Đi xe “độ” bị xử phạt như thế nào?
Thú chơi “độ” xe đang vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông, có thể bị xử phạt nếu đi ngoài đường.
Kính gửi báo Đời sống & Pháp luật!
Cho em hỏi: Đi xe Cup “độ” có bị công an giao thông thu xe không? và nguyên nhân là gì?
Tuyenpro237@
Đi xe “độ” bị xử phạt như thế nào?
Xin được tư vấn cho bạn như sau:
Theo suy nghĩ của nhiều người, khi tham gia “độ” xe là để mình có thể nổi bật trước đám đông. Vì vậy, họ không ngại thay đổi hình dạng chiếc xe so với nguyên bản để có thể chứng minh sự khác biệt đó, như thay pô xe cỡ lớn để xe có thể “rít” lên những âm thanh như phản lực mỗi khi tăng tốc, hay lắp má phanh đĩa bán kính lớn, thay giảm xóc để nâng yên…
Tuy nhiên, những việc này lại vi phạm vào những quy định của Luật Giao thông, khi chủ nhân thay đổi hình dạng, kết cấu ban đầu của xe, màu sắc của xe…
Đặc biệt, với việc thay đổi kết cấu của máy, “độ” công suất máy là điều trong Luật Giao thông đã quy định rõ “chủ xe không được phép tự thay đổi kết cấu tổng thành khác với thiết kế mà nhà sản xuất đưa ra”.
Bên cạnh đó, việc “độ” xe cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, có thể xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào, bởi trên thực tế, việc “độ” xe thường do thợ thực hiện bằng kinh nghiệm riêng chứ không phải bằng kiến thức bài bản, nên nhiều khi lắp ráp không đúng “chuẩn”, dẫn tới trường hợp xe đang chạy trên đường bị trục trặc, thậm chí, gây tai nạn cho chủ phương tiện.
Căn cứ:
Video đang HOT
Điều 55 – Luật giao thông đường bộ 2008. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi độ xe được quy định như sau:
Điều 30 – Nghị định 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm b, Điểm c Khoản 2. Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đi xe không có bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi bị kiểm tra giấy tờ, không mang theo hoặc không có bảo hiểm còn hiệu lực thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Xử phạt vi phạm giao thông: Điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định: "Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới."
Theo đó, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, từ giữa tháng 4-2009, CSGT phạt ô tô và xe máy không có giấy chứng nhận bảo hiểm. Do vậy, khi kiểm tra giấy tờ đối với người đi xe máy, ngoài bằng lái xe và giấy đăng ký xe, CSGT còn yêu cầu trình thêm giấy bảo hiểm xe nữa.
Theo Nghị Định 171/2013/NĐ-CP, việc không mang theo Giấy chứng nhân bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị xử phạt hành chính vì hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
Đi xe không có bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền??
Mức phạt không có bảo hiểm xe máy
Điểm a, Khoản 2, Điều 21 quy định như sau: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Mức phạt không có bảo hiểm xe ô tô
Điểm b, Khoản 4, Điều 21 quy định như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ giúp bạn được nhận bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm khi chẳng may bạn gặp tai nạn và bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản. Vì vậy, bạn nên mua bảo hiểm xe máy từ các doanh nghiệp bảo hiểm để chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ và được hỗ trợ tài chính trong trường hợp bạn bị tai nạn.
Luật Gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trùm ma túy Tàng Keangnam bị bắt giữ như thế nào? Chiếc xe vận chuyển 256 bánh heroin chưa kịp nổ máy, chiến sĩ cảnh sát C47 bất ngờ xuất hiện trong sự ngỡ ngàng của trùm ma túy Tàng Keangnam. Thói chơi ngông của Tàng Keangnam Giữa khu vực huyện miền núi Vân Hồ, tỉnh Sơn La bỗng xuất hiện một ngôi biệt thự sang trọng lấy khuôn mẫu của tòa nhà Keangnam...