Đi tìm sự thật về bùa ngải làm từ xác người
Từ rất lâu rồi, dân gian thường truyền miệng nhau về công dụng cực kỳ linh thiêng của các bộ phận tách rời hoặc toàn bộ thể xác người chết.
Bùa “tiểu quỷ” làm từ xác trẻ con
Rất nhiều trường phái sử dụng hài cốt người chết để làm thành những loại bùa chú huyền bí. Sự linh nghiệm thần kỳ của các loại bùa chú này thường chưa ai nhìn thấy, chỉ là đồn đoán truyền miệng. Tuy vậy, không ít kẻ hiếu kỳ, mù quáng và tham lam vẫn tin và bằng mọi giá để có được những thứ bùa ngải rợn người ấy.
ĂN TRỘM TAY NGƯỜI CHẾT VÌ SÉT ĐÁNH
Có thời, ở các vùng quê ở Thanh Hóa và Nghệ An rộ lên nạn săn tìm mộ người sét đánh để đào trộm. Cho đến nay, những cuộc khai quật như vậy vẫn âm ỉ, thỉnh thoảng lại bùng phát. Từ trong dân gian, hàng trăm năm nay người ta vẫn lưu truyền những lời đồn thổi huyền bí kiểu như: Những kẻ hành nghề trộm cướp muốn phát tài, đánh đâu thắng đó thì đào trộm mộ người chết vì sét đánh, chặt một bàn tay đem về yểm, vậy là ung dung đi khuân đồ nhà người khác mà không sợ bị bắt. Có bàn tay ấy, kẻ trộm trước khi hành sự chỉ việc cho lên bàn thờ khấn, bàn tay đó chỉ về hướng nào thì đi ăn trộm hướng đó sẽ thành công. Thậm chí, người ta còn đồn đại đến uy linh của bàn tay sét đánh, khi vào nhà giơ bàn tay huơ huơ mấy vòng là chủ nhà ngủ ly bì như chết. Chẳng may, trong lúc hành sự nhỡ bị chủ nhà phát hiện, kẻ trộm chỉ cần cầm bàn tay đảo qua vài vòng chủ nhà chỉ có nước đứng im bất động.
“Bàn tay sét” màu nhiệm vậy nên nhiều kẻ liều mạng đã cất công tìm kiếm và khai quật mồ mả người chết để có được bửu bối ấy. Ông Nguyễn Văn Sơn 60 tuổi ở Thuần Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa kể: “Tôi từng có đứa cháu qua đời vì bị sét đánh. Theo tục lệ ở chúng tôi từ hàng trăm năm nay, người bị sét đánh chết không chôn cất ở nghĩa trang, phải chôn cất ở trong vườn nhà mình. Vì đã có trường hợp bị kẻ xấu đào mộ, lấy một số bộ phận của cơ thể”. Ông Sơn đã từng nghe kể về gia đình xã bên, có người bị chết do sét đánh, nhưng do gia đình chủ quan canh giữ mộ không cẩn thận mà người mất không được yên. Gia đình mới làm 3 ngày cho người xấu số, đến sáng hôm sau lên thăm mộ đã bị đào bới tung tóe. Kẻ xấu vào khu nghĩa trang đào xác lên và lấy một số bộ phận như xương bánh chè, cánh tay, ức.
Tại sao chỉ ở những làng quê Thanh Hóa, Nghệ An mới lưu truyền về sự kỳ bí của “bàn tay sét”? Thực chất, ở trong Nam cũng không hiếm gặp. Nó là một loại bùa ngải xuất phát từ Campuchia, còn gọi là bùa Miên. Bàn tay sét muốn linh nghiệm phải được tẩm yểm, cúng viếng rất công phu. Ngày trước, ở các vùng quê Củ Chi, Hóc Môn của Sài Gòn cũng từng có nạn đào trộm mồ mả của người bị sét đánh.
