Dị ứng ở trẻ em
Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu do đó dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ.
Dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ em, không chỉ vì căn bệnh này dễ lây mà còn do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa đủ sức chống chọi với các loại vi khuẩn, vi rút… Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ em có thể mắc các bệnh dị ứng từ khá sớm, từ khoảng hai tuổi trở lên.
Phần lớn trẻ em đều mắc phải các bệnh dị ứng khi chúng chơi đùa cùng nhau trong trường học, công viên hay tại nhà. Trẻ em dễ mắc những căn bệnh dị ứng vì chưa hiểu được nguy cơ lây bệnh, lại có xu hướng tò mò, nếm thử mọi thứ xung quanh, vô tư lau chùi mũi, vọc đất cát rồi bóc thức ăn bằng tay… Chính vì vậy, bạn cần dạy cho trẻ biết cách giữ vệ sinh và không để chúng gặm nhấm những đồ vật dơ, bẩn.
Cảm giác ngứa bên trong và xung quanh khu vực mũi chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh này. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy nước mũi, xuất hiện tình trạng xung huyết ở ngực, khó thở, hắt hơi thường xuyên, ho liên tục, thở bằng đường miệng kèm theo tình trạng mắt đỏ và chảy nước.
Nếu những triệu chứng trên tồn tại trong nhiều tuần, có thể khẳng định chắc chắn rằng trẻ đang mắc bệnh dị ứng. Những căn bệnh này nếu không được chẩn đoán đúng có thể dẫn thới những biến chứng phức tạp hơn như viêm xoang hay nhiễm trùng tai.
Trong những trường hợp đặc biệt, nếu thường xuyên bị dị ứng, trẻ có thể bị mất thính giác hoặc mắc các bệnh hen suyễn, chàm.
Hầu hết các nguyên nhân gây dị ứng phổ biến là bụi, những mùi mạnh, một số loại thực phẩm, lông vật nuôi, nấm mốc và những chất liệu của quần áo như sợi len. Các dung dịch vệ sinh cá nhân hay chất tẩy rửa như xà bông, dầu gội, sữa tắm… cũng có thể gây dị ứng. Một số người, đặc biệt là trẻ dưới bảy tuổi, có khuynh hướng bị dị ứng ở da do sự phản ứng của cơ thể với những hóa chất được sử dụng hàng ngày. Một yếu tố khác gây dị ứng là do di truyền. Nếu cha mẹ mắc một bệnh dị ứng nào đó thì con của họ cũng có khả năng mắc bệnh này.
Mặc dù xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng các bệnh dị ứng không thể tự khỏi, ngoại trừ những trường hợp dị ứng với thực phẩm.
Video đang HOT
Dị ứng là căn bệnh trẻ em dễ mắc phải (Ảnh minh họa)
Chẩn đoán dị ứng
Cách tốt nhất để xác định các chất có thể gây dị ứng là xét nghiệm máu. Tuy nhiên, những xét nghiệm kiểu này đã được chứng minh là chỉ có hiệu quả ở những trẻ từ ba tuổi trở lên.
Đối với những trẻ nhỏ hơn, cách duy nhất để xác định tác nhân gây dị ứng là tìm hiểu nguyên nhân, thời gian tồn tại, mức độ thường xuyên và xem xét liệu tình trạng dị ứng có xảy ra theo mùa hoặc có liên quan đến thời tiết hay không… để có kết luận chính xác nhất.
Việc theo dõi và ghi lại những lần trẻ bị dị ứng có thể giúp bác sĩ xác định được chính xác loại dị ứng mà trẻ đang mắc phải.
- Một số quan niệm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp làm giảm những khó chịu cho trẻ đang bị dị ứng. Chẳng hạn như mặc quần áo có chất liệu cotton tự nhiên, không sử dụng mền làm từ các loại sợi vải có thể gây dị ứng như len…
- Hạn chế ăn uống ở bên ngoài cũng sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị dị ứng thức ăn do đồ ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh, thường sử dụng nhiều chất hóa học và chất bảo quản.
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, lau chùi bụi bẩn thường xuyên, sử dụng khăn ẩm khi vệ sinh thảm chùi chân và màn cửa để bụi không “tung bay” mịt mù trong nhà, không nuôi các loại vật nuôi như chó, mèo… sẽ giúp hạn chế được phần lớn nguy cơ bị dị ứng khi trẻ ở trong nhà.
- Giữ vệ sinh và dạy trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là đôi tay – bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhiều thứ có khả năng lây nhiễm bệnh.
