‘Địa chấn’ bầu cử Đức: Lần đầu tiên đảng cực hữu chiến thắng kể từ Thế chiến 2
Đảng cực hữu ‘Sự lựa chọn vì nước Đức’ (AfD) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại bang miền Đông Thuringia.
Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên một đảng cực hữu tại Đức giành chiến thắng tại một cuộc bầu cử cấp bang kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Đây cũng được xem là “đòn giáng mạnh” vào trung tâm chính trị của Đức, đặc biệt là đối với các đảng trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz.
Các lãnh đạo đảng cực hữu AfD ăn mừng chiến thắng. Ảnh: DW
Các cuộc thăm dò sau bỏ phiếu và kết quả kiểm phiếu một phần cho thấy, AfD đã giành chiến thắng ở bang Thuringia với tỷ lệ ủng hộ từ 32,8% đến 33,4%, bỏ xa Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu (CDU) ở vị trí thứ 2 với 23,8%. Trong khi đó, tại bang lân cận Sachsen, AfD cũng đang bám sát CDU, với tỷ lệ khá sít sao 31,5% so với 30,8%.
Ứng cử viên đảng AfD tại Thuringia Bjoern Hoecke cho biết: “Tôi nghĩ tâm trạng của cử tri rất rõ ràng. Mọi người muốn thay đổi ở Thuringia. Mọi người không muốn mọi thứ cứ tiếp diễn như trước, họ không muốn hệ thống đảng phái này tiếp tục tồn tại mà không mang lại sự thay đổi nào. Với những kết quả mạnh mẽ của AfD ở Thuringia, mọi người đã nói không với phi công nghiệp hóa ở Đức và ở Thuringia, cũng như nói không với một Thuringia và nước Đức đa văn hóa”.
Video đang HOT
Báo Politico bình luận chiến thắng của đảng cực hữu AfD “giáng đòn mạnh vào trung tâm chính trị của Đức, đặc biệt là đối với 3 đảng trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz. Liên minh cầm quyền của ông Olaf Scholz gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đều chứng kiến sự “mất mát” lớn ở cả hai bang. Đảng SPD dự báo sẽ chỉ có 6% số phiếu bầu ở Thuringia và 7% ở Sachsen. Đảng Xanh và FDP, hai đối tác trong liên minh cầm quyền hiện nay lại giành số phiếu thấp nhất tại bang Thuringia, khi cả hai đều không nhận được đủ ngưỡng 5% số phiếu ủng hộ, đồng nghĩa với việc sẽ phải rời khỏi Quốc hội.
Mặc dù vậy, cho đến nay, không có đảng nào tuyên bố sẽ đồng ý liên minh với AfD và tất nhiên điều này khiến cho đảng cực hữu khó có thể thành lập được chính quyền.
Ứng cử viên của CDU tại Thuringia Mario Voigt cho biết: “Tất nhiên chúng ta đã thấy số phiếu bầu cho AfD và đây cũng là kết quả của chính trị tồi tệ. Chúng tôi muốn đối mặt với điều này bằng những chính sách tốt và muốn đền đáp lòng tin của cử tri bằng một chính phủ tốt và hợp lý. Đó sẽ là công việc và mục tiêu của CDU như chúng tôi đã nói trước cuộc bầu cử: Chúng tôi sẽ không thành lập chính phủ với AfD”.
Tuy kết quả cuộc bầu cử địa phương lần này sẽ không gây ra nhiều xáo trộn cho chính trường Đức nhưng đây cũng sẽ là những “quả bom nổ chậm” và sẵn sàng phát nổ vào kỳ bầu cử Quốc hội Đức tiếp theo, dự kiến vào tháng 9/2025.
Đặc biệt ở Thuringia, với 1/3 số ghế trong cơ quan lập pháp bang, AfD có thể ngăn chặn một số quyết định như việc bổ nhiệm thẩm phán vào tòa án hiến pháp bang.