Nạn đào trộm mộ người bị sét đánh từng khuynh đảo các vùng quê
Video đang HOT
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ – Tin học ứng Dụng (UIA) khẳng định: “Việc kẻ xấu đào mộ, lấy một số bộ phận của người bị sét đánh là có thật. Vì thế, các gia đình có người thân bị sét đánh chết, khi chôn cất phải canh chừng nghiêm ngặt. Đó chỉ là do người ta đồn thổi, hư cấu xuất phát từ quan niệm “Thiên lôi chỉ đâu đánh đó” của người xưa. Vì những người chết do sét đánh xưa kia người ta hay gọi là “thiên lôi đả”. Còn nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người) khẳng định: “Tôi cũng đã nghe nhiều lời đồn về sự mầu nhiệm như phép thuật của những bộ phận trên thi thể người bị sét đánh. Nhưng tôi chưa từng biết đến một trường hợp nào được “thụ hưởng” từ sự thần bí này. Ngay cả việc người bị sét đánh chết hụt có khả năng đặc biệt gì không cũng chưa được biết rõ”. Ông Hải cũng đã bỏ công tìm hiểu nhiều tài liệu nhưng cũng không ở đâu nói về những tác dụng kỳ bí của người chết do sét đánh. Tất cả đều chỉ là tin đồn.
BÍ MẬT CỦA “TIỂU QUỶ”
Gần đây, lại nghe phong thanh việc một số đại gia đang thi nhau thờ “quỷ nhi” hay có cách gọi khác là “tiểu quỷ”. Thứ bùa ngải thần bí này nếu có dùng cũng ít ai nói ra, thậm chí với cả người thân. Những lúc các ông trà dư tửu hậu, nếu có buột miệng lỡ nói thì cũng lập tức khựng lại. Bùa “quỹ nhi” được sử dụng rất rộng rãi bên các nước Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan… Còn ở xứ ta chưa thấy ai dùng (hoặc chưa bị lộ). Nhà nghiên cứu huyền thuật N.H.T mà tôi có dịp giới thiệu với độc giả trong bài viết trước cho biết: Bùa quỹ nhi xuất phát từ Thái Lan còn gọi là bùa Xiêm. Ở Thái rất phổ biến loại này nên người nổi tiếng, thương gia khắp Á Đông thường xuyên qua đó mua về thờ. Chúng được làm từ những thai nhi đã chết, tẩm ướp đặc biệt. Người dùng thường để ở nơi kín đáo, giấu biệt cả người thân trong nhà cũng khó biết. Theo quan niệm, muốn làm được bùa, nhất thiết phải có thi thể sinh linh nhỏ bé đó để điều khiển linh hồn chúng. Vì vậy, nhiều kẻ mù quáng nạo phá thai, dùng chính giọt máu của mình để có được loại bùa này. Nếu là song thai thì phúc càng lớn. Bùa quỷ nhi thường được dùng để sinh tài lộc, người kinh doanh buôn bán dùng bùa thì được nhiều khách hàng, đối tác. Những kẻ tà tâm thường dùng loại bùa này để quấy phá đối thủ của mình, nhẹ thì thất bát, nặng thì lâm bệnh. “Tuyệt nhiên, thứ bùa này không thể dùng để đoạt mạng người. Vì năng lực của trẻ con có hạn, không thể dùng vào việc đó” – ông H. nói. Về sự linh nghiệm của loại bùa này ông cũng chưa từng được chứng kiến bao giờ, chỉ nghe qua chuyện kể.
Bùa chú có thể dùng để giết người? Ông H. khẳng định là có. Trong hầu hết các trường phái huyền thuật đều lưu hành một thứ bùa gọi là “Thiên Linh Cái”. Loại này là hình thức “thỏa hiệp” với vong hồn người chết. Người sống được vong hồn này giúp đỡ, ngược lại vong hồn được yêu thương, chăm sóc. Loại bùa này được biết đến với chức năng “thám tử”, tức là thu thập tin tức từ nơi mà người sử dụng muốn biết. Cao hơn, có thể xui khiến vong hồn đoạt mạng đối thủ. Có trường phái chỉ cần thuyên luyện, kêu gọi vong hồn. Nhưng cũng có trường phái phải thông qua công cụ để giữ vong hồn đó chính là chiếc sọ người chết.