Chăm sóc trẻ kỹ hơn trong giai đoạn chuyển mùa hoặc khi thời tiết thay đổi nhằm tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống chọi được với các tác nhân gây dị ứng do thời tiết.
Theo dantri
Đứng 3 giờ/ngày, giảm 3,6 kg mỡ/năm
Béo phì do lười vận động là căn bệnh mà nhiều nhân viên văn phòng gặp phải.
Một công trình nghiên cứu khoa học ở Anh cho biết, nhân viên văn phòng chỉ cần đứng 3
tiếng/ngày sẽ "đốt" được 3,6 kg mỡ/năm và đứng cũng là cách giúp khí huyết lưu thông.
Theo tiến sĩ John Buckley, trưởng nhóm nghiên cứu ở trường đại học Chester (Anh), nhân viên văn phòng ngồi lì nhiều tiếng đồng hồ trước bàn làm việc là một trong những nguyên nhân dẫn tới béo phì. Một tác hại khác của việc ngồi lì là cản trở sự lưu thông máu, dẫn tới cảm giác uể oải trong người và mắc nhiều bệnh khác như giãn tĩnh mạch chi dưới, đau lưng...
Trong khi đó, theo tiến sĩ Buckley, một chuyên gia về vận động thể chất, con người sinh ra có hai chân vốn để đứng thẳng và di chuyển mau lẹ. Làm việc trong tư thế ngồi nhiều tiếng đồng hồ là trái với tự nhiên. Do đó, không nên ngồi lâu và quá nhiều. Nếu thấy oải người nên đứng dậy đi tới đi lui hoặc làm một công việc gì đó trong tư thế đứng.
Vẫn theo nhà nhà khoa học thuộc Khoa Dinh dưỡng và khoa học lâm sàng kể trên, khi trả lời email và gõ văn bản, nhân viên văn phòng nên kê máy vi tính lên cao vừa tầm làm việc đứng. Đứng 3 tiếng trong ngày sẽ tiêu hao được 144 calo, giảm được 3,6 kg mỡ/năm.
Nhân viên văn phòng cần vận động cơ thể để tránh căn bệnh béo phì (Ảnh minh họa)
Một trong những bậc thầy về làm việc đứng là đại văn hào Mỹ, Ernest Hemingway. Ông thường sáng tác với một máy đánh chữ đặt trên một kệ bàn cao ngang ngực.
Trong một lá thư viết năm 1950, ông Hemingway chia sẻ: "Đi và viết sẽ mở rộng tầm mắt. Tôi thích đứng viết hơn ngồi". Đứng viết, ngoài cái lợi giúp khí huyết lưu thông còn giúp bạn suy nghĩ linh hoạt khi đi lại tự do, không phải mất công đứng lên ngồi xuống để tìm cảm hứng.
Phát biểu trên đài BBC, ông Buckley nhận xét con người ngồi quá nhiều trong một ngày và điều này trái với tự nhiên: " Đi làm ngồi 8 tiếng. Ra đường ngồi trên xe hơi hoặc phương tiện công cộng. Ban đêm ở nhà lại ngồi trước TV. Lối sống này làm cho hoạt động trao đổi chất dễ bị rối loạn và sinh bệnh".
Nghiên cứu mới nói trên của tiến sĩ Buckley và nhóm nghiên cứu trường đại học Chester nằm trong chường trình chống bệnh béo phì của ngành y tế Anh.
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây cảnh báo rằng, lối sống tĩnh tại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh béo phì. Tháng 3/2012, một nghiên cứu ở Úc cũng cảnh báo rằng ngồi quá nhiều làm gia tăng nguy cơ chết yểu, cho dù cho bạn tập thể dục thường xuyên.
Cụ thể, theo nghiên cứu nói trên, một ngày ngồi quá 11 tiếng sẽ làm tăng 40% nguy cơ đột tử trong vòng ba năm tới so với những người ngồi ít hơn bốn tiếng.
Tóm lại, theo tiến sĩ Buckley, chỉ cần thay đổi một chút tư thế làm việc ở cơ quan hoặc công ty, sẽ có lợi lâu dài cho sức khỏe của bạn, cung giúp bạn tránh được căn bệnh béo phì đáng ghét.
Theo dantri
5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng Ung thư họng là một căn bệnh khá phổ biến và gây nguy hiểm cho người mắc. Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng 1. Hút thuốc lá Ung thư họng có mối liên quan mật thiết với hút thuốc lá. Hút thuốc lá không có đầu lọc được cho là làm tăng nguy cơ ung thư họng....