‘Đi xe đạp ở Hà Nội nhanh hơn ô tô’
“Đi xe đạp ở Hà Nội vào giờ cao điểm không chậm hơn xe máy và nhanh hơn ô tô. Tuy nhiên, người dân cần lựa chọn chuyến đi cho phù hợp”.
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết như vậy tại Hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội sáng qua.
Giảm ùn tắc bằng xe đạp?
Ông Hùng cho biết, hàng ngày ông đi làm bằng xe đạp. Ông cũng khuyến khích vợ con và nhân viên đi xe đạp.
Con trai ông hàng ngày đi học bằng xe đạp.
“Tôi đi làm bằng xe đạp và thấy bình thường. Chỉ khi tôi đến các cơ quan của Chính phủ thì bị mọi người nhìn bằng ánh mắt rất lạ, nhưng không sao cả”, ông Hùng cho hay.
Người đi xe đạp ở Hà Nội và TP.HCM còn rất hạn chế.
Theo ông Hùng, nếu xe đạp được tổ chức khoa học, kết nối hiệu quả với hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt sẽ góp phần giảm thiểu xe cá nhân, giảm ùn tắc và cải thiện môi trường tại các thành phố lớn.
Thực tế tai Hà Nội hiện nay, ông Hùng cho rằng đa số những người đi xe đạp xem đây hình thức tập thể thao, đi phượt… chứ rất ít người sử dụng làm phương tiện đi làm hàng ngày. Trong khi theo tính toán, hiện nay tại các thành phố có khoảng 40-45% số chuyến đi hoàn toàn có thể đi xe đạp ở cự ly 4km.
Ông Hùng cho rằng cần khuyến khích người dân đi xe đạp trong điều kiện các chuyến đi phù hợp. Các đối tượng cần khuyến khích trước tiên là khách du lịch, học sinh, sinh viên và công nhân.
Video đang HOT
Đề nghị cho phép đi xe đạp ở phố đi bộ
Ông Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông lại cho rằng: Xe đạp đi chung dòng xe máy tai nạn giao thông rất dễ xảy ra, bởi đường dành cho xe đạp quá hẹp.
Xe đạp chỉ phù hợp với cự ly 5km trở lại, nó tạo ra hiệu quả nếu được kết nối tốt với phương tiện công cộng. Nói đúng hơn xe đạp chỉ là phương tiện phụ trợ, kết nối giao thông công cộng trong tương lai. Khi hạ tầng giao thông công cộng đã hoàn thiện hơn, có tàu điện, xe buýt nhanh phát triển thì mới có thể tính tới việc sử dụng xe đạp để tham gia giao thông thường xuyên.
Xe đạp chỉ được xem là phương tiện kết nối vận tải công cộng.
Đồng quan điểm, ông Vũ Hồng Trường, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho rằng: Giao thông ở Hà Nội không có đường dành cho xe đạp nên phải cân nhắc sử dụng xe đạp vào thời điểm nào, sử dụng ở đâu, nếu sử dụng ồ ạt sẽ dẫn tới ùn tắc hơn.
Theo ông Trường, chỉ nên khuyến khích đi xe đạp nhằm chuyển đổi phương thức đi từ phương tiện cá nhân sang vận tải công cộng để không làm phát sinh thêm chuyến đi không cần thiết.
Ông Hùng nói rõ, xe đạp chính là giải pháp kết nối hữu hiệu giữa các điểm trung chuyển, các bến xe, nhà ga trong thành phố.
Do vậy, trong quá trình quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông công cộng, các thành phố nên tính toán, đưa phương tiện xe đạp công cộng trở thành giải pháp kết nối giao thông, giảm phương tiện cơ giới cá nhân.
Để Đề án khuyến khích xe đạp công cộng có chỗ đứng, ông Hùng cho biết, Ủy ban ATGT Quốc gia đã đề nghị Sở GTVT Hà Nội báo cáo UBND TP cho phép xe đạp đi vào các tuyến phố đi bộ, đồng thời xem xét những đoạn tuyến phố mật độ giao thông cao tốc độ không quá 30km/h thì xe đạp và các xe khác tham gia lưu thông bình thường mà không cần phải phân làn.
Theo Vietnamnet
"Có vẻ như đi xe đạp ở Việt Nam dễ bị... ghẻ lạnh"
"Ở Việt Nam, có vẻ như chúng ta đang coi việc sở hữu chiếc ô tô là thể hiện sự giàu có, tư tưởng đi xe đạp chỉ có người nghèo, đi xe đạp dễ bị ghẻ lạnh và cố tìm kiếm chiếc ô tô để thay đổi hình ảnh của mình. Trong khi đó, ở châu Âu họ đi ô tô nhưng tìm về với xe đạp".
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho biết như vậy tại Hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội, sáng 28/9.
