Đi tìm tiếng rao xưa
Đêm ấp ôm trong mình bao tâm sự, bao điều suy tư chưa ngỏ. Tôi dõi về phố, mông lung siết chặt mảng màu tối sẫm, choàng lấy cả những tiếng rao đêm chơ vơ, lạc lõng, cảm thương.
Tiếng rao đêm từ bao giờ đã đi vào tiềm thức của người Hà Nội như một nét riêng ngàn đời khó lẫn. Đêm chùng chình buông xuống, phố mờ che lấp những mảnh đời, phận người. Chỉ còn tiếng rao vang vọng, như nỗ lực, cố gắng níu lấy sự mưu sinh giữa dòng đời xô bồ, tất bật. “Ai bánh khúc đây”, “ai khoai nướng, ai ngô luộc đây”, “ai bánh mì đây”… Tiếng rao lúc nào cũng được kéo dài ra, mênh mang ở khoảng cuối, cuốn thanh âm đến vô cùng.
Ngày nào cũng vậy, cứ đúng khoảng giờ ấy trong đêm, như đồng hồ báo thức đặt sẵn, đều đặn, cần mẫn, chăm chỉ, chuyên cần, anh bán bánh mì lại ngang qua, cất lên giọng quen thuộc. Ngày nào tôi cũng ngóng, cũng trông, đến giờ lại nhoi nhoi chờ đợi phảng phất thứ âm thanh vụng về, thương mến, như đợi người thương, như đinh ninh lời ước hẹn. Dù mua hay không, tôi vẫn thấy cần, thấy gắn bó với tiếng rao ấy, hằng đêm, ngỡ là phải nghe, cần nghe mới yên tâm đi vào giấc ngủ. Ngày đông buốt giá, chỉ cần nghe tiếng gọi, anh bánh mỳ dừng lại, nhẹ nhàng hỏi và trao tôi chiếc bánh mì nóng hôi hổi qua khung cửa nhà trọ. Tôi nhoẻn nụ cười, hy vọng thắp chút ấm áp đêm đông cùng anh.
Video đang HOT
Tiếng rao nghe sao mà thân thương đến thế, như người chở quê về thành phố, mang ấm lòng thắp lửa những kẻ ở trọ lạc lõng chốn thị thành, luôn nôn nao nhớ mùi quê. Mỗi tiếng rao gồng gánh phía sau một câu chuyện cho riêng mình. Một thanh âm – một món hàng – một số kiếp. Một chất giọng – một tính cách – một phận đời. Những tiếng rao cộng hưởng vào thanh vắng tạo nên bản hòa tấu cuộc sống không thể thiếu nơi thủ đô. Nếu cuộc sống có muôn màu, có lẽ, tiếng rao dệt nên gam màu tối, gam buồn man mác.
Giữa thời hiện đại, lẫn vào vô vàn thanh sắc vội vã, tiếng rao “công nghiệp hóa” với thu âm sẵn vào cat set rồi bật lên, càng tất bật, cuống quýt, càng khiến lòng ai hoài nhớ, muốn đi tìm lời rao xưa cùng bóng dáng người bán hàng bé nhỏ dần dần tan khuất đêm sâu…
Theo VNE
Em đang cũ, mòn đi...
Đám bạn đại học rủ em họp lớp đầu năm. Đó là thông lệ, mỗi năm một lần, tụ lại ăn uống, vui đùa, "tám" đủ thứ chuyện. Năm nào cũng vậy, tụi bạn đều bảo em có "số hưởng": "Chồng bà giỏi, kiếm tiền nhiều. Bà chỉ việc ở nhà chăm con. Sướng thế còn gì?".
Đúng là em sướng hơn nhiều phụ nữ khác, chẳng phải bận tâm lo lắng gì về kinh tế. Nhưng chẳng hiểu sao, hết chuyện gia đình, hết chuyện con cái, nhìn đám bạn ríu rít chuyển sang bàn chuyện công việc, bỗng dưng em thấy lạc lõng và chạnh lòng đến sợ...
Em đã quá thua sút so với bạn bè. Chúng nó bây giờ đứa nào cũng thành đạt trong sự nghiệp. Đứa thì xông xáo bỏ vốn mở công ty riêng, đứa thì chắc một chân trưởng phòng trong doanh nghiệp nhà nước, đứa lại là trưởng bộ phận trong một công ty nước ngoài - lương tháng ba bốn ngàn đô.
