Đi xem đá gà bị gà đá chết
Tai nạn đáng tiếc xảy đến vì món vũ khí chết người mà người ta “độ” vào chân gà.
Theo các trang tin địa phương của Ấn Độ: Ông Saripalli Venkateswara Rao, 55 tuổi, đã bị chảy máu đến chết sau khi bị gà chọi tấn công.
Cụ thể, một trong những con gà trống hung dữ, móng được “độ” thêm cựa sắt đã thoát khỏi tay chủ nhân và lao tới đá vào ngực của Rao. Vết thương quá nặng đã khiến ông này tử vong vì mất quá nhiều máu.
Dù bị cấm từ năm 1960, các dân chơi Ấn Độ vẫn lén lút tổ chức các giải đá gà ăn tiền
Được biết, vụ việc thương tâm diễn ra tại một ngôi làng thuộc thành phố Pragadavaram.
Nơi này thường xuyên tổ chức các giải đá gà trái phép, thu hút rất nhiều các con bạc đến để cá cược ăn tiền. Luật lệ khá đơn giản, để các cặp gà đá nhau đến chết, con nào còn sống là chiến thắng.
Video đang HOT
Dù đã bị cấm bởi Tòa án Tối cao Ấn Độ từ năm 1960, đá gà vẫn là trò chơi ăn sâu vào văn hóa cổ truyền ở vùng quê. Khi được hỏi vì sao lại đam mê bộ môn đẫm máu này, một dân chơi nói với 7 News:
“Đá gà thắng vài ván kiếm tiền ngang đi làm công cả năm, tội gì lại bỏ”.
Sở dĩ, lũ gà chọi trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết vì nhiều năm qua, các dân chơi đã tìm đủ mọi cách “độ” thêm cựa sắt sắc nhọn cho chúng. Một cú đá chí mạng có thể khiến con gà đối thủ bay đầu hoặc lòi ruột. Tóm lại là cực kỳ nguy hiểm.
Theo 7News/Helino
Đôi vợ chồng giúp đỡ hơn 1200 trẻ em mắc bệnh bạch cầu có cơ hội được điều trị
Điều quan trọng là ta biết tự mình đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Có vài người đã từ bỏ trước số phận, nhưng cũng có vài người tự đứng lên và tiến về phía trước.
Câu chuyện của vợ chồng Monica chính là minh chứng cho việc không bao giờ gục ngã trước nghịch cảnh.
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2011, khi Aaryan, con trai của vợ chồngMonica sốt cao. Sau nhiều lần chẩn đoán, các bác sỹ cho biết cậu bé đã mắc phải bệnh bạch cầu.
Dù rất sốc trước bệnh tình của con trai nhưng vợ chồng Monica đã chuẩn bị cho việc điều trị lâu dài phía trước. 'Vài tháng đầu điều trị là một quá trình khó khăn. Các phiên hóa trị thật dữ dội. Chúng tôi cũng biết được rằng cơ hội hồi phục của các bé dưới 14 tuổi là 90%.' - Monica cho hay.
Monica và con trai của mình, Aaryan.
Những con số thống kê đã mở mang tầm mắt cho vợ chồng Monica. Nếu họ bị ngạc nhiên trước những thông tin này, vậy những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ cảm thấy như thế nào? Và thế là, đôi vợ chồng quyết định thành lập tổ chức Leukemia Crusaders để nâng cao nhận thức cho người dân về căn bệnh này, đồng thời hỗ trợ tài chính cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu được chữa trị.
Kể từ tháng 11 năm 2013 cho đến nay, tổ chức này đã giúp đỡ 1240 trẻ em xuyên suốt 17 bang. 'Sự thiếu hụt tài chính không nên là lý do khiến một đứa trẻ không được chữa trị.' - Monica chia sẻ. Cô cũng cho biết rằng, chi phí của việc điều trị sẽ dao động khác nhau dựa vào các yếu tố như bệnh viện, căn bệnh mà trẻ em mắc phải và thời gian điều trị.
Những trẻ em mắc bệnh bạch cầu được tổ chức Leukemia Crusaders giúp đỡ.
Cho tới khi gia đình của bệnh nhân lo liệu được viện phí, thì tổ chức của Monica đã chi trả cho bệnh viện trong vòng một tháng. Đó là một cách hữu hiệu để đảm bảo quá trình điều trị tiếp tục được diễn ra.
Có nhiều phụ huynh đã không thể đưa con đi trị bệnh vì viện phí quá đắt đỏ, đó cũng chính là lúc mà tổ chức Leukemia Crusaders thực hiện nhiệm vụ của mình. Trung bình, tổ chức trả viện phí từ 30,000 đến 75,000 Rupees cho mỗi em, tùy theo tình trạng căn bệnh. Thường thì, tổ chức này sẽ trả tiền trực tiếp cho bệnh viện chứ không đưa gián tiếp cho gia đình của trẻ em mắc bệnh. Đến nay, Monica đã có mối liên hệ với hơn 40 bệnh viện xuyên suốt Ấn Độ.
Cuộc sống chưa bao giờ là một đường thẳng. Nó đều đem lại cho ta những thăng trầm và ngã rẽ. Điều quan trọng là ta biết tự mình đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Có vài người đã từ bỏ trước số phận, nhưng cũng có vài người tự đứng lên và tiến về phía trước. Câu chuyện của vợ chồng Monica chính là minh chứng cho việc không bao giờ gục ngã trước nghịch cảnh.
Nguồn: The Better India/baodatviet
Binh sĩ Ấn Độ, Pakistan sử dụng súng cối, hỏa lực mạnh giao tranh qua LoC Ngày 21/9, các binh sĩ Ấn Độ và Pakistan đã sử dụng hỏa lực mạnh và súng cối giao tranh trên đường Ranh giới Kiểm soát (LoC). Hai bên đã đấu súng, nhằm vào các vị trí của nhau ở Poonch và Rajouri, những huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam thành phố Srinagar, thủ phủ mùa Hè của khu vực Kashmir...