Đi xe số sàn, nên đạp côn hay phanh trước để giảm tốc độ?
Khi được học lái xe, đa số các thày đều dạy “côn phanh dừng lại”, có nghĩa khi muốn dừng xe thì đạp côn trước, sau đó đạp phanh để đỡ chết máy. Thế nhưng trên thực tế thì cách xử lý lại khác.
Khi đi xe số sàn, thao tác của chân ga, côn và phanh được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, nhịp nhàng. Điều này giúp nhiều người cảm thấy lái xe số sàn có phần phấn khích hơn so với số tự động.
Nhiều tài xế cho rằng lái xe số sàn phấn khích hơn so với xe số tự động.
Việc giảm tốc độ, dừng xe của xe số sàn cũng cần phải kết hợp giữa cả chân côn và phanh. Có người sử dụng côn trước rồi phanh, cũng có người thực hiện ngược lại. Vậy, sử dụng côn trước hay phanh trước?
Câu trả lời là phanh trước.
Theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi lái xe trên đường thì bao giờ cũng phải ưu tiên phanh trước còn chân côn chỉ hỗ trợ để về số thấp tạo phanh động cơ hoặc kiểm soát tránh chết máy khi đi tốc độ rất thấp (giống như trong bãi tập xe).
Đối với xe số sàn, động tác đạp côn sẽ làm cắt ly hợp, chiếc xe sẽ trôi theo quán tính. Do đó, việc cắt côn trước sẽ làm tăng quãng đường và thời gian phanh, chiếc xe không thể dừng ngay được, gây nguy hiểm trong một số tình huống cần dừng khẩn cấp.
Video đang HOT
Khi ở tốc độ cao muốn giảm tốc độ hoặc xuống dốc thì lái xe cần chuyển về số thấp hơn để lợi dụng lực hãm của động cơ. Nếu chỉ sử dụng phanh và cắt côn còn gây nóng phanh, mòn phanh nhanh và trường hợp dùng liên tục có thể dẫn đến mất phanh, rất nguy hiểm.
Đi xe số sàn, nên đạp côn hay phanh trước để giảm tốc độ?
Những lái mới, ít kinh nghiệm lái xe thường rất hay xử lý đạp côn trước rồi mới phanh. Điều này một phần vì tâm lý sợ chết máy, phần vì thói quen được “luyện” trong quá trình học lái xe sa hình chủ yếu đi rất chậm và sử dụng số thấp, khi đó buộc phải đạp côn khi phanh để tránh chế máy.
Tuy vậy, điều này không cần thiết trong thực tế. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, lái xe số sàn cần hạn chế thói quen ra vào côn liên tục sẽ gây mòn côn. Chỉ áp dụng chân côn khi vào số hoặc khi xe sắp dừng hẳn để tránh chết máy hoặc máy giật cục, gây khó chịu cho người ngồi trên xe.
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu ai vẫn quen côn rồi mới phanh thì cần phải tập làm quen lại để giúp việc lái xe được an toàn hơn. Hãy để xe lăn bánh và phanh cho tới khi có hiện tượng rung rung xe, khi đó mới đạp côn. Sau nhiều lần, tài xế sẽ biết chính xác nên áp dụng côn khi nào để không sớm quá.
Kinh nghiệm lái xe số sàn không để bị chết máy giữa đường
Các tài xế nên bỏ túi kinh nghiệm lái xe số sàn sau đây để tránh những tình huống chết máy xe giữa đường.
Nhiều tay lái mới chưa quen phối hợp nhịp nhàng chân côn, chân ga của xe ôtô số sàn nên thường bị chết máy xe khi đang di chuyển. Để tránh những tình huống bất ngờ gây mất an toàn khi tham gia giao thông, các tài xế nên nắm vững những kinh nghiệm lái xe số sàn sau đây.
Khi xe dừng
Khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Còn trong trường hợp xe đang đi ở đường tắc thì đừng chuyển sang số 2 ngay, mà hãy rà côn để giảm tốc và tránh việc xe bị chết máy. Ngược lại, nếu đường thông thoáng và xe có thể di chuyển dễ dàng thì tài xế nên chuyển sang số 2.
Đáng chú ý, tài xế nên chuyển số theo lần lượt các cấp từ 1 - 2 - 3 - 4 - 5, đừng tăng số theo kiểu "nhảy cóc", vì việc này sẽ khiến xe không đủ lực kéo, bị giật và mất an toàn.
Còn khi xe đi chậm thì người lái xe cần chuyển về số thấp hơn để đảm bảo lực kéo. Nếu làm ngược lại có thể khiến xe bị rung lên khi tăng ga.
Kinh nghiệm lái xe đầu tiên mà các tài xế cần nắm vững chính là khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Ảnh minh họa
Khi xe đi chậm
Nếu xe đang đi với tốc độ từ 5-10km/h, người lái xe có thể sử dụng số 2, nhưng nếu phải leo dốc, người lái cần tăng ga để đồng tốc máy rồi mới nhả côn.
Kho xe đang ở số 1 và số 2, hãy phối hợp đều chân côn với chân ga để tránh bị giật hoặc chết máy, cũng không được kéo dài và lạm dụng rà côn quá đà. Khi thấy xe đủ điều kiện thì hãy chuyển sang số 3.
Một lưu ý nữa là khiến xe dễ chết máy chính là đạp phanh mạnh khi xe đi chậm. Vì thế, tài xế chỉ nên phanh nhẹ nhàng đến khi đạt được vận tốc an toàn mới nên cắt côn. Tuy nhiên, việc này cũng cần dựa trên tình hình thực thế, nếu ở trường hợp khẩn cấp thì không nên cắt côn.
Khi xe đi ở số 3
Ở số 3, xe ít bị tắt máy hơn nên ở những tình huống cần phải giảm tốc, tài xế nên đạp phanh từ từ rồi cắt côn để về số thấp hơn. Việc đạp phanh trước khi cắt côn sẽ đảm bảo an toàn hơn và giúp xe không bị chết máy.
Khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Ảnh minh họa
Khi xe leo dốc
Nếu xe đang đi ngang dốc, tài xế nên đạp chân phanh và nhả côn từ từ. Nếu thấy xe và vô lăng rung lên thì tài xế nên giữ nguyên chân côn sau đó nhả nhẹ chân phanh. Tài xế cần lưu ý không nên nhả phanh và chân ga ra ngay lập tức vì xe sẽ dễ bị chết máy.
Khi xe vào cua
Khi xe vào cua với vận tốc dưới 50km/h trở xuống thì tài xế nên đạp côn trước rồi mới đạp phanh. Khi thoát khỏi cua mà xe giảm tốc độ nhiều thì người lái xe nên về số, còn xe chạy nhanh thì vẫn tiếp tục tăng ga.
Nếu vào cua ở những đoạn đường cong thì tài xế không nên đạp côn khiến xe mất thăng bằng, không bám đường và dễ mất lái. Người lái xe cũng nên chú ý tuyệt đối không về số khi ôm cua, đợi khi cua xong mới trả về số lại.
Những gợi ý đơn giản nhưng hữu ích cho các tài xế mới lái Những tài xế mới hoặc lâu không có điều kiện vận hành xe ô tô khi tiếp xúc lại đôi khi có thể cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân; Và dưới đây là những gợi ý giúp bạn cầm lái tự tin và an toàn hơn khi lái xe. Những tài xế mới hoặc lâu không...