Đi xe Tết bị nhồi nhét, tăng giá, người dân gọi ngay số này
Việc nhồi nhét, tăng giá vé, khan hiếm vé… là những cơn “đau đầu” của người dân mỗi dịp về quê nghỉ Tết.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, hàng triệu người dân trên khắp cả nước lại chuẩn bị về quê để sum vầy bên gia đình, chính vì thế, nhu cầu về tàu, xe dịp này rất lớn.
Trước mỗi dịp lễ, Tết các nhà xe đều có kế hoạch tăng xe, tăng chuyến để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, có không ít các nhà xe lại lợi dụng dịp này để tăng giá vé, nhồi nhét khách nhằm thu lợi bất chính.
Người dân muốn phản ánh về lĩnh vực giao thông đường bộ, gọi tới đường dây nóng: 0915.90.8085 (Thanh tra- Tổng cục Đường bộ Việt Nam) hoặc 0962.665.953 (Thanh tra Bộ GTVT – Bộ Giao thông vận tải); lĩnh vực đường sắt, liên hệ Cục Đường sắt VN: 0865367565; lĩnh vực hàng không số: 0916.562.119.
Các nhà xe tăng giá vé ngày Tết có thể bị phạt tới 60 triệu đồng
Dưới đây là một số quy định về tàu, xe Tết 2019 ai cũng cần biết để bảo đảm quyền lợi của bản thân. Cụ thể:
Đối tượng được miễn giảm, giá vé tàu xe
Theo Điều 18 Nghị định 14/2015/NĐ-CP có 7 đối tượng được miễn, giảm vé tàu Tết 2019, gồm:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/08/1945;
Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng;
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Trong đó, việc miễn vé chỉ được áp dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi đi cùng người lớn. Trẻ em được miễn vé phải sử dụng chung chỗ của người lớn đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 02 trẻ em đi cùng.
Bên cạnh đó, người khuyết tật sẽ được giảm 25% giá vé xe khách theo tuyến cố định khi xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật theo Điều 12 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.
Video đang HOT
Tăng giá vé ngày Tết, nhà xe bị phạt tới 60 triệu đồng
Mỗi dịp nghỉ lễ, Tết, các nhà xe thường lợi dụng tình hình người về đông để tăng giá vé. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến nhưng ít khi người dân lên tiếng.
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT, đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải lập văn bản kê khai giá và gửi thông báo mức giá cước cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ít nhất 5 ngày làm việc trước khi thực hiện theo giá kê khai.
Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm vượt mức 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, nhà xe thực hiện kê khai lại giá. Nếu tổng điều chỉnh tăng, giảm trong phạm vi 3% thì không phải kê khai lại giá nhưng phải gửi thông báo về mức giá điều chỉnh cho cơ quan Nhà nước trước khi áp dụng giá mới.
Như vậy, các nhà xe phải thực hiện việc kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo mức giá đã kê khai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hành vi tăng giá vé xe dịp Tết có thể bị phạt tới 60 triệu đồng nếu:
Các nhà xe tăng giá dịch vụ vận tải hành khách cao hơn mức giá đã kê khai;
Tăng giá theo giá đã kê khai nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện kê khai lại mức giá
Đồng thời, số tiền thu lợi do hành vi tăng giá thu được bị tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước theo Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
Bắt khách dọc đường lái xe bị phạt 2 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe
Bắt khách dọc đường sẽ bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe. Ảnh: Báo Giao thông
Ngoài việc nhồi nhét, những ngày lễ, Tết, các nhà xe thường dừng dọc đường đón khách.
Việc dừng đón, trả khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón trả hoặc dừng đón, trả khách quá thời gian quy định có thể bị phạt đến 2 triệu đồng theo điểm đ khoản 5 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra, không chỉ có nhà xe bị phạt khi để xảy việc chèo kéo, bắt khách dọc đường mà lái xe cũng bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung: Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Nhồi nhét, chở quá số người quy định bị phạt tối đa 40 triệu đồng
Nhồi nhét, chở quá số người quy định bị phạt tối đa 40 triệu đồng. Ảnh: Tiền Phong
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, người vận tải, người lái xe khách không được chở người vượt quá số lượng. Do đó, nếu vi phạm quy định này, người lái xe khách sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa 40 triệu đồng.
Cụ thể:
Phạt từ 400 nghìn đồng – 600 nghìn đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô:
Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ;
Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ;
Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ;
Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.
Phạt tiền từ 1 triệu đồng – 2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm:
Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ;
Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ;
Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ;
Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.
Theo Danviet
Thừa Thiên Huế: Không dùng ngân sách để đi chúc Tết
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Theo đó, yêu cầu các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước quán triệt, thực hiện nghiêm việc không dùng ngân sách tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà đối với các lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp; không sử dụng phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, Lễ hội... Dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng của thiên tai.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế thực hiện chỉ đạo của các Bộ, ngành chủ quản, khẩn trương triển khai những nhiệm vụ cần thiết theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/12/2018 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các biện pháp đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thông tin tuyên truyền và kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các chợ, điểm mua bán, siêu thị...trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về đầu cơ, lợi dụng nhu cầu tăng cao trong dịp Lễ, Tết để tăng giá, thu lợi bất chính.
Ban chỉ đạo 389/TTH triển khai thực hiện Kế hoạch số 454/KH-BCĐ389 ngày 30/11/2018 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong Ban chỉ đạo để kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu.
Cục Quản lý thị trường tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/TTH; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng nhằm tăng giá để thu lợi bất chính.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường; rà soát, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu. Chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động tập trung nguồn lực để dự trữ và lưu thông hàng hóa phục vụ Lễ, Tết...
Sở GTVT tăng cường điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải...
Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn bảo đảm việc cung ứng dịch vụ thanh toán, hệ thống ATM/POS hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt; tăng cường các hoạt động thanh toán phục vụ sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; tổ chức các dịch vụ ngoại hối, thu đổi ngoại tệ phục vụ khách du lịch; tăng cường lực lượng bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn tại các kho tiền, điểm giao dịch của ngân hàng, các máy ATM...
TÙNG ANH
Theo tuoitrethudo
Gần 70 hecta dưa hấu bán Tết chìm trong nước sau bão Pabuk Nông dân Cà Mau đang điêu đứng khi các ruộng dưa hấu chìm sâu trong nước 40-50 cm, mỗi hộ lỗ hàng chục triệu đồng. Xã Lý Văn Lâm nhiều năm qua được xem là "thủ phủ" hoa màu ở TP.Cà Mau, cũng là nơi cung ứng dưa hấu cho thị trường Tết lớn nhất của tỉnh này. Thế nhưng, chỉ sau đêm...