Bùa tiểu quỷ
14 năm trước, ở Đồng Tháp từng xảy ra vụ giết người hàng loạt gây chấn động dư luận cả nước xuất phát từ việc luyện loại bùa này. Ở cù lao xã Tân Bình (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), xuất hiện một người đàn ông tên Phạm Văn Tân (54 tuổi) tự xưng hành nghề thầy thuốc danh xưng Hai Tưng rất được người dân cảm tình vì bốc thuốc không lấy tiền. Sau đó, thầy Hai Tưng còn vẽ bùa giải hạn cho dân làng và nhiều lần ứng nghiệm nên ngày càng được tin tưởng. Dân xã không ngờ ông thầy bùa ấy đang mộng luyện thành bùa phép Thiên Linh Cái bằng cách giết người lấy sọ.
Đêm cuối tháng 5/2000, một cô gái Trần Thị Phương, 25 tuổi, đến nhà thầy Hai Tưng để xin bùa. Thầy Hai Tưng dặn trước phải chui vào một chỗ thủng ở tường rào vào nhà thầy mới thiêng. Tin lời, cô gái trẻ tìm đến. Vừa chui đầu qua lỗ thủng, ông thầy đã cầm sẵn khúc cây vụt liên tiếp vào đầu cô gái. Nạn nhân chết, thầy Hai Tưng cắt thủ cấp và chôn xác cô sau vườn. Sau khi vụ việc vỡ lở, công an phát hiện ở căn mật thất trong nhà lá của ông này thêm 3 chiếc đầu lâu khác đặt trên bàn thờ nghi ngút khói nhang và một mớ những giấy bùa ma giáo. Tên thầy bùa mê muội và khát máu bị tử hình không lâu sau đó.
“Đã nghiên cứu huyền thuật, không ai không biết câu chuyện đó” – ông H. nói. Ông thầy bùa đã chết nhưng cái giá ông này phải trả trong thế giới tâm linh và hậu quả để lại cho con cháu là cực kỳ ghê gớm. “Bùa ngải không phải xấu, cái xấu nằm ở kẻ tà tâm” – ông H. chiêm nghiệm. Thực ra, bùa ngải là công cụ kết nối con người với cõi âm. Vong hồn con người cũng như khi sống, làm gì cũng xuất phát từ sự thiện nguyện, nếu ép buộc họ thì sẽ phản tác dụng, tự làm hại chính mình. Như ông thầy bùa nọ tước đoạt mạng sống của người khác để mong vong hồn họ giúp mình thì quả là ngu xuẩn và bệnh hoạn. Cũng như nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã nhiều lần nói với người viết bài này: Con người sống với thông điệp từ bi thì nhân quả tốt, được vong hồn phò trợ. Còn tham lam, độc ác, gieo thông điệp hận thù để đạt được mục đích đen tối thì quả báo đến sẽ là tất yếu.
Theo xahoi
Thông tin mới nhất về nghi án "mộ tặc" ở Hà Nam
Hàng trăm người dân tại thôn Thá (xã Liêm Chính, TP.Phủ Lý, Hà Nam) đã kéo ra cánh đồng của thôn để vây bắt các đối tượng nghi là "mộ tặc".
