Đi tìm quán phá lấu thơm ngon nổi tiếng lâu năm ở Sài Gòn: 6 địa chỉ chất lượng luôn nườm nượp khách
Với hương vị đậm đà, thơm ngon và cách chế biến độc đáo, phá lấu luôn thu hút thực khách từ khắp nơi.
Dưới đây là những quán phá lấu ngon lâu năm, nơi mà từng miếng thịt mềm mại hòa quyện cùng nước dùng đậm đà, chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn.
Sài Gòn không chỉ nổi tiếng với sự nhộn nhịp và đa dạng ẩm thực mà còn là thiên đường của những món ăn vặt hấp dẫn, trong đó có phá lấu – món ăn đường phố đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người dân Sài Thành. Với hương vị đậm đà, thơm ngon và cách chế biến độc đáo, phá lấu luôn thu hút thực khách từ khắp nơi. Dưới đây là những quán phá lấu ngon lâu năm, nơi mà từng miếng thịt mềm mại hòa quyện cùng nước dùng đậm đà, chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn. Cùng khám phá để tìm ra địa chỉ ưng ý cho những bữa ăn thú vị nhé!
Cô Thảo bán phá lấu bò là danh bất hư truyền, lời đồn quả không sai. Nước phá lấu ở quán béo ngọt vừa phải, màu sắc không quá nhạt hay quá nhiều màu. Lòng được chế biến sạch sẽ, không có mùi khó chịu. Phá lấu được xào dai dai mà không phải dai nhách, ăn cực kỳ vừa miệng.
Món phá lấu tại quán phá lấu cô Thảo mang hương vị khác biệt phần nước dùng.
Cảm nhận vị ngọt từ nước hầm các loại nội tạng, hương thơm của nước dừa tươi kết hợp với độ béo của nước cốt dừa, chút vị cay thơm của quế và ngũ vị hương, tất cả tạo nên một hương vị độc đáo riêng biệt. Đặc biệt, màu sắc của nước phá lấu tại quán là màu tự nhiên của nước dừa, hoàn toàn không sử dụng phẩm màu hóa học. Nước phá lấu được quán chế biến có độ sền sệt nhất định, ăn cùng bánh mì rất cuốn. Đặc biệt, nước mắm me ở đây là một ‘cặp bài trùng’ với phá lấu, ngon không diễn tả nên lời, chấm hay cho vào ăn chung đều ngon hết.
Quán phá lấu chị Thoại là điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai yêu thích các món phá lấu chất lượng với giá cực kỳ phải chăng. Phá lấu tại đây không chỉ có hương vị ngon ngất ngây, đậm đà mà còn có giá rất hợp lý, bao gồm phá lấu thơm lừng và bánh mì hoặc mì tôm đi kèm.
Đặc biệt, vào những ngày mưa, trời se se lạnh thì việc thưởng thức chén phá lấu chấm với bánh mì sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Phần cái của phá lấu được quán chuẩn bị đầy đủ với các thành phần như lá sách, khăn lông, phèo non, gan, tổ ong, trái khế… Phần nước phá lấu ở đây đạt được sự thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt là nước chấm chua ngọt đậm đà vô cùng bắt vị. Quán phá lấu chị Thoại có không gian sạch sẽ, sắp xếp các bàn ăn rất tỉ mỉ.
Được mệnh danh là một trong những quán phá lấu ngon nhất nhì Sài Thành, phá lấu dì Hạnh ấn tượng với phần nước sốt sánh đặc và nước dừa, béo béo ngậy ngậy.
Thưởng thức phá lấu dì Hạnh bạn sẽ ấn tượng với vị ngọt đặc trưng của nhiều loại nội tạng được hầm cùng với nhau, vị cay và thơm của ngũ vị hương, quế, vị chua chua, cay cay. Chấm bánh mì nóng giòn cùng nước chấm phá lấu ăn kèm miếng dạ dày giòn tan để cùng cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn này khi du lịch Sài Gòn.
