Địa cầu có đại dương thứ sáu nhưng chẳng ai thấy được
Đội ngũ khoa học quốc tế đã tìm được chứng cứ cho thấy sự tồn tại của một khối lượng nước đáng kể ở giữa lớp manti trên và dưới trong lòng địa cầu, và cho rằng đó có thể được xem là đại dương thứ sáu.
Các lớp của trái đất AFP/GETTY
Từ lâu con người đều biết thế giới có 5 đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Tuy nhiên, báo cáo mới đăng trên chuyên san Nature Geoscience cho thấy sự tồn tại của đại dương thứ sáu, bao quanh địa cầu ở độ sâu khoảng 660 km, nằm giữa lớp manti trên và dưới của trái đất.
Video đang HOT
Lớp vỏ trái đất có độ sâu từ 8 – 40 km, trong khi lớp manti trên và dưới bao trùm ở độ sâu đến 4.670 km. Mặt đáy của lớp manti dưới hình thành nên ranh giới với lõi ngoài của địa cầu.
Giới địa chất học đang thu thập thêm các chứng cứ cho thấy có một khối lượng lớn của nước tồn tại bên trong lớp manti, được bao bọc trong những lớp khoáng chất xốp chứ không trải rộng thành một thể như các đại dương trên bề mặt trái đất.
Năm 2014, chuyên san Nature công bố báo cáo cho thấy cái gọi là “khu vực chuyển tiếp” giữa lớp manti trên và dưới có thể “ngậm” nước với tỷ lệ lên đến 1% so với tổng khối lượng của nó.
Năm 2017, một trong những nhà nghiên cứu thực hiện báo cáo tương tự và đăng trên chuyên san Science cho rằng khu vực chuyển tiếp có thể đang giữ khối lượng nước tương đương với toàn bộ các đại dương trên bề mặt gộp lại.
Nghiên cứu mới nhất đã phân tích một viên kim cương được khai thác ở mỏ Botswana. Kết quả cho thấy kim cương nhiều khả năng hình thành ở độ sâu 660 km, tương thích với vị trí của khu vực chuyển tiếp.
Thông qua viên kim cương này, các nhà khoa học cho rằng phạm vi của vùng chứa nước phải mở rộng hơn nữa, vào sâu bên dưới khu vực chuyển tiếp và tiến vào lớp manti dưới.
Những vụ tấn công của thiên thạch đã tạo ra các lục địa trái đất
Các lục địa trên trái đất đã hình thành trong thời gian địa cầu trải qua đợt dội bom dày đặc của nhiều thiên thạch khổng lồ cách đây khoảng 3,5 tỉ năm, theo báo cáo mới.
Mô phỏng một thiên thạch lao vào trái đất SHUTTERSTOCK
Trong một tỉ năm đầu tiên, trái đất hứng đòn tấn công liên tiếp từ các thiên thạch, và giai đoạn này đóng vai trò quyết định cho sự hình thành của các lục địa, trang Earth.com đưa tin.
Từ lâu các nhà nghiên cứu hoài nghi rằng những vụ va chạm với thiên thạch đã "nhào nặn" hình dạng của các lục địa trái đất như hiện nay. Tuy nhiên, họ hầu như chẳng có bằng chứng cho giả thuyết này.
Giờ đây, đội ngũ chuyên gia của Đại học Curtin (Úc) đã có thể giám định các thiên thạch cổ và phát hiện vai trò của chúng trong lịch sử hành tinh xanh, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
"Bằng việc kiểm tra các tinh thể nhỏ xíu của khoáng chất zircon trong đá ở Pilbara Craton, thạch quyển của vùng Pilbara thuộc Tây Úc, chúng tôi phát hiện chứng cứ về những vụ va chạm của các thiên thạch khổng lồ", chuyên gia Tim Johnson cho biết.
Trong lịch sử kéo dài 4,5 tỉ năm của trái đất, đất đai trên bề mặt vỡ ra, trôi dạt và hợp lại. Đây là kết quả của áp lực nhiệt độ đến từ những quy trình phóng xạ bên trong trái đất, đẩy các đĩa kiến tạo di chuyển. Tuy nhiên, vẫn có những mảng lớn và đặc biệt chắc chắn của vỏ trái đất duy trì sự ổn định bất chấp sự thử thách của thời gian. Chúng gọi là "craton".
Pilbara Craton đại diện cho tàn tích vỏ trái đất được bảo tồn tốt nhất hiện nay.
Chuyên gia Johnson khẳng định cuộc nghiên cứu của nhóm ông cung cấp chứng cứ vững chắc đầu tiên về các quy trình cho phép lục địa hình thành theo sau tác động đến từ các vụ va chạm của thiên thạch.
Sau khi giúp các lục địa tượng hình, một vụ tấn công tương tự đã xảy ra sau đó vài tỉ năm, dẫn đến xóa sổ các loài khủng long trên bề mặt địa cầu cách đây 65 triệu năm.
Lõi trái đất nguội nhanh hơn vẫn tưởng? Các nhà nghiên cứu cảnh báo lõi trái đất có lẽ đang nguội đi nhanh chóng, từ đó đẩy nhanh tiến độ khiến địa cầu chuyển sang giai đoạn không còn phù hợp cho con người tiếp tục sinh sống. Mô phỏng lõi của trái đất - SHUTTERSTOCK Trong báo cáo đăng trên chuyên san Earth and Planetary Science Letters, một nhóm các...