Đi tìm nguồn gốc tư tưởng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS hoặc ISIS) tư xưng tại Iraq và Syria đã khiến nhiều người phương Tây bị sốc. Không ít người kinh ngac, sơ hai trước mức độ bạo lực của IS, cũng như viêc tô chưc nay tao đươc hâp lưc lơn vơi đông đao thanh niên Hồi giáo dòng Sunni.
Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo. (Nguồn: AP)
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS hoặc ISIS) tư xưng tại Iraq và Syria đã khiến nhiều người phương Tây bị sốc. Không ít người kinh ngac, sơ hai trước mức độ bạo lực của IS, cũng như viêc tô chưc nay tao đươc hâp lưc lơn vơi đông đao thanh niên Hồi giáo dòng Sunni.
Tờ Huffington Post đã có bài viết mang tính khảo cứu về nguồn gốc tư tưởng của lực lượng này, qua đó lý giải vì sao IS lại lớn mạnh đến vậy.
Tính hai mặt của Saudi Arabia
Theo tờ báo, điêu khiên phương Tây ngac nhiên không kem la thái độ vừa yêu vừa ghét của Saudi Arabia trước IS. Sự “lững lờ”, nươc đôi của Saudi khiến người ta không thể không đặt ra câu hỏi: “Hẳn là người Saudi phải biết IS đang đe dọa cả họ nữa chứ?”
Dường như cho tới tận giờ, tầng lớp lãnh đạo của Saudi Arabia vẫn chia rẽ vê vân đê IS. Một số người hoan nghênh rằng IS đang dung “lưa” Hôi giao Sunni đê chống lại “lửa” Hồi giáo Shiite gốc Iran. Ho hoan nghênh viêc một vương quốc Hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của một di sản Hồi giáo Sunni…
Nhưng sô khac ơ Saudi lai lo ngai trươc cac học thuyết sặc mùi cực đoan của IS và co cơ sơ lich sư đê tin răng sư tôn tai cua chinh quyên Saudi co thê bi đe doa bơi IS.
Sự không thông nhât ây trong nội bộ Saudi chỉ có thể được hiểu rõ thông qua việc nắm bắt lấy tính hai mặt cố hữu đã nằm trong nòng cốt học thuyết kiến tạo ra Saudi, bên canh nguồn gốc lịch sử vương quốc này.
Một đăc điêm quan trọng trong bản sắc Saudi gắn liền với Muhammad Ibn Abd al-Wahhab (người sáng lập tư tương Wahhabi) và hoạt động ứng dụng tư tương này do Ibn Saud thực hiện.
Video đang HOT
Đặc điểm quan trọng thứ hai có liên quan tới cac quyêt sach xây dưng chinh quyên của Quốc vương Saudi Abd-al Aziz trong những năm 1920; hoạt động trấn áp phong trao Ikhwan; việc thể chế hóa tư tưởng Wahhabi và việc tận dụng làn sóng dầu lửa tăng giá trong những năm 1970 để chuyển dòng chảy Ikhwan bất ổn ra nước ngoài – thông qua việc tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa thay vì cách mạng bạo lực trong khắp thế giới Hồi giáo.
“Những kẻ giả dạng Hồi giáo”
Theo nhà văn, nhà báo Mỹ Steven Coll, Muhammad ibn Abd al-Wahhab co lôi sông khô hanh và luôn tự phê bình, trái ngược với đám đông những người quý tộc Ai Cập và Đê quôc Ottoman thường ăn măc loe loet, thich hut thuôc la, thê hiên cac thai đô trương gia, khoa trương khi đi hanh hương vê thánh địa Mecca. Trong quan điểm của Abd al-Wahhab, những kẻ đó không phải người Hồi giáo. Họ chỉ là những kẻ giả dạng người theo Hồi giáo.
Tương tự, Abd al-Wahhab khó chịu trước hành vi của người Bedouin bản địa. Viêc ngươi Bedouin tôn vinh các vị thánh, dựng bia mộ cho ngươi chêt và thưc hiên các hành vi “mê tín” (ví dụ thờ cúng các ngôi mộ hoặc những nơi mà người Bedouin cho là thiêng liêng) đa khiên Abd al-Wahhab phat cau. Ông lên an tât ca cac hanh vi như thê, goi chung la nhưng điêu Thượng đế cấm làm.
Abd al-Wahhab tiêp thu tư tương cưc đoan cua lanh tu Hôi giao tiên bôi Taymiyyah, tin rằng khoảng thời gian Nhà tiên tri Muhammad ở lại Medina là giai đoan lý tưởng trong xã hội Hồi giáo, tai đo mọi người Hồi giáo đều khao khát noi gương Muhammad.
Taymiyyah đã tuyên chiến với Hồi giáo Shiite, Hồi giáo mật tông (Sufis), coi cac tin đô thuôc hai dong nay không phai ngươi Hôi giao thưc thu. Ông lên tiếng chống lại việc viếng mộ Nhà tiên tri Muhammad và việc ăn mừng ngày sinh của nhà tiên tri. Ông nói rằng các hành vi như thế giông như sư băt chươc tuc thờ phụng Chúa Jesus của Công giáo.
Abd al-Wahhab đã ghi nhớ va sư dung lai toan bô các lơi răn dạy này trong hoc thuyêt riêng cua minh. Ông ta con nâng tư tương cua Taymiyyah lên môt tâm cưc đoan lơn hơn khi lên án tất cả người Hồi giáo tôn vinh người thân đã khuất, các vị thánh và thiên thần. Ông nói rằng các tình cảm đó khiến tín đồ không còn toàn tâm toàn ý hướng về “một Thượng đế duy nhất.”
Ông câm các tín đồ cầu nguyện trước thánh thần, người thân đã khuất, cấm việc hành hương tới các thánh đường đặc biệt, tới các liên hoan tín ngưỡng để mừng các vị thánh, cấm việc tôn vinh ngày sinh của Nhà tiên tri Muhammad. Ông thậm chí còn cấm việc sử dụng bia mộ khi chôn cất người đã khuất.
Abd al-Wahhab yêu cầu sự vâng lời tuyệt đối tư phia tin đô. Ông nói rằng mọi người Hồi giáo phải thê trung thành với một lãnh tụ Hồi giáo duy nhất (một vị vua Hồi giáo, nếu có