Tham vọng giảm ùn tắc giao thông bằng xe đạp?
Theo ông Hùng, xe đạp là phương thức đi lại nhiều lợi ích, xe đạp không tạo ra khí thải, bởi vậy xe đạp là một trong những phương thức vận tải xanh sạch, thân thiện với môi trường. Xe đạp được tổ chức khoa học, kết nối hiệu quả với hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện môi trường giao thông và nâng cao an toàn giao thông tại các thành phố lớn.
Tại Hà Nội hiện nay, những người đang sử dụng xe đạp chỉ để ăn chơi, sử dụng để đi thể thao, đi phượt, nhưng việc sử dụng xe đạp để đi làm và tham gia giao thông thường xuyên thì không có. Ông Hùng cho rằng, đối tượng nên sử dụng xe đạp là khách du lịch, công nhân, học sinh sinh viên.
Hội thảo khuyến khích sử dụng xe đạp tại Hà Nội sáng 28/9
"Ở Việt Nam, có vẻ như chúng ta đang xem hình ảnh chiếc ô tô là biểu tượng của sự thịnh vượng, việc sở hữu chiếc ô tô là thể hiện sự giàu có. Ở Việt Nam, tư tưởng đi xe đạp chỉ có người nghèo, đi xe đạp dễ bị ghẻ lạnh và cố tìm kiếm chiếc ô tô để thay đổi hình ảnh của mình.
Tuy nhiên, ở nhiều thành phố châu Âu như London (Anh), Paris (Pháp), Copenhagen (Đan Mạch)... người ta đang đi ô tô và họ quay trở lại tìm kiếm xe đạp, đi xe đạp. Mong phục hưng xe đạp, họ coi việc phát triển mạng lưới xe đạp như một giải pháp cho vấn nạn ách tắc giao thông tại các đô thị, mặc dù đang sở hữu hệ thống tàu điện ngầm thuộc loại tốt nhất thế giới." - ông Hùng nói.
Chia sẻ về phương tiện mình sử dụng, ông Hùng cho biết mình đi xe đạp đi làm. "Tôi vẫn đi làm bằng xe đạp và thấy hoàn toàn bình thường, chỉ khi tôi đến các cơ quan của Chính phủ thì họ nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ, nhưng không sao cả, tôi vẫn sử dụng xe đạp thường xuyên để đi lại" - ông Hùng thông tin.
Xe đạp chỉ là "gia vị" giao thông
Ông Vũ Hồng Trường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - cho biết: Chúng ta nên quan niệm xe đạp chỉ là "gia vị" của món ăn giao thông công cộng, gia vị chỉ vừa phải thôi, chứ sử dụng nhiều là không hợp lí.
Học sinh hiện nay cũng thường chuyển sang đi xe đạp điện (ảnh minh họa: Quang Phong)
"Giao thông ở Hà Nội không có đường dành cho xe đạp nên phải cân nhắc sử dụng xe đạp vào thời điểm nào, sử dụng ở đâu, nếu sử dụng ồ ạt sẽ dẫn tới ùn tắc hơn. Chỉ nên khuyến khích đi xe đạp nhằm chuyển đổi phương thức đi lại để không làm phát sinh thêm chuyến đi không cần thiết." - ông Trường dự báo.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia độc lập về giao thông vận tải - cho rằng việc sử dụng xe đạp tham gia giao thông là khó khả thi.
"Hiện nay một số ít sử dụng xe đạp nếu có cũng chỉ là dân văn phòng có đời sống cao, còn lại 60-70% người dân họ sử dụng xe máy để lao động sản xuất. Người ta không thể đi xe đạp từ ngoại thành vào nội thành để làm việc, không thể sử dụng xe đạp như loại phương tiện chính để đi lại" - ông Thủy nhấn mạnh.
Theo ông Thủy, sớm nhất cũng phải tới năm 2025 - 2030 - khi hạ tầng giao thông công cộng đã hoàn thiện hơn, có tàu điện, xe buýt nhanh phát triển thì mới có thể tính tới việc sử dụng xe đạp để tham gia giao thông thường xuyên.
Hạn chế xe máy tại Hà Nội
Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng đó là Đề án đúng đắn, tham gia giao thông không nhất thiết phải đi xe máy trong từng chuyến đi.
Tuy nhiên, ông Hùng mong muốn chính quyền Hà Nội cần có những cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vận dụng quyết định nhằm tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Với những khu vực mật độ giao thông lớn thì quy định vận tốc tối đa là 30km, lúc này xe máy và xe đạp đều có thể tham gia giao thông một cách ôn hòa và đảm bảo an toàn giao thông.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ cháu bé bị tôn cứa cổ tử vong Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo cac cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ vụ em bé tử vong vì đâm vào xe xích lô chở tôn chiều 23/9, đồng thời xử lý nghiêm tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, trật tự giao thông dẫn tới tai...