Ngoài ra, nếu kết quả bầu cử đúng như dự kiến trong các cuộc thăm dò thì những gì mà đảng cực hữu AfD, đạt được mang tính đột phá lịch sử, đưa đảng này trở thành lực lượng chính trị có vị thế và khả năng thách thức các đảng truyền thống đang liên minh nắm quyền tại Đức. Chưa kể đến, phe cực hữu sẽ coi đây là một chiến thắng và là bước đệm quan trọng trong việc lan rộng phong trào ủng hộ cực hữu tại Đức.
Đức cho phép Ukraine tấn công bên trong lãnh thổ Nga
Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức đã quyết định cho phép Ukraine tấn công vùng lãnh thổ Nga giáp khu vực Kharkov bằng vũ khí do Berlin cung cấp, nhằm ngăn chặn bước tiến của Moskva quanh thành phố này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN
"Cần phải làm gì đó với Kharkov để ngăn Nga sử dụng biên giới làm lá chắn bảo vệ", ông Scholz nói với các phóng viên trong cuộc họp báo được phát sóng trên kênh truyền hình Phoenix của Đức hôm 24/7.
Theo Thủ tướng Scholz, Đức cũng sẽ sớm tạo điều kiện viện trợ quân sự cho Ukraine thông qua các cơ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thành phố Wiesbaden của nước này.
"Tại Washington, NATO đã quyết định rằng việc phối hợp hành động của nhiều quốc gia sẽ không còn được thực hiện tại căn cứ Ramstein của Mỹ nữa, mà là tại các cơ sở của NATO mà không cần NATO phải làm gì cả. Điều này rất quan trọng", ông Scholz giải thích.
Ông Scholz cũng lên tiếng ủng hộ các sáng kiến hòa bình có sự tham gia của Nga. Ông tái khẳng định rằng Đức không có kế hoạch tham gia vào cuộc đối đầu trực tiếp với cường quốc Á - Âu này.
"Đức sẽ không điều quân đến Ukraine. Berlin sẽ không bắn hạ máy bay và tên lửa của Nga bằng phi công và máy bay chiến đấu Đức. Không, chúng tôi sẽ không làm điều đó và chúng tôi sẽ không cho phép vũ khí của mình tấn công sâu vào lãnh thổ Nga", ông Scholz nói thêm.
Cuối tháng 5, người phát ngôn Nội các Đức Wolfgang Buchner cũng đã xác nhận rằng Berlin sẽ cho phép Kiev sử dụng vũ khí do Đức cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga giáp với khu vực Kharkov.
Ông Buchner cam kết Berlin sẽ không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine mặc dù đã cung cấp vũ khí cho Kiev.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết Berlin và các đồng minh phương Tây nhất trí rằng Kiev có thể sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga ở gần Kharkov.
Tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho liên minh này sẽ thành lập một trung tâm chỉ huy NATO tại Wiesbaden để phối hợp đào tạo, viện trợ trang thiết bị cho Ukraine và hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài của lực lượng vũ trang Kiev.
Trong những tháng gần đây, giao tranh đã leo thang xung quanh thành phố Khakov khi Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga từ khu vực này. Moskva cam kết sẽ đáp trả các cuộc tấn công của Kiev.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng 5 cảnh báo các nước phương Tây cần hiểu rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga sẽ khiến xung đột leo thang và dẫn đến "hậu quả nghiêm trọng".
"Sự leo thang liên tục này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", Tổng thống Putin nói và nhấn mạnh đại diện của các nước NATO, đặc biệt là ở châu Âu, phải nhận thức được "họ đang chơi trò gì".
Ngoại trưởng Đức tuyên bố không ra tranh cử Thủ tướng Ngày 10/7, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố không có kế hoạch ra tranh cử Thủ tướng vào năm 2025. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 18/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo người đứng đầu ngành ngoại giao, bà sẽ không đại diện cho đảng Xanh trong cuộc bầu cử liên bang vào năm tới do...