Dị ứng nặng vì dùng thực phẩm chức năng
Không chỉ dị ứng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt… như thường thấy, nhiều ca dị ứng có nguyên do từ việc sử dụng thực phẩm chức năng, có ca rất nặng.
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, giám đốc Trung tâm Dị ứng – miễn dịch lâm sàng, cho hay mô hình thuốc gây dị ứng đang có những thay đổi tương ứng với sự thay đổi nhu cầu dùng thuốc trong cộng đồng.
Trước đây, dị ứng xảy ra chủ yếu ở nhóm thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Hơn một năm trở lại đây, dị ứng gặp nhiều ở bệnh nhân dùng thuốc chữa bệnh gút, các sản phẩm bổ máu và đặc biệt là thực phẩm chức năng.
Đa số người bệnh nghĩ thực phẩm chức năng an toàn vì được chiết suất từ thảo mộc, nhưng con số thống kê tại trung tâm lại cho thấy bệnh nhân ngộ độc thuốc đang tăng rõ ở người dùng thực phẩm chức năng. Chỉ hơn hai tháng qua, trung tâm tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân bị dị ứng nặng do dùng các sản ph ẩm thực phẩm chức năng.
Bệnh nhân Đậu Thị T. (67 tuổi, Nghệ An) nhập viện với biểu hiện của hội chứng Steven Johnson điển hình: hai mắt dính lại không mở được, loét da nhiều vị trí, xuất hiện những bọng nước khổng lồ trên cơ thể. Theo lời kể của con gái bà T., bà bị tiểu đường nhiều năm, gần đây lại hay đau nhức các đầu ngón tay nên được bác sĩ kê toa thuốc trị bệnh kèm theo một loại thực phẩm chức năng có giá 400.000 đồng/hộp, không hề có hướng dẫn hay vỏ hộp đi kèm. Chỉ sau khi uống thuốc 3 ngày, bà T. đã cảm giác bứt rứt, khó chịu. Sang ngày thứ năm mắt bà đỏ ngầu rồi khép chặt dần lại, không mở ra được, khuôn mặt biến dạng, miệng phồng rộp và lịm đi không hay biết gì.
Chị Trần Mai A. (32 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống hai năm nay. Dù được bác sĩ giải thích đây là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi, song điều trị sớm, đúng hướng, tuân thủ chặt chỉ định thuốc của bác sĩ thì có thể “chung sống hòa bình” với bệnh, nhưng chị A. vẫn cố công tìm cách chữa khỏi bệnh. Do đó, khi nghe quảng cáo về loại thực phẩm chức năng chữa được các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, chị A. vội mua về dùng ngay thay cho đơn thuốc hằng ngày.
Tuy nhiên, chỉ sau hai ngày sử dụng trên người chị bắt đầu xuất hiện các đám ban đỏ rực, bong tróc da và ngứa ngáy toàn thân. Khi đã ngưng dùng thực phẩm chức năng, các đám ban đỏ vẫn tiếp tục xuất hiện dày thêm trên các vùng khác của cơ thể. Kết quả xét nghiệm tại trung tâm cho thấy chị bị dị ứng nặng với loại thực phẩm chức năng mới dùng.
Video đang HOT
Không nên vội tin quảng cáo
Tại trung tâm, bệnh nhân dị ứng vì thực phẩm chức năng rất đa dạng: người chọn thực phẩm để làm đẹp, tăng cân, giảm cân, tăng sinh lý, điều trị bệnh hiểm nghèo…, thậm chí nhiều người vào viện vẫn khăng khăng “thuốc cung cấp tế bào gốc, chữa bách bệnh, sao lại gây ngứa ngáy, phồng rộp, hại gan, thận…”.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng – miễn dịch lâm sàng, các loại thực phẩm chức năng thường được bào chế từ thảo mộc nên có thành phần khá phức tạp, khó c định, gây ra nhiều phản ứng phụ khác nhau. Ngay cả tại các nước Anh, Mỹ, hằng năm cũng có cả nghìn trường hợp chịu tác dụng phụ không mong muốn do sử dụng sản phẩm bổ trợ này. Do đó, người bệnh không nên vội tin vào những quảng cáo quá đà của những loại thực phẩm chức năng chưa được kiểm chứng tác dụng thật sự.
Nguy cơ dị ứng thuốc tăng cao ở nhóm phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú, các bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính, đang trong giai đoạn stress… Do đó, những đối tượng kể trên cần thận trọng khi dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc chưa sử dụng bao giờ. Khi có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc: sốt, mệt mỏi khác thường, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, ngứa nổi mẩn trên da… cần đến cơ sở y tế điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng đáng tiếc.
Theo Dân Trí
Hành hoa - Thuốc giải cảm, hạ sốt
Hàng ngày trong chế biến thức ăn, chúng ta chỉ coi hành là một thứ gia vị làm cho thức ăn thêm ngon, hấp dẫn. Trong nhân dân thường có câu "Trăm thứ canh không hành không ngon". Tuy nhiên không phải ai cũng biết hành còn sử dụng làm thuốc giải cảm rất thông dụng.
Hành hoa là cây thảo, cao tới 50cm, thân nhỏ trắng hay nâu. Lá màu xanh, hình trụ có 3 cạnh ở dưới, bẹ lá dài. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn, bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh. Quả nang. Bộ phận được sử dụng làm thuốc toàn cây, chủ yếu dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Theo y học cổ truyền, hành hoa có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí... điều hòa kinh mạch và tạng phủ.
Bộ phận hoa hành có tác dụng giải độc, trị đau đầu do thương hàn.
Một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng hành hoa:
Chữa cảm cúm do lạnh: Hành hoa, lá tía tô, mỗi vị 10g, hai vị thuốc trên rửa sạch, để ráo thái nhỏ; lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Hoặc củ hành tươi 30g, gừng tươi 20g, chè búp khô 8g, tía tô tươi 6g. Đem sắc với 3 bát nước, còn 1 bát. Chia uống 2 lần/ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Uống trong 2 ngày. Bài thuốc này vừa dễ làm lại có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi nhanh.
Cháo hành.
Chữa chứng chảy máu cam do nóng trong:
100g hành lấy cả rễ, rửa sạch. Nấu cháo hoa chín sau đó cho thêm một ít giấm, cắt hành nhỏ cho vào. Ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này giúp giảm nhiệt, ra mồ hôi.
Ngạt mũi, thở không thông: Hành 20g, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 2 - 3 ngày.
Hành hoa.
Giúp vết thương mau lành
(vết thương nhẹ): Hành 20 - 30g, rửa sạch, để ráo, giã nát. Đem đắp chườm vào nơi có tổn thương. Ngày đắp 2-3 lần.
Chữa chín mé (chưa mưng mủ): Củ hành tươi 15g, rửa sạch, nướng chín, đập dập đắp vào nơi có chín mé. Ngày đắp 2 lần. Dùng trong 3 ngày.
Lưu ý: Người suy nhược và cơ thể hay ra mồ hôi không nên sử dụng nhiều những bài thuốc có hành hoa.
BS. Nguyễn Huyền
Theo SK&ĐS
Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm? Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Bệnh cảm cúm là gì? Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người...