Cá biệt, có đứa giờ đã là phó tổng một tập đoàn lớn, quản lý cả vài trăm nhân viên, quyền to thế lớn... Tụi nó ngồi với nhau, toàn bàn những chuyện "đao to búa lớn", nào là kinh tế đi lên đi xuống, nào là chứng khoán trồi sụt, nào là cách mở rộng thị trường, cách quản lý nhân viên... Em nghe mà cứ như "vịt nghe sấm", cứ ngỡ đó là những người phụ nữ thuộc về một thế giới xa lạ, chứ chẳng phải là những đứa bạn chung lớp, cùng một xuất phát điểm, cùng một hoài bão, cùng một khát khao ngày xưa với mình.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Lúc mình lấy nhau, anh bắt em phải hứa là không được đi làm. Anh bảo: "Phụ nữ chẳng cần phải bon chen ra xã hội làm gì cho mệt. Em cứ yên tâm ở nhà mà nội trợ, chuyện kiếm tiền để anh". Mới lấy nhau, sẵn kinh tế gia đình cũng khá giả, lại nghĩ nếu ở nhà sẽ chăm con tốt hơn, em cũng tặc lưỡi chiều anh. Nói một câu công bằng, bao năm qua anh lo cho gia đình rất đầy đủ, cuộc sống của em cứ trôi qua êm đềm, vô lo. Lẽ ra em phải rất vui, rất hạnh phúc, nhưng sao vẫn thấy buồn, thấy bức bối...
Thế giới của đám bạn cùng lứa của em phong phú, đặc sắc bao nhiêu thì thế giới của em tẻ nhạt bấy nhiêu, chỉ vỏn vẹn trong bốn bức tường nhà. Thế giới của em giờ là sáng đưa hai đứa con đi học, trưa đón về, chiều chở đi học thêm, tối cùng con học bài. Thế giới của em là những ngày đều đặn giao việc bếp núc, việc nội trợ cho bà giúp việc. Thế giới của em thu nhỏ lại, với cái vòng luẩn quẩn: nhà - trường học - chợ - công viên. Thế giới của em chỉ thêm chút màu sắc vào buổi tối, khi anh đi làm về, khi cả nhà quây quần bên mâm cơm. Mà anh thì trăm công ngàn việc, cả tuần họa hoằn lắm mới về nhà ăn cơm vài lần. Sống trong cái thế giới ấy, em thấy mình cũng dần trở nên cũ đi, mòn đi...
Chẳng phải em lo xa, nhưng giờ toàn bộ cuộc sống của em phụ thuộc hết vào anh. Giả dụ, em chỉ giả dụ thôi, lỡ một ngày nào đó quan hệ vợ chồng trục trặc, vì người thứ ba hay vì một mâu thuẫn nào đó chẳng hạn; thì em - không công ăn, không việc làm, làm sao lo được cho bản thân?
Những năm gần đây, không ít lần em thủ thỉ cùng anh, xin anh cho em đi làm, nhưng lần nào anh cũng gạt đi, bảo là em không thực hiện đúng lời hứa. Anh bảo: "Em sướng mà không biết hưởng, còn bày đặt được voi đòi tiên!". Thật tình, nhiều người cũng nói em như vậy, khiến em cũng chẳng biết mình đúng hay sai. Nhưng, em chỉ biết một điều, cái khát khao được đi làm, được giao tiếp, được cống hiến, được mở rộng tầm nhìn... bị đè nén trong em từ ngày lập gia đình vẫn cháy âm ỉ mãi đến nay, giờ đang muốn bùng lên thành đám lửa. Anh cũng là người của công việc, mong anh hiểu và tạo điều kiện cho em. Em chỉ cần một công việc đơn giản, nhẹ nhàng; để em vẫn còn nhiều thời gian cho gia đình, cho con cái; được không anh?
Theo VNE
Lạc lõng và cô độc giữa nhà chồng Ở nhà mình tôi muốn gì được nấy, không mâu thuẫn xích mích với ai kể cả chị dâu anh rể, vậy mà bây giờ tôi như cái gai trong mắt gia đình chồng. Tôi muốn ra đi nhưng sợ con khổ, ở lại thì tôi phải làm sao? Tuổi Dần lận đận, không biết có phải đúng với tôi? Ngoại hình dễ...