Người dân thôn Thá vẫn chưa hết ồn ào trước nghi án "mộ tặc"
Trắng đêm phòng "mộ tặc"
Theo thông tin mà chúng tôi có được từ những người dân ở thôn Thá, khoảng 19h ngày 28/3, anh Nguyễn Văn Kim (SN 1966, trú tại xã Liêm Chính), trên đường đi làm đồng về, phát hiện có ánh đèn tại khu nghĩa trang Cửa Chùa Thá. Anh Kim đã tiến lại gần và thấy có mấy người đàn ông đang lúi húi, gần đó là một chiếc tiểu sành. Chứng kiến cảnh đó, nghĩ có chuyện chẳng lành, ngay lập tức anh này đã chạy về làng báo cho người dân của thôn.
Nhận được tin báo, người dân đã ùn ùn kéo nhau ra ngay khu vực nghĩa trang Cửa Chùa Thá nhằm làm rõ sự việc. Khi đến đây, họ gặp một số đối tượng đang mang theo đồ nghề, chuẩn bị đưa xương cốt trong quan tài bỏ vào chiếc tiểu sành. Lập tức, những đối tượng này đã bị người dân của thôn này bắt giữ, đồng thời trình báo sự việc lên chính quyền địa phương.
Chưa dừng lại ở đó, lo sợ việc này có liên quan đến quá trình giải phóng mặt bằng của UBND TP. Phủ Lý trong việc xây dựng khu đô thị Liêm Chính nên những người dân đã kéo đến trụ sở UBND xã yêu cầu chính quyền địa phương phải làm rõ động cơ, mục đích của các đối tượng trên. Đến 23h cùng ngày, hàng trăm người dân trong thôn vẫn có mặt tại trụ sở ủy ban mặc cho chính quyền địa phương vận động, yêu cầu người dân bình tĩnh để giải quyết sự việc. Cũng ngay trong đêm, người dân thôn Thá đã cắt cử nhau ra canh giữ hai ngôi mộ trên.
Sáng 29/3, tiếp tục ra hiện trường, người dân phát hiện thêm rất nhiều xương cốt của những người đã khuất bị nước mưa làm lộ ra khỏi mặt đất, nằm vương vãi nhiều nơi. Quan sát ban đầu cho thấy, trên bộ bộ hài cốt trong chiếc quan tài kia vẫn còn một bộ dây chuyền bằng bạc. Từ những thông tin trên, đã có hai dòng họ là Ngô và Nguyễn đến nhận bộ hài cốt trên chính là người trong gia tộc.
Ông Ngô Văn Hiền (SN 1947), trưởng dòng họ Ngô, cho biết: "Hiện tại dòng họ chúng tôi đã xem gia phả và xác định được một ngôi mộ đào lên là của cụ Ngô Thị An, còn các ngôi mộ khác do hiện trường xáo trộn nên đã mất phương hướng, rất khó xác định". Ông Hiền còn cho biết, khu mộ bị đào trộm của dòng họ ông là nơi chôn cất của những người đã khuất từ đời thứ nhất cho đến nay là đời thứ chín, có gần 100 ngôi mộ...
Bà Nguyễn Thị An, một người dân của thôn Thá cho biết: "Chúng tôi yêu cầu chính quyền phải xử lý nghiêm các đối tượng, cũng như đơn vị thi công vì đã cố tình di chuyển hai ngôi mộ trên. Việc làm trên là trái với thuần phong mĩ tục của người Việt từ bấy lâu nay thờ cúng, coi giữ phần mộ ông bà tổ tiên".
Do người dân tụ tập khá đông, lại bức xúc nên chiều 29/3, một trong những đối tượng tham gia vào việc đào mộtrên là anh Ngô Đức Toàn đã đứng ra viết biên bản khai nhận. Trong đó, anh Toàn cho biết, anh được năm nhà thầu cùng một số người được thuê để đi chuyển hài cốt của ngôi mộ bị máy xúc ủi lên. Sau khi mang tiểu chuẩn bị di dời thì bị phát hiện.
Phó chủ tịch UBND TP.Phủ Lý
Chỉ là mộ vô chủ?