Phá lấu Dì Nủi
Phá Lấu Dì Nủi nằm tại khu quán phá lấu quận 4 vốn từ lâu đã nổi danh trong lòng người dân sài Gòn,được đánh giá “ăn một lần là nghiện”, quán nằm ở khá xa trung tâm của Quận 4.Quán dù hơi khó tìm nhưng lại có tuổi đời khá lâu nên vẫn thu hút đông đảo thực khách đến ăn.Dù được nằm trong con hẻm nhưng không gian quán lại rộng rãi và thoáng mát.
Điều đặc biệt là quán luôn được bà chủ dọn dẹp gọn gàng và sạch sẽ nên khi ăn rất thoải mái.
Nồi phá lấu được cô đun nóng liên tục trên bếp nên khi bưng ra vẫn còn nóng hổi và thơm lừng. Đến đây bạn nhất định phải gọi thử các món là: phá lấu nước, phá lấu chiên, khô bò đen. Mỗi món đều có một hương vị đặc trưng riêng nhưng vẫn rất đậm đà và vừa vị.
Nhìn chung nội tạng để nấu phá lấu của quán cô được làm rất sạch sẽ và không còn mùi hôi. Nước dùng được nấu sền sệt ,không quá béo ngậy mà vừa miệng với độ mặn ngọt hài hòa. Kèm theo các hương vị đậm đà thấm vào lòng. Nước chấm chua ngọt của quán cũng rất đặc biệt. Quán khá đông khách nên phải chờ hơi lâu, nhưng sự chờ đợi đấy đã đổi lại một bữa ăn thơm ngon thì quá xứng đáng. Đây chính là một quán Phá lấu gần đây ngon mà bạn nhất định không thể bỏ qua.
Video đang HOT
Phá lấu ở đây nước lèo béo, được nấu vừa ăn, ngon mềm, không hề bị hôi. Nước phá lấu màu vàng cam nhìn kích thích vô cùng. Quán có nước mắm tắc ớt để ăn kèm, khá đặc biệt vì được làm theo công thức riêng, nước mắm mặn mặn đặc sánh, chua ngọt vừa phải, ăn chung phá lấu ngon khỏi chê.
Nước chấm phá lấu có vị béo mới được gọi là đặc trưng.
Nước chấm ở quán này lại có vị chua, ngọt, cay, mặn, đủ cả, dễ khiến cho khách tưởng là nước mắm mặn bình thường. Nhưng khi ăn thêm thì gần giống với nước mắm ăn ốc. Phá lấu đã mềm, thơm và ngon rồi, thêm nước chấm càng tuyệt cú mèo.
Phá lấu cốt dừa chị Thục
Phá Lấu Cốt Dừa Chị Thục là một quán phá lấu gần đây nổi tiếng và hiếm hoi giữa lòng Sài Gòn khi chỉ nấu hoàn toàn với nước cốt dừa. Vì vậy mà nồi phá lấu ở đây có màu trắng đục như sữa và có vị béo ngậy còn không màu mè. Quán đã ra đời hơn 35 năm do mẹ của chị truyền lại cho chị nghề này, cái nghề mà chị đặt hết tâm huyết để tạo ra một hương vị thơm ngon nhất cho khách hàng.
Nồi phá lấu của quán không quá lớn, được chị nấu vừa đủ và bán hết trong ngày nên luôn có được vị thơm ngon.
Có lẽ vì thế mà thường hết rất sớm nên bạn phải tranh thủ chứ không thì khó mà có được một món ăn ngon như vậy. Nồi phá lấu của chị rất đa dạng nguyên liệu tươi ngon, bao gồm lá mía, bao tử, tổ ong, thăng long,… Khi khách đến thì chị sẽ cắt để giữ độ dai và hương vị.
