Dị ứng và nguy cơ u thần kinh đệm
Các nhà nghiên cứu Mỹ nói rằng những người bị dị ứng ít có nguy cơ bị u thần kinh đệm nhiều chục năm sau đó, theo hãng tin UPI.
Trưởng nhóm nghiên cứu Judith Schwartzbaum, Phó giáo sư dịch tễ học thuộc Đại học bang Ohio ở thành phố Columbus cho biết, những đàn ông và phụ nữ có mẫu máu chứa các kháng thể liên quan đến chứng dị ứng có rủi ro bị u thần kinh đệm thấp hơn 50% trong 20 năm sau đó so với những người không có dấu hiệu dị ứng.
Những người bị dị ứng ít có nguy cơ bị u thần kinh đệm – Ảnh: Shutterstock
U thần kinh đệm có khả năng ngăn chặn hệ miễn dịch để các khối u phát triển, ông Schwartzbaum nói.
Các nhà khoa học đã phân tích những mẫu máu được lấy từ các bệnh nhân nhiều thập niên trước khi họ được chẩn đoán mắc bệnh u thần kinh đệm.
“Tác động dị ứng hiện hữu càng lâu trước khi chẩn đoán bị u thần kinh đệm, khả năng khối u áp đảo dị ứng càng thấp. Quá trình xem xét mối liên hệ này khá lâu trước việc chẩn đoán u thần kinh đệm cho thấy các kháng thể hoặc một khía cạnh nào đó của dị ứng đã làm giảm rủi ro bị khối u”, ông Schwartzbaum nói.
“Có thể ở những người bị dị ứng, mức độ kháng thể tuần hoàn cao hơn đã kích thích hệ miễn dịch, và điều đó kéo giảm rủi ro bị u thần kinh đệm”, ông giải thích.
Video đang HOT
Cho đến nay việc không bị dị ứng là yếu tố rủi ro mạnh nhất gây bệnh u thần kinh đệm được xác định, nhưng vẫn còn cần phải tìm hiểu thêm về cách thức tác động của mối liên hệ này, các nhà nghiên cứu nói.
Kết quả cuộc nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Journal of the National Cancer Institute số ra mới nhất.
Theo Thanhnien
Bổ sung chất sắt như thế nào?
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc.... Tuy nhiên, rất ít người biết bổ sung đúng nguyên tố vi lượng quan trọng này.
1. Rau bina (rau chân vịt) rất giàu chất sắt?
Sai.
Trong 100gr rau chân vịt chỉ chứa một lượng chất sắt rất nhỏ là 3mg. Sự lầm tưởng về nguồn sắt dồi dào trong loại rau này xuất phát từ sự nhầm lẫn trong lịch sử: vào năm 1890, một nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành phân tích tỉ mỉ lá rau bina. Nhưng khi chép lại các kết quả nghiên cứu, người thư ký đã phạm lỗi dấu phẩy, thay vì viết là 3,0mg đã ghi thành 30mg.
2. Chất sắt có nhiều trong thịt?
Đúng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có 2 loại sắt mà cơ thể có thể hấp thu là heme và non-heme. Sắt heme có trong các sản phẩm động vật như thịt bò, thịt gà, cá... Sắt non-heme có trong các loại thực vật như đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại gia vị...
3. Nước cam có khả năng đồng hoá chất sắt?
Đúng.
Vitamic C có nhiều trong cam kích thích khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng tăng sự đồng hoá sắt từ các thức ăn khác.
4. Mọi người đều có nhu cầu sắt như nhau?
Sai.
Nhu cầu sắt của chúng ta thay đổi theo lứa tuổi, giới tính và từng giai đoạn của cuộc đời. Một người đàn ông trưởng thành mỗi ngày cần 9mg sắt, trong khi đó phụ nữ là 18mg. Nhưng với phụ nữ đang mang thai, nhất là mang thai sau tháng thứ 6, nhu cầu sắt mỗi ngày lại là 30mg. Còn đối với trẻ em (từ 1-9 tuổi), mỗi ngày lại cần 7-8mg chất sắt.
5. Cơ thể đào thải phần lớn lượng sắt trong nó?
Sai.
Theo Dantri
Dùng điện thoại di động không gây ung thư não? Một nghiên cứu quốc tế về sự liên quan giữa sử dụng di động và 2 loại ung thư não đã chứng minh rằng mối liên hệ này hoàn toàn không có cơ sở. Đăng tải trên tạp chí quốc tế Dịch tễ học với sự tham gia của các nhà nghiên cứu ở 13 quốc gia, trong đó có Anh, Canada, Pháp,...