phục vụ sau 11 hay 12 giờ trưa, đúng với nghĩa của điểm tâm chỉ để ăn sáng!
Bánh mì và cà phê
Nguồn ảnh: Thư Nguyễn.
Không chỉ ở Sài Gòn, bánh mì và cà phê có thể nói là cặp đôi quốc dân chỗ nào cũng có. Tuy nhiên bánh mì với cà phê ở Sài Gòn lại có hương vị rất khác, có gì đó mang tính vừa hiện đại vừa kinh điển, còn hơi hơi vội vã nữa. Bạn có thể mua những món này một cách "tốc độ" ở các xe cà phê take away và xe bánh mì ở khắp nơi trên Sài Gòn.
Xét về hương vị thì hai món này kết hợp với nhau cũng không có gì đáng kể, nhưng một bên là kinh điển của món ăn sáng, một bên là kinh điển của món uống sáng nên như lẽ tự nhiên là "dành cho nhau". Cứ như thế, bánh mì cùng cà phê đã trở thành một nét trong văn hóa ăn sáng của người Việt nói chung và người Sài Gòn nói riêng như vậy.
Theo Trí Thức Trẻ
Hít hà những tô cháo lòng lâu đời ở Sài Gòn, có nơi đã tồn tại gần cả thế kỉ Những quán cháo lòng này nổi tiếng với thực khách Sài Gòn nhờ độ lâu đời và hương vị đặc sắc khó quên. Cháo lòng là món ăn quen thuộc của người Sài Gòn, họ có thể hít hà tô cháo cho bữa sáng để chắc bụng hay những lúc xế chiều muốn tìm thứ gì đó để lót dạ. Tô cháo dân...