Địa bàn cấp độ dịch ở mức 1,2 cho học sinh đi học trực tiếp
Sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT vừa có văn bản yêu cầu: đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) tổ chức dạy học trực tiếp
Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn số 4726 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
Bộ GD-ĐT hướng dẫn về việc tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa phương – T.N
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vắc-xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.
Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,…cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; chỉ đạo các sở GDĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.
Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.
Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Bộ Y tế chưa quyết định loại vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào thực tế tình hình và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để quyết định tổ chức hình thức cho nghỉ học, hoặc dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học…; với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.
UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm vắc-xin phòng dịch cho người học theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14.10); triển khai thật tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của người học để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời; giao cho các cơ sở y tế địa phương phối hợp với các cơ sở giáo dục để lên các phương án phòng dịch và xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả.
Công văn kèm theo 2 phụ lục hướng dẫn cụ thể. Phụ lục 1 quy định về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên. Phụ lục này đưa ra các yêu cầu đối với cơ sở giáo dục trước khi đến trường, khi học sinh đến trường, khi học sinh kết thúc buổi học.
Phụ lục 2 quy định về an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm.
Học sinh quay lại trường: Nơi chờ vắc xin, nơi vừa chống dịch vừa học
Hiện nay, địa phương đông dân cư như Hà Nội chờ có vắc xin tiêm cho học sinh mới tính đến việc cho các em trở lại trường.
Chính phủ có yêu cầu tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch bệnh và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10 nhưng nhiều địa phương có nguy cơ với dịch bệnh đều nhận định tiêm vắc xin cho học sinh mới yên tâm mở cửa trường học, có nơi thì vừa chống dịch vừa mở cửa trường.
Học sinh Hà Nội vẫn học trực tuyến mỗi ngày - Ảnh: Đại Minh
Nói về vấn đề học sinh quay lại trường trong bối cảnh Hà Nội đã mở cửa nhiều loại hình dịch vụ, theo ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mê Linh (Hà Nội), ở những huyện vùng xanh nên tính toán cho học sinh đầu cấp, cuối cấp đi học trực tiếp.
Khi phụ huynh đã đi làm, không có người giám sát con học trực tuyến sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích. Ngoài ra, học sinh có thể lén truy cập các trang mạng có thông tin xấu, độc, hoặc chơi game trực tuyến. "Nếu đủ điều kiện thì cho học sinh quay lại trường là tốt nhất", ông Nguyễn Văn Hậu đề xuất.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, Hà Nội nên dần mở cửa trường học ở vùng xanh, đặc biệt cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 9 đến trường trước. Sau này, học sinh 12-17 tuổi được tiêm phòng, an toàn hơn sẽ tiếp tục đến trường.
Bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cho hay các trường học trên địa bàn đã sẵn sàng đón học sinh trở lại, hiện chỉ chờ quyết định của thành phố.
Trải qua nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, hiện nay, các trường đều có kinh nghiệm trong việc lên kịch bản, xử lý tình huống phát sinh khi học sinh học trực tiếp. Các trường được yêu cầu rà soát, ôn tập kiến thức dạy trực tuyến để giáo viên có kế hoạch dạy bù.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hà Nội, cho biết việc học sinh đến trường không chỉ là mong muốn của cá nhân ông mà còn của đông đảo người dân thành phố. "Hà Nội có tổng số 2,1 triệu học sinh, cộng với 900.000 trẻ em chưa đến tuổi đi học. Mở cửa trường học khi học sinh chưa được tiêm phòng sẽ không đảm bảo an toàn. Khi triển khai thực hiện mở cửa trường học, phụ huynh cũng rất lo lắng về điều này", ông Cương nói.
Tại TPHCM, sau khi Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, Sở GD-ĐT TP đã yêu cầu các địa phương rà soát, chuẩn bị sẵn sàng danh sách học sinh trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn, trước mắt là học sinh lớp 11 và lớp 12, đảm bảo đủ điều kiện triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay khi có thể.
Về việc cho học sinh quay lại trường, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết việc xây dựng phương án những vùng chuyển trạng thái sang vùng được đánh giá phù hợp để có thể dạy học trực tiếp ngay trong học kỳ I sẽ được thành phố tính toán kỹ lưỡng.
Nơi chưa có vắc xin cho học sinh vẫn mở cửa trường
Hiện nay, nhiều địa phương ở miền Bắc như Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh cũng đã cho học sinh quay lại trường trong khi chờ tiêm vắc xin.
Năm học 2021-2022, tỉnh Quảng Ninh đón trên 320.000 học sinh. Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỉnh đã dành trên 289 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp các phòng học; hỗ trợ 100% học phí theo mức thu học phí công lập cho trẻ mầm non và học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. Học sinh trên địa bàn tỉnh này đã quay lại trường từ hồi tháng 9.
Tỉnh Hải Dương cũng cho phép học sinh các khối lớp 1, lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 toàn tỉnh đến trường học từ ngày 15/9; yêu cầu chỉ thực hiện tổ chức dạy học 1 buổi/ngày (không tổ chức ăn bán trú), chưa tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống do các công ty phối hợp tổ chức trong nhà trường.
Điều kiện cho học sinh đi học trở lại là các cơ sở giáo dục được đánh giá là an toàn theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục.
Tỉnh Hưng Yên trong đợt dịch lần thứ 4 không có các ổ dịch phức tạp hay các ca bệnh trong cộng đồng, nhưng chỉ lớp 1 trên địa bàn tỉnh học trực tuyến kết hợp trực tiếp, học sinh các cấp còn lại đều học trực tuyến.
Tại Phú Thọ, ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho hay hiện có 46 học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 2 học sinh THPT, 39 em THCS, 5 em tiểu học.
Tính đến chiều 18/10, học sinh các trường thuộc thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và 15 trường thuộc huyện Thanh Thủy tạm dừng đến trường. Học sinh tại các huyện khác tiếp tục học trực tiếp. Sở GD-ĐT Phú Thọ sẽ đưa ra phương án tiếp theo sau khi truy vết những học sinh nghi mắc COVID-19.
Khánh Hòa công bố tiêu chí 'trường học an toàn' Tỉnh Khánh Hòa vừa công bố tiêu chí "trường học an toàn, được phép hoạt động" và điều kiện với giáo viên dạy học trực tiếp khi học sinh đi học tập trung tại trường, để đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch COVID-19. Học sinh thực hiện 5K để phòng, chống dịch COVID-19 trước Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, TP Nha...