Đi xe chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền?
Quy định giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy là như thế nào? Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt bao tiền?
Xử phạt vi phạm giao thông: Ngày 23/4/2015 tôi có chở hàng, xe xếp hàng so với giá hàng là: Mỗi bên so với giá hàng là 15cm, phía sau 20cm, cao so với mặt đường là 1,7m.
Theo Khoản 4 Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT, quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ cho các loại phương tiện chở hàng hóa lưu thông trên đường. Cụ thể như: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 m, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 m. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 m.
So sánh thì tôi thấy xe tôi chở hàng như vậy vẫn đúng luật. Vậy mà mấy đồng chí công an bảo xe tôi chở cồng kềnh, vi phạm. Tôi nói xe tôi chở hàng đúng quy định theo nghị định trên, thì đồng chí công an nói chẳng có quy định nào về giá hàng.
Cho tôi hỏi giá hàng như thế nào là đúng quy định?. Như giá hàng của tôi là mỗi bên rộng 10cm so với yên xe, phía sau so với đuôi xe là dài hơn 10cm
Mong được giúp đỡ!
Video đang HOT
Đi xe chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền? Xin tư vấn cho bạn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi lưu thông trên đường: “Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe”.
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 (được sửa đổi bởi Thông tư 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/2/2011 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 của Bộ GTVT) quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ: “Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe; không được vượt quá 0,4m về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe quá 1,0 mét.”
Vậy, kích thước hàng hóa, hành lý được phép xếp trên xe mô tô, xe gắn máy được quy định như sau: Xe môtô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 m, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 m. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2 m.
Giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy chính là cái tay nắm đuôi xe, được tính từ mép tay nắm 2 bên hông.
Như vậy, khi người điều khiển xe máy vượt quá giới hạn xếp hàng hóa trên xe như quy định trên thì theo cách nói thông thường, người điều khiển xe đã chở hàng cồng kềnh, còn theo vi phạm xử phạt của lực lượng chức năng thì lỗi đó là “xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định”.
Theo quy định tại khoản 4 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Luật Gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đi vệ sinh phát hiện con trai chết ngay cửa nhà tắm
Từ trước tết đến nay anh C. bắt đầu nghiện các trò chơi trên mạng và bao nhiêu tiền bạc, thời gian rảnh đều nướng vào các trận game.
Khoảng 2h sáng ngày 29/4 cha nạn nhân chết trong tư thế treo cổ đã vô cùng hốt hoảng khi phát hiện con trai cả của mình đã chết.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ việc
Theo thông tin, vào thời điểm trên ông Ngô Xuân H. ngụ tổ 32B, kp3, P. Long Bình Tân, Tp. Biên Hoà, Đồng Nai khi tỉnh dậy để đi vệ sinh thì phát hiện anh Ngô Văn C. (23 tuổi, con đầu ông H.) đã chết trong tư thế treo cổ ở trước cửa nhà tắm.
Theo lời người dân và người nhà thì nạn nhân C. vừa đi bộ đội về từ cuối năm ngoái và đang theo học lái xe, anh C. là người hiền lành ngoan ngoãn chỉ có điều anh C. bị nghiện game. Ngoài thời gian lo học ra thì từ đi đi bộ đội về anh C. bắt đầu nghiện các trò chơi trên mạng và bao nhiêu tiền bạc, thời gian rảnh đều nướng vào các trận game. Cha mẹ, lối xóm cũng khuyên răn nhiều nhưng anh C. vẫn chưa bỏ được game, tối ngày trước khi xảy ra chuyện anh C. cũng có chơi game về và cha mẹ cũng có đôi lời khuyên răn.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Dừng, đỗ xe không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Theo quy định của pháp luật những hành vi dừng, đỗ xe nào không được phép và mức xử phạt là bao nhiêu? Trong lúc mình đi ăn cơm trưa có đậu ô tô trên vẻ hè. Vậy, xin cho mình hỏi lỗi của mình bị phạt bao nhiêu tiền?! Dừng, đỗ xe không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Xin...