Các nguyên liệu được làm một cách sạch sẽ, không còn mùi hôi nên ăn rất dễ dàng. Khi ăn vào rất ngấm nước cốt dừa, vừa bùi lại vừa béo, lại thêm chút đậm đà của nước chấm ngon không tả nổi. Tất cả hòa quyện làm cho món phá lấu của chị ngon một cách kỳ lạ ăn một lần sẽ nghiện luôn. Đây là một quán Phá lấu gần đây mà bạn nên thử.
Cách nấu phá lấu bò Sài Gòn, món ăn đường phố vạn người mê hóa ra không khó
Cách nấu phá lấu bò không khó nhưng cần có bí quyết thì món ăn mới thơm ngon, chất lượng, ai thưởng thức cũng thích.
Phá lấu là món ăn đường phố quen thuộc với nhiều người ở TP HCM. Món phá lấu có nguồn gốc từ Trung Hoa. Khi du nhập vào Việt Nam, phá lấu được ưa chuộng và trở nên phổ biến với giới học sinh, sinh viên cho đến dân văn phòng. Phá lấu thường sử dụng nguyên liệu chính là nội tạng như lòng non, bao tử, phèo, lá mía, tổ ong, lá xách, khăn lông... của bò để nấu.
Không cần phải ra hàng quán, cũng không phải vào TP HCM mới được thưởng thức, ngay tại nhà bạn cũng có thể tự tay làm phá lấu cho bản thân và gia đình. Nếu chưa biết cách làm phá lấu bò, các bạn hãy tham khảo công thức của chị Huỳnh Hồng Đào, đảm bảo cực thơm ngon.
Chị Huỳnh Hồng Đào (TP HCM).
Theo chị Hồng Đào, cách nấu phá lấu thực chất không có nhiều quy trình phức tạp, song ở bước sơ chế nội tạng thì phải cực kì kỹ lưỡng vì nếu để lòng bò còn mùi hôi thì sẽ không thể ăn được nữa.
Các nguyên liệu chính được tẩm ướp bằng các gia vị như ngũ vị hương, rượu, tiêu, muối... cùng các gia vị cay để khử mùi hôi của nội tạng. Nguyên liệu sau khi sơ chế được nấu với nước dừa béo ngậy để tạo thành món ăn lạ miệng, hương vị đậm đà rất được yêu thích.
Ăn kèm với phá lấu còn có một số loại thực phẩm như bánh mì, rau răm , chấm cùng nước mắm chua ngọt để tăng thêm hương vị. Thật tuyệt vời khi được thưởng thức một bát phá lấu nóng hổi vào những ngày trời lạnh.
Với cách nấu phá lấu bò đơn giản dưới đây, bạn có thể trổ tài nấu nướng cho người thân cùng thưởng thức.
Cách nấu phá lấu bò thơm ngon trọn vị:
Nguyên liệu
- 1.5kg lòng bò các loại (dạ cỏ, tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, thú linh hay còn gọi là khấu đuôi hoặc tùy thích).
- 5g quế.
- 35g tỏi.
- 70g hành tím.
- 3 tai hoa hồi.
- 1 trái thảo quả.
- 3 nụ đinh hương.
- 5 lá cà ri.
- 60g gừng.
- 2 muỗng canh dầu hào.
- 1 muỗng cà phê bột cà ri.
- 3 muỗng canh rượu mai quế lộ.
- chén giấm
- chén rượu trắng.
- 1.5 muỗng canh đường thốt nốt.
- 1 muỗng canh dầu màu điều.
- 1 muỗng canh bột nghệ.
- 1/3 muỗng cà phê bột gừng.
- 1/3 muỗng cà phê bột ngũ vị hương.
- 1 muỗng cà phê bột tỏi.
- 1 muỗng cà phê ớt bột.
- 1 lít nước dừa tươi.
- 500ml nước dão dừa.
- 200ml nước cốt dừa.
- 100ml nước cốt tắc.
- Gia vị: tiêu, nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn, đường cát.
Các bước làm phá lấu lòng bò:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu khác
- Gừng bỏ vỏ, rửa sạch, cắt làm 4, đập dập.