Mặc dù đã gần một tuần nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết triệt để nên người dân trong họ Ngô và họ Nguyễn cùng các công an viên của xã vẫn phải túc trực ngoài khu mộ. Hai đại diện của họ Ngô và họ Nguyễn là ông Ngô Văn Sắc và Nguyễn Hữu Khước, đều có chung mong muốn là nhanh chóng giải quyết vụ việc để các vong linh người đã khuất được an nghỉ.
Chiều 1/4, trao đổi với PV xung quanh vụ việc trên, ông Nguyễn Văn Tiến Phó chủ tịch UBND TP. Phủ Lý cho biết: Theo quy hoạch, toàn bộ xã Liêm Chính đều nằm trong khu vực mở rộng thành phố, dự án ở xã Liêm Chính là dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị Liêm Chính - Nam Châu Giang. Toàn bộ khu đất trống sẽ được khai thác triệt để, giữ nguyên hiện trạng chung cư của người dân.
Theo đó, đất nông nghiệp đã được đền bù cho dân từ năm 2010 đến nay, còn toàn bộ khu vực mồ mả thì đơn vị thi công sẽ không được đụng đến. Đơn vị thi công, nhà đầu tư tại khu vực xã Liêm Chính là công ty liên danh 12345, do công ty Xây lắp Hà Nam làm đại diện. Khu vực mà người dân cho rằng bị đào mộ là một bãi đất nông nghiệp hầu hết là ruộng lúa. Trong quá trình làm việc đơn vị thi công thì không may máy ủi đào phải một ngôi mộ. Nhưng do ngôi mộ này không có nấm và mô để xác định là một ngôi mộ đất nên đơn vị thi công mới ủi trúng.
Ngay sau đó, nhà đầu tư đại diện liên danh này đã thuê thầy cúng, cùng một số người vào buổi tối đến làm lễ di chuyển bộ hài cốt trên đi chỗ khác. Do nghĩ đây là mộ hoang nên nhà đầu tư đã không báo lên chính quyền địa phương khiến dư luận nghĩ là họ đi đào trộm mộ...
Cũng theo ông Tiến, chiều 31/3, chủ đầu tư cũng đã xuống gặp những người đại diện của dòng họ Ngô và họ Nguyễn, nhưng dân tình kéo đến quá đông nên vụ việc không giải quyết được. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin trên, UBND TP. Phủ Lý cũng đã cho đơn vị thi công tạm dừng ngay các hoạt động, đồng thời nhanh chóng giải thích cho người dân để ổn định tình hình.
Nhưng do khu đất phát hiện ra phần mộ chỉ mới có hai dòng họ Ngô và họ Nguyễn xác nhận là của họ và họ cũng chỉ mới có đơn kiến nghị lên UBND xã Liêm Chính chứ chưa có văn bản khẳng định ngôi mộ nào đúng là mộ của họ Ngô và Nguyễn. Nếu họ xác nhận được thì UBND TP. Phủ Lý, UBND xã Liêm Chính và chủ đầu tư sẽ đề xuất, giải quyết một cách hợp tình hợp lý nhất.
Ông Tiến cũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ xuống đề xuất và tìm cách giải quyết một cách hợp tình hợp lý nhất với nhân dân và hộ gia đình nào xác nhận phần mộ trên là phần mộ của gia đình mình, để tiến hành việc sang cát cho phần mộ theo đúng phong tục tập quán của người dân".
Theo xahoi
Tin đồn rợn người quanh vụ cháy đồ vật ở Nghệ An Nhiều người dân cho rằng hiện tượng kỳ lạ đồ vật trong nhà ông Thanh tự dưng bốc cháy là do ma quỷ làm. Tin đồn ác ý còn ám chỉ mảnh đất nơi ông ở có nhiều linh hồn trú ngụ Từ hiện tượng lạ "trăm năm mới có một lần" Những ngày qua, dư luận Nghệ An cũng như trong cả...