Dị ứng hải sản có nên tiêm vaccine Covid-19?
Tôi bị dị ứng khi ăn hải sản như như tôm, cua, mực… thì có nên tiêm vaccine Covid-19 không? (Hà)
Trả lời:
Đối tượng chống chỉ định với vaccine Covid-19 là những người có tiền sử sốc phản vệ độ hai. Phản vệ độ hai bao gồm các dấu hiệu dị ứng ngoài da như nổi mề đay dày toàn người và kèm theo phù mặt, khó nói, khò khè (do phù thanh quản), khó thở, khó thở cao hơn, có biểu hiện bất thường khác là đau bụng. Cứ phản vệ độ hai, từ hai nhóm triệu chứng trở lên (ngoài các triệu chứng ở da) thì sẽ chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19.
Trường hợp của bạn không phải sốc phản vệ độ hai mà chỉ là có tiền sử dị ứng, cụ thể là dị ứng với một số loại hải sản, thì việc tiêm vaccine Covid-19 có thể cân nhắc, thận trọng và nên tiêm ở bệnh viện để có những xử lý tốt hơn.
Video đang HOT
Những loại hải sản như tôm, cua, cá, mực… không có trong chất thuộc về vaccine Covid-19 nên bạn không quá lo lắng. Có nhiều người dị ứng hải sản, dị ứng thời tiết hay một số loại thực phẩm khác, tôi khuyên nên tiêm sớm và hầu hết không có trường hợp nào bất thường.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái
Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Sau khi tiêm vaccine COVID-19, bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?
Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nhiều người nghĩ bị sốt mới sinh kháng thể, điều này liệu có đúng?
Theo BS.CKII Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, phản ứng của mỗi người với tác nhân bên ngoài là khác nhau. Do đó, sốt hay không sốt sau khi tiêm vaccine COVID-19 đều mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hoặc thậm chí không thể hiện người đó có được miễn dịch hay chưa.
"Người phản ứng nhiều, người phản ứng ít, người phản ứng nặng, người phản ứng nhẹ, thậm chí không phản ứng. Cho nên, tuỳ vào mỗi người mà sinh ra tỷ lệ kháng thể nhất định sau tiêm vaccine, chứ không phụ thuộc vào việc người đó phản ứng thế nào, sốt hay không sốt khi tiêm vaccine.
Các phản ứng như sốt, đau nhức người... chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra và hoạt động chống lại tác nhân lạ. Mặt khác, không sốt thì hệ miễn dịch vẫn hoạt động và chống lại tác nhân đó nhưng nhẹ nhàng hơn. Cả hai trường hợp đều hướng tới mục tiêu mang đến hiệu quả của vaccine COVID-19", BS Hà nói.
Người TP.HCM được tiêm vaccine COVID-19.
PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng nêu rõ, không phải cứ tiêm xong vaccine COVID-19 gặp phản ứng thì mới chứng minh cơ thể một người sản sinh ra kháng thể chống lại virus.
Việc có hay không có kháng thể phụ thuộc từng người, và người đó phải được xét nghiệm mới biết được. "Không phải ai khi tiêm vaccine đều sinh kháng thể ngay, kể cả người phản ứng sốt hay không sốt. Cũng không thể khẳng định người bị sốt sau khi tiêm sẽ có kháng thể hoặc nhiều kháng thể hơn người không phản ứng gì. Việc này tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người. Thậm chí có trường hợp người gặp phản ứng nhưng không sinh nhiều kháng thể bằng người chẳng có phản ứng gì", ông Phu nói.
Còn theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM, việc sinh miễn dịch hay không sau tiêm vaccine COVID-19 là do miễn dịch, cơ địa của mỗi người. Việc cơ thể có các phản ứng như sốt, đau người, mệt mỏi không liên quan hay chứng minh rằng người đó có kháng thể chống lại virus hay không.
"Giống như việc có vaccine sau tiêm tạo miễn dịch hơn 90% nhưng có vaccine thì chỉ được trên 70% hoặc trên 80%. Vì vậy nói sốt, đau người hay sưng chỗ tiêm là sinh miễn dịch thì không dựa căn cứ khoa học nào cả. Thậm chí có người tiêm xong còn không thể sinh miễn dịch dù cơ thể phản ứng", BS Khanh nói.
Còn theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, sau tiêm vaccine cơ thể sẽ tiếp xúc với một kháng nguyên lạ. Lúc này, phản ứng bình thường của cơ thể là huy động hệ miễn dịch chống lại và tiêu diệt kháng nguyên lạ đó, đồng thời tạo trí nhớ miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể để chống lại những đợt tấn công tiếp theo của kháng nguyên. Những phản ứng miễn dịch đó biểu hiện ra bên ngoài như đau tại chỗ tiêm, sốt, đau người, đau mệt mỏi... ở mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người phản ứng sau tiêm vaccine là khác nhau. Không phải ai sau tiêm cũng có biểu hiện phản ứng như sốt, đau người và điều này không phản ánh việc tạo miễn dịch của vaccine. Để đánh giá miễn dịch sau tiêm chính xác cần xét nghiệm máu định lượng kháng thể.
Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19 Để đảm bảo an toàn trong triển khai tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn phòng phản ứng phụ bất lợi có thể gặp sau tiêm. Trong công văn gửi các bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành về việc triển khai an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế...