Đi tìm vị bún bò gân xưa cũ của Sài Gòn
Nhắc tới bún bò gân, dân Sài Gòn sành ăn sẽ ngay lập tức nghĩ đến quán đặc biệt ở hẻm 18A, Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM).
Bún bò ở Sài Gòn có đến hàng trăm, từ quán nhỏ cho tới quán lớn, quán bình dân cho đến sang trọng, nhưng hiếm có nơi nào bún bò lại đặc biệt như ở quán bún bò lâu đời vào loại bậc nhất Sài thành này.
Bao nhiêu năm nay, quán chỉ bán có một món duy nhất là bún bò gân, chia làm hai loại và chỉ khác nhau về kích cỡ tô. Giá cả là 30.000 đồng/tô lớn và 26.000 đồng/tô nhỏ.
Quán chỉ bán có một món duy nhất là bún bò gân, không có giò heo
Đơn giản nhưng đặc biệt, quán lúc nào cũng đông khách. Nước dùng, gân, thịt, chả đều có vị rất đặc trưng khiến thực khách ăn một lần là khó mà quên được.
Nước dùng trong, ngọt xương chứ không bị lợ bột ngọt và gia vị, không ngầy ngậy dầu mỡ mà đậm đà vừa ăn. Gân bò mềm, giòn, thơm chứ không hôi hay bị mùi sả, gừng lấn át, thịt bò không quá dai.
Bún bò gân ở đây đặc biệt từ nước dùng, gân, thịt bò cho đến nước chấm ăn cùng
Video đang HOT
Nét đặc sắc nữa trong món ăn này là loại nước chấm đặc biệt mà khách tự pha trong các chén be bé xinh xinh, gồm sa tế, chanh, mắm. Khách có thể cho thêm ớt tươi để vừa miệng hơn.
Xin lưu ý là thứ nước mắm này cay kinh khủng nhưng cũng hợp… kinh khủng khi dùng chấm gân, thịt bò. Nhiều người không cưỡng lại được, thường gọi thêm một chén gân thịt bò để được “thỏa mãn”.
Ngon quá nên nhiều người phải gọi thêm chén gân thịt nhỏ để chấm với nước mắm tự pha cho “đã”
Vì quá ngon, quá độc đáo nên dù có phải chờ lâu, khách vẫn thích. Họ chẳng bao giờ bị thất vọng khi người phục vụ bưng ra tô bún đang nghi ngút khói và mùi hấp dẫn khó cưỡng.
Vừa xuýt xoa, vừa thêm chút sa tế, chanh vào tô, gắp thêm rau thơm, rau sống hoặc rau trụng, bạn sẽ chẳng còn để ý đến ai nữa mà chỉ ngồi tận hưởng tô bún đầy hương vị. Bún nóng, nước dùng ngọt, gân mềm giòn, thịt ngọt thơm, cay nồng sa tế, tuyệt khó tả!
Theo ihay
Bánh căn Phan Rang sắp sang Singapore dự "đại hội món ăn đường phố"
Chị Loan chủ nhà hàng bánh căn 38 trên đường Nguyễn Đình Chính (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), được cho là người đầu tiên đưa món bánh căn Phan Rang đến Sài Gòn, vừa tiết lộ rằng "hai chị em" bánh căn - bánh xèo sắp sang đảo quốc sư tử để dự "Đại hội các món ăn đường phố thế giới" vào cuối tháng 5 này.
Chị Loan cũng sẽ là đại diện của Việt Nam mang món bánh căn và bánh xèo Phan Rang (Ninh Thuận) đến tham dự "Đại hội món ăn đường phố thế giới" (World Street Food Congress) tại Singapore.
Khi hỏi chị Loan lý do vì sao món ăn của mình được Ban tổ chức lựa chọn, chị cho biết: "Ban tổ chức có hỏi thông tin từ Sở văn hóa thành phố, sau đó họ bí mật tới ăn thử rồi thông báo tôi được chọn. Tôi cũng hỏi họ vì sao lại chọn bánh căn, bánh xèo Phan Rang thì được trả lời, đây là món ăn vừa lạ, vừa rất thuần Việt, không lai tạp với bất kỳ món ăn của nước nào".
Nhưng khoan hãy nói tiếp về "đại hội" có vẻ hoành tráng nói trên, cùng làm quen với chị Loan trước đã.
Trong thời gian làm giáo viên ở Phan Rang, chị Loan đam mê ẩm thực nơi đây đến kỳ lạ, đặc biệt là món bánh căn đường phố. Khi về Sài Gòn, chị còn mang theo cả "đồ nghề" đổ bánh căn.
Khuôn đổ bánh căn phải làm từ đất sét đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc, chứ đất sét từ vùng khác cũng không thể làm được
Thấy Sài Gòn chưa có ai bán món bánh này, chị mở quán và ngay lập tức quán đã đông khách. Cho tới nay, hơn mười năm món bánh căn, bánh xèo của chị đã trở thành món ăn chơi quen thuộc của nhiều người.
Từ món bánh căn nguyên gốc giản dị (ăn với cá kho), chị Loan đã sáng tạo ra 21 loại nhân cho vào bánh để đáp ứng yêu cầu phong phú của người Sài Gòn.
Điểm độc đáo của bánh căn là sử dụng nguyên liệu cũng như công cụ làm bánh rất đặc trưng của địa phương. Phải dùng loại gạo khô của Ninh Thuận mới làm được bột tráng bánh căn.
Lò đổ bánh thể hiện kỹ thuật làm gốm đặc biệt của người Chăm, phải làm từ đất sét đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc, chứ đất sét từ vùng khác cũng không thể làm được.
Đổ bánh căn không cần dầu mỡ vì khi bánh chín đã tự tróc ra khỏi khuôn, cũng không cần màu mè vì đã có màu xanh của hành, màu vàng của xoài cắt sợi tô điểm. Bánh xèo Phan Rang cũng vậy, ít dầu mỡ hơn nhiều so với bánh xèo Sài Gòn mà vẫn giữ được độ giòn ngon.
Bánh căn ở đây có đến 21 loại nhân để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người Sài Gòn
Bánh xèo Phan Rang ít dầu mỡ hơn nhiều so với bánh xèo Sài Gòn mà vẫn giữ được độ giòn ngon
Nước chấm bánh căn, bánh xèo Phan Rang làm từ nước mắm của miền Trung có độ mặn cao, thêm ớt sừng đỏ mà không cay, thêm vào cà chua rồi đem xay nhuyễn sẽ cho ra thứ nước chấm màu đỏ rất đẹp; hoặc bạn có thể chấm với mắm nêm từ Phan Rang, thơm hơn hẳn mắm nêm ở các vùng khác.
Một địa chỉ nên đến để cảm nhận vị ngon nguyên thủy cùng những biến tấu thú vị của bánh căn, cũng là món ăn đại diện Việt Nam sánh vai cùng ẩm thực bốn phương.
Để thấy hành trình quảng bá ẩm thực Việt tuy còn nhiều khó khăn ở phía trước, những vẫn hứa hẹn rất nhiều cơ hội để chúng ta bước ra bên ngoài.
Theo SGAT
Bún bò Huế - O Nở: Nhớ về miền Trung Có suy nghĩ khá thú vị khi cho rằng tô bún bò là biểu tượng của văn hóa Huế vì đây là một sự "dấy nghĩa" trong truyền thống nấu ăn. Tôi nghĩ cái ngon của một tô bún bò Huế nằm ở nồi nước lèo. Một số đầu bếp lâu năm cho rằng nồi nước lèo của món này muốn ngon phải...