Đi xe không “chính chủ” sẽ bị phạt từ 1/1/2017?
Nhiều bạn đọc lo lắng trước thông tin người đi xe không “chính chủ” sẽ bị xử phạt kể từ ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, theo luật sư thì thông tin này chưa được hiểu chính xác.
Trong chương trình “Ba phút cùng luật sư” kỳ này của báo Dân trí, luật sư Nguyễn Đức Chánh, cộng tác viên thư viện pháp luật, sẽ tư vấn cho bạn đọc rõ hơn về vấn đề này.
Hiện có nhiều bạn đọc thắc mắc là có phải kể từ ngày 1/1/2017 tới điều khiển xe không “chính chủ” sẽ bị phạt hành chính hay không? Mong luật sư giải đáp cho bạn đọc hiểu rõ quy định này.
Thời gian vừa qua dư luận một lần nữa xôn xao chuyện phạt vi phạm liên quan đế xe không “chính chủ”. Tuy nhiên, đây không phải là quy định mới là đã được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định 34/2010/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Như vậy, quy định này áp dụng đối tượng là chủ phương tiện khi “mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản” mà không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định, chứ không phải là “người điều khiển phương tiện”.
Theo luật sư Chánh, quy định này áp dụng đối tượng là chủ phương tiện khi “mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản” mà không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định, chứ không phải là “người điều khiển phương tiện”.
Video đang HOT
Như vậy, những trường hợp người điều khiển phương tiện xe của người thân, bạn bè hay mượn xe của người khác có bị phạt về lỗi này không thưa luật sư?
Tôi khẳng định là không có quy định nào xử phạt các trường hợp bạn nêu trên. Vì việc mượn, thuê xe… là quan hệ dân sự, không phát sinh thủ tục hành chính hay trách nhiệm hành chính trong các trường hợp này.
Do đó, trường hợp bạn bè mượn xe của nhau, vợ chồng đi xe của nhau, con cái lấy xe cha, mẹ để tham gia giao thông thì không vi phạm lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định” theo Điều 30 của Nghị định 46 năm 2016 của Chính phủ.
Vậy CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện đang lưu thông để kiểm tra xem xe có vi phạm việc sang tên đổi chủ không, thưa luật sư?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong 5 trường hợp như: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền; Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông….
Như vậy, canh sat giao thông không được phép dừng xe chỉ để kiểm tra lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định”. Mà chỉ có thể tiến hành xử lý lỗi vi phạm này trong quá trình giải quyết các lỗi vi phạm giao thông, hay qua công tác quản lý hồ sơ mà phát hiện.
Vâng, xin cảm ơn luật sư Nguyễn Đức Chánh và Thư viện Pháp luật đã hỗ trợ thực hiện chương trình này!
Tùng Nguyên – Phạm Nguyễn – Thiên Thanh (thực hiện)
Theo Dantri
9 lỗi vi phạm giao thông xử phạt từ 1/1/2017
Từ ngày 1/1/2017, sẽ có 9 lỗi vi phạm giao thông chính thức được đưa vào xử phạt, trong đó có những lỗi rất phổ biến và quen thuộc như không làm thủ tục sang tên chính chủ, đi ô tô nghe điện thoại hay không thắt dây an toàn.
Theo nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, những vi phạm sau sẽ bị xử phạt từ 1/1/2017:
Phạt 100.000-200.000 đồng: Với hành vi không làm thủ tục sang tên xe chính chủ khi mua, được cho, tặng, phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy; người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy...
Phạt 600.000-800.000 đồng: Với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
CSGT ra quân xử phạt xe quá khổ, quá tải
Phạt 2.000.000-3.000.000 đồng: Với người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở khách) mà tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Phạt 5.000.000-7.000.000 đồng: Với người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe chở khách) mà tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở khách) mà có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá quy định trong giấy phép lưu hành.
Phạt 7.000.000-8.000.000 đồng: Với người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở khách) mà tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng mức phạt.
Phạt 14.000.000-16.000.000 đồng: Với người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe chở khách) mà tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng bị phạt.
Phạt 2.000.000-3.000.000 đồng với cá nhân, phạt 4.000.000-6.000.000 đồng với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải khi sử dụng xe taxi chở khách không có hộp đèn taxi hoặc có nhưng không có tác dụng, không gắn cố định trên nóc xe; không lắp đồng hồ tính cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn được kết nối với đồng hồ tính tiền cước.
(Theo Vietnamnet)
Mua smartphone cho CSGT truy xe chính chủ: Tiền đâu? Đó là câu hỏi PV đặt ra khi trao đổi với Đại tá Đào Thanh Hải, Phó GĐ Công an TP.Hà Nội. CSGT lập biên bản trường hợp người đi xe máy vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Tạ Tôn Đó là câu hỏi Báo Giao thông đặt ra khi trao đổi với Đại tá Đào Thanh...