Dị ứng: Nhận biết sớm tránh hậu quả đáng tiếc
Dị ứng là hiện tượng cơ thể có những phản ứng bất thường với các chất “lạ” khi các chất này xâm nhập cơ thể.
Các chất “lạ” được gọi là dị nguyên – kháng nguyên, khi vào máu sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên từ ngoài vào. Nếu những phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể còn nằm trong tầm kiểm soát, sẽ không có hiện tượng gì xảy ra. Khi những phản ứng này xảy ra quá mức bình thường hay còn được gọi là hiện tượng dị ứng – phản ứng bất thường – các triệu chứng sẽ xuất hiện.
Truy tìm nguyên nhân
Có nhiều tác nhân gây nên dị ứng, có thể nói, bất cứ chất gì không thuộc cơ thể khi vào máu đều có thể gây dị ứng. Vấn đề là ở chỗ dị ứng có xảy ra hay không lại phụ thuộc cơ địa của từng người. Vì vậy, yếu tố cơ địa là quan trọng nhất và ở những người hay bị dị ứng người ta gọi là có cơ địa atopy.
Người ta thấy những cặp song sinh nếu bị dị ứng thì cả hai cùng bị và nếu gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị dị ứng thì nguy cơ người đó bị dị ứng rất cao. Ngoài ra, hiện tượng dị ứng hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều có lẽ có sự góp phần của sự ô nhiễm môi trường, lối sống mất vệ sinh, bệnh nhiễm trùng, sự xuất hiện của nhiều loại hóa chất tổng hợp mới có khả năng gây dị ứng cao và chế độ ăn uống thay đổi.
Người bệnh dị ứng cần tránh các tác nhân gây bệnh.
Nhìn chung, có các nhóm tác nhân (dị nguyên) gây dị ứng là: Thuốc và các loại hóa chất. Ví dụ như các loại hóa chất dùng trong công nghiệp thuộc da, dệt vải; thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp; hóa chất dùng trong mỹ phẩm như phấn, son, sáp môi… Các tác nhân từ môi trường bị ô nhiễm như khói bụi, xăng dầu, xác động vật bị nghiền nhỏ hóa bụi.
Tiếp đến là nhóm các dị nguyên có nguồn gốc thực vật như phấn hoa, nhựa cây, lá cây độc. Các dị nguyên có nguồn gốc động vật như chất độc các loại côn trùng (ong, rắn, bò cạp, sứa…). Dị ứng có căn nguyên do nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán các loại.
Thực phẩm cũng là một nhóm nguyên nhân hay gặp và rất nhiều người bị dị ứng khi uống sữa tươi, một số loại củ quả, mật ong, nhộng ong, nhộng tằm. Thực phẩm có nguồn gốc thủy – hải sản hay gây dị ứng hơn các loại thực phẩm khác do hải sản chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự.
Biểu hiện như nào?
Dị ứng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi tác nhân gây dị ứng xâm nhập cơ thể. Hàng đầu là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, nổi mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, ngất. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng.
Các triệu chứng hô hấp như: hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản, phù nề thanh môn gây tắc nghẽn hô hấp. Các biểu hiện đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Video đang HOT
Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp, hôn mê… Các trường hợp tối cấp như: co thắt thanh quản, phù nề thanh môn, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Lời khuyên thầy thuốc
Dự phòng dị ứng bao gồm các biện pháp như khi dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh phải chú ý tới tiền sử dị ứng của bệnh nhân. Khi dùng các loại hóa mỹ phẩm phải thử vào vùng da cẳng tay trước khi sử dụng. Mang đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với hóa chất, sơn, dầu, thuốc trừ sâu diệt cỏ. Điều trị tốt các bệnh nhiễm nấm, kí sinh trùng.
Với người bị dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm trong đó có thủy – hải sản phải hết sức thận trọng khi ăn uống. Đối với người có cơ địa dị ứng, có thể tới các trung tâm miễn dịch – dị ứng để điều trị giải mẫn cảm (cho bệnh nhân tiếp xúc dần dần với chất gây dị ứng để cơ thể quen và mất đi hiện tượng dị ứng với chất đó) hoặc xác định rõ loại chất gây dị ứng để bệnh nhân phòng tránh tiếp xúc.
Cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Tiết dịch (ghèn) trong mắt của người đau mắt đỏ là sự kết hợp của chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh vụn khác tích tụ ở khóe mắt trong khi ngủ.
Dịch này có thể tiết ra rất nhiều và đóng chặt vào khóe mắt hoặc mí mắt. Vậy cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Chất dịch tiết ra từ mắt của người đau mắt đỏ có thể ướt, dính (ghèn dây) hoặc khô đóng vảy, tùy thuộc vào lượng chất lỏng trong ghèn đã bay hơi đi. Các thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả tình trạng tiết dịch mắt bao gồm mủ mắt, ghèn mắt hay mắt đóng ghèn.
Ghèn mắt có chức năng bảo vệ mắt, giúp loại bỏ các chất cặn bã và mạnh vụn có khả năng gây hại khỏi màng mắt cũng như bề mặt trước của mắt.
Đôi mắt bạn sẽ tiết chất nhờn suốt cả ngày và hành động chớp mắt sẽ giúp loại bỏ chất nhờn trước khi nó đóng cứng lại ở khóe mắt tạo nên ghèn. Khi bị đau mắt đỏ, dịch tiết ở mắt sẽ tiết ra nhiều hơn nhằm loại bỏ những tác nhân xấu gây hại cho mắt.