- Hành tím bỏ vỏ, 35g cắt lát, 35g xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn.
- Tỏi bỏ vỏ, xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn.
- Rang quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả cho thơm.
Bước 2: Sơ chế lòng bò
Lòng bò cho vào thau cùng số gừng đập dập, chén giấm, chén rượu, khuấy đều cho tan. Sau đó đổ tất cả lòng bò vào chà xát thật kỹ từ bên trong lẫn bên ngoài để loại bỏ nhớt, khử mùi hôi. Tiếp theo, rửa sạch lại, để ráo nước.
Chần lòng bò: Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho vào hành tím cắt lát, 2 miếng gừng đập dập, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh rượu mai quế rượu. Đợi nước sôi khoảng 2 phút, cho tất cả lòng bò vào đun trong khoảng 2 - 3 phút, sau đó vớt ra rồi đem đi rửa lại cho thật sạch, để ráo nước. Bạn có thể dùng dao cạo sạch những phần bẩn bên trong ruột. Cắt lòng thành những miếng to cỡ bằng lòng bàn tay.
Bước 3: Ướp lòng
Cho tất cả lòng vào âu lớn, ướp 1 muỗng cà phê bột tỏi, 1/3 muỗng cà phê bột gừng, muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng canh nước mắm, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê dầu hào, 2 muỗng canh dầu màu điều, hành tím xay, 1 muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng canh rượu mai quế lộ.
Dùng tay trộn đều để lòng thấm gia vị. Thời gian ướp là từ 30 - 60 phút.
Bước 4: Xào lòng cùng hỗn hợp gia vị
Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, phi thơm tỏi xay. Khi thấy tỏi bắt đầu chuyển vàng, tắt bếp, cho vào 1 muỗng canh bột nghệ, 1/3 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, lá cà ri, trộn đều tất cả lên, mở lửa nhỏ, xào trong khoảng 30 giây. Tiếp theo, đổ lòng bò vào, tắt bếp, chờ hỗn hợp gia vị nguội, bạn dùng tay xát gia vị vào từng miếng lòng. Sau đó, mở bếp, xào cho lòng săn lại. Thời gian xào là khoảng 3 - 4 phút.
Bước 5: Nấu phá lấu lòng bò
Cho tất cả lòng qua nồi, đổ vào 1 lít nước dừa tươi và 500ml nước dừa dão đun trên lửa lớn. Nêm vào nồi 1.5 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 miếng gừng đập dập, hoa hồi, quế, thảo quả, đinh hương. Khi nước sôi, hạ lửa mức vừa, đậy nắp đun trong khoảng 45 phút - 60 phút. Sau đó, bạn cho 200ml nước cốt dừa vào, nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với gia đình. Khi nước sôi lên lại, tắt bếp ngay.
Bước 6: Làm nước chấm ăn cùng phá lấu
Cho vào nồi 250g đường, 100ml nước lọc, 15g muối, đun và khuấy đều cho đường tan. Khi đường đã tan hoàn toàn hoặc sôi được 3 phút, bạn đổ nước cốt tắc vào và đun đến khi sôi trở lại, tắt bếp, để nguội.
Trình bày và thưởng thức
Múc phá lấu ra tô, cắt nhỏ, chan nước sốt lên thưởng thức cùng nước chấm, rau răm và bánh mì.
Chúc các bạn thành công!
Lòng bò đừng chỉ luộc, đem nấu kiểu này béo ngậy, ăn cùng cơm trắng hay bánh mì đều ngon xuất sắc Món phá lấu có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó được lan truyền vào Việt Nam, trở nên phổ biến với nhiều tầng lớp, từ sinh viên, dân văn phòng đến các gia đình. Phá lấu thường sử dụng các loại nội tạng như lòng, bao tử, phèo của bò, heo để nấu. Cách nấu không quá phức tạp, tuy nhiên,...