Đi vệ sinh cần tránh làm 4 việc này để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Chuyện đi vệ sinh tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không chú ý thì bạn hoàn toàn có thể mắc phải những sai lầm gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe của mình.
Đọc báo, xem điện thoại
Trong cuộc sống thường ngày, nhiều người hay có thói quen vào nhà vệ sinh đi đại tiện là ngồi lì hàng giờ đồng hồ để đọc báo, chơi điện thoại… Chính thời gian ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ làm quá trình tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, gây giãn nở mạch máu và nổi mụn nhọt. Theo thời gian, cứ giữ thói quen này thường xuyên thì bạn còn có thể bị táo bón, nghiêm trọng hơn là mắc bệnh ung thư đường ruột.
Bên cạnh đó, khi ngồi quá lâu trên bồn cầu thì não bộ của bạn cũng có thể bị thiếu máu tạm thời. Nếu đứng dậy đột ngột thì bạn sẽ gặp phải hiện tượng choáng váng, hoa mắt.
Lau chùi nhiều lần sau khi đại tiện
Sau khi đi đại tiện, nếu bạn chà xát quá mạnh tay và liên tục ở vùng hậu môn thì nó có thể gây kích ứng vùng da này, từ đó kéo theo những vết trầy xước, viêm nhiễm vùng kín… Ngoài ra, loại giấy vệ sinh bạn sử dụng cũng chưa chắc là loại chất lượng nên nếu không chú ý khi mua thì nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là vùng hậu môn của bạn.
Video đang HOT
Dùng quá sức khi đại tiện
Việc dùng quá sức khi đi đại tiện có thể làm tăng nguy cơ đột tử rất cao. Do lúc này, cơ ở thành bụng và cơ hoành bị co thắt dữ dội nên khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp dồn lên não, cơ tim tiêu hao oxy sẽ gây đau tim, loạn nhịp tim… nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng đột tử.
Đi đại tiện xong đứng dậy luôn
Với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, thần kinh thì việc đứng dậy ngay sau khi ngồi bồn cầu lâu có thể gây ra hiện tượng thiếu máu não tạm thời, kéo theo tình trạng choáng váng, hoa mắt. Chính vì vậy, nếu có điều kiện thì bạn nên gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu để có điểm tựa khi cần thiết, tránh loạng choạng, ngã quỵ trong nhà vệ sinh.
Theo Helino
Đi vệ sinh đúng cách như thế nào
Đừng ngồi quá 2 phút khi đi vệ sinh, không nên nhịn tiểu và cần rửa bằng nước muối pha loãng sau khi đại tiện.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đi vệ sinh là nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Tuy nhiên đi vệ sinh sai cách khiến vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho sức khỏe.
Rửa nước muối loãng sau khi đi vệ sinh
Trong số vi khuẩn trú ngụ ở khu vực hậu môn, có nhiều loại có ích còn gọi là lợi khuẩn. Cần vệ sinh đúng cách để không làm mất cân bằng vi khuẩn.
Theo bác sĩ Liên, sau khi đi đại tiện, bạn nên rửa với nước muối pha loãng để diệt vi khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng. Nên để một lọ muối trong nhà vệ sinh, mỗi lần đi xong pha nước muối và vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, đi đại tiện sau khi quan hệ tình dục cũng là cách để đẩy vi khuẩn có hại ra ngoài, tránh mắc các bệnh về đường tình dục.
Lưu ý: Dụng cụ vệ sinh hậu môn nên sạch sẽ trước khi sử dụng.
Không ngồi quá 2 phút trên bồn cầu
Nếu kiểm soát thời gian đi đại tiện trong vòng 2 phút, bạn có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ít nhất 70%. Ngồi quá lâu trên bồn cầu còn khiến cơ thể bị mỏi, dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Không nên sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.
Cũng không nên sử dụng điện thoại, đọc báo hay hút thuốc khi đi vệ sinh bởi sẽ phân tâm, cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Không gian trong nhà vệ sinh chật hẹp nên không khí tuần hoàn kém, nguy cơ thiếu hụt oxy lên não nếu ngồi lâu. Tháng 6 vừa qua, một chàng trai 24 tuổi ở Trung Quốc đã bị liệt hoàn toàn sau khi ngồi 30 phút vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, theo World Of Buzz.
Không nên nhịn tiểu
Trung bình bàng quang chứa tối đa 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm giãn bàng quang.
Do đó, để bảo vệ thận và đường tiết niệu, bạn nên đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu và không được nín tiểu. Tiêu tiểu đúng cách giúp đường tiêu hóa thông thoáng, khỏe mạnh, cơ thể tránh nhiều bệnh.
Lời khuyên của bác sĩ: Nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, thải độc cơ thể. Nếu cơ thể có vấn đề bất thường, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời.
Thùy An
Theo VNE
Người mê gym trở thành khách quen ở phòng khám trĩ Áp lực cho vùng hông và chế độ ăn uống thiếu cân bằng có thể dẫn đến bệnh hậu môn trực tràng ở những người mê thể hình. Ảnh minh họa Sở hữu thân hình không mấy gọn gàng, anh Ngô (Trung Quốc) quyết định tập gym. Sau vài tháng, trọng lượng cơ thể anh giảm xuống nhưng kèm theo đó là sự...