Khi bạn ngủ, mắt không chớp thường xuyên, dịch tiết ở mắt sẽ đọng lại và đóng vảy dọc theo mí mắt; điều này khiến 2 mí mắt dính chặt vào nhau khi tỉnh dậy.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau là tình trạng khá phổ biến - Ảnh: Allaboutvision
Vậy cần làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau? Một số người ngủ dậy thấy mắt bị tiết dịch quá nhiều, đặc biệt là dịch màu xanh lá cây hoặc vàng dính chặt theo dọc mí mắt. Nếu hiện tượng đó đi kèm với thị lực kém, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đau thì đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng ở mắt (còn gọi là đau mắt đỏ). Lúc này bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám và điều trị sớm.
1. Nguyên nhân đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau
Ghèn dính ở khóe mắt khi ngủ dậy thường không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt. Điều này chỉ bất thường khi ghèn mắt có sự thay đổi bất thường về số lượng, độ đặc, màu sắc dính trên 2 mí mắt. Nếu đau mắt và ngủ dậy thấy mí mắt dính chặt vào nhau thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Tình trạng mắt phổ biến liên quan đến dịch mắt tiết nhiều thường là do viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ). Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau là triệu chứng khá phổ biến của bệnh. Tình trạng viêm kết mạc khiến dịch dịch tiết nhiều hơn bình thường, nhất là ở khu vực lòng trắng của mắt với bề mặt ngoại của mí mắt.
Đau mắt đó khiến người bệnh thấy lộm cộm mắt, kích ứng và đỏ mắt. Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí bị dính vào nhau nghiêm trọng tới mức khiến mắt người bệnh không thể mở ra cho đến khi tìm được giải pháp điều trị.
Có ba loại đau mắt đỏ: do vi rút, do vi khuẩn và do dị ứng.
Viêm kết mạc do vi-rút rất dễ lây lan và do vi-rút như cảm lạnh thông thường hoặc vi-rút herpes simplex gây ra. Tiết dịch mắt liên quan đến bệnh đau mắt đỏ do vi rút thường là dịch lỏng có màu trong, đôi lúc cũng có thể là màu trắng hoặc vàng nhạt.
Viêm kết mạc do vi khuẩn là do nhiễm vi khuẩn và có thể đe dọa đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Dịch mắt ở trường hợp này thường đặc giống như mủ và đặc hơn đau mắt đỏ do vi rút.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau thường là trường hợp bệnh do vi khuẩn, dịch tiết nhiều hơn vào buổi sáng. Dịch ghèn ở mắt người viêm kết mạc do vi khuẩn thường có màu vàng, xanh lá cây và đôi khi là màu xám.
Đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau thường do vi khuẩn gây nên - Ảnh: hse.ie
Viêm kết mạc dị ứng gây ra bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông tơ, bụi và các chất kích ứng thông thường khác. Nó cũng có thể do phản ứng dị ứng với các chất ô nhiễm hóa học, đồ trang điểm, dung dịch kính áp tròng và thuốc nhỏ mắt. Dịch tiết liên quan đến viêm kết mạc dị ứng thường là chảy nước mắt.
Không giống như bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn, viêm kết mạc dị ứng không lây và luôn ảnh hưởng đến cả hai mắt.
2. Làm gì khi đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau?
Một lượng nhỏ dịch tiết ở mắt thường vô hại, nhưng nếu đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau; dịch ở 2 mí mắt thay đổi về màu sắc, tần suất, độ đặc và số lượng dịch tiết ra ở mắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa sớm nhất.
Nếu nhiễm trùng mắt là nguyên nhân gây ra dịch tiết ở mắt, bác sĩ nhãn khoa của bạn có thể kê toa thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng vi-rút. Nếu dị ứng mắt làm cho mắt bạn chảy nước mắt liên tục, thuốc nhỏ mắt kháng histamine không kê đơn và thuốc thông mũi có thể làm giảm các triệu chứng.
Chườm ấm đắp lên mắt có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa và khó chịu ở mắt nói chung, ngoài ra còn giúp loại bỏ bọng mắt.
Chườm khăn ấm lên mắt trong vài phút để dịch tiết mềm ra - Ảnh: Drtavel
Nếu đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí mắt bị dính vào nhau, cách tốt nhất là nhờ người thân chườm khăn ấm lên mắt trong vài phút để dịch tiết mềm ra. Sau đó, nhẹ nhàng lau đi phần dịch tiết đóng trên mí mắt là được. Lưu ý dùng khăn sạch, có thể là bông gòn y tế; thao tác chườm và lau dịch tiết nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho mắt.
3. Một số biện pháp kiểm soát tiết dịch mắt khi đau mắt đỏ
Ngoải việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thực hiện theo các mẹo đơn giản sau sẽ giúp tránh được tình trạng đau mắt đỏ ngủ dậy 2 mí bị dính vào nhau:
- Hạn chế chạm vào mắt để tránh nhiễm trùng mắt khởi phát hoặc lây lan.
- Rửa tay thường xuyên
- Nếu bạn bị chảy mủ mắt khi đeo kính áp tròng, hãy tháo kính áp tròng và đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Hãy chuyển sang các loại kính áp tròng dùng một lần hàng ngày để làm giảm nguy cơ gây viêm liên quan đến kính áp tròng.
- Hãy loại bỏ mọi mỹ phẩm có khả năng bị nhiễm trùng như mascara và kẻ mắt.
- Nếu dị ứng là nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt, hãy kiểm tra lại môi trường xung quanh bạn và loại bỏ hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây kích ứng.
Cách phân biệt thủy đậu và sốt phát ban Các bác sĩ cho biết việc phát hiện đâu là thủy đậu, đâu là sốt phát ban là cực kì quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Thủy đậu và sốt phát ban rất dễ nhầm lẫn vì chúng đều xuất hiện những ban trên da. Việc phân biệt thủy đậu và sốt phát ban sẽ giúp người bệnh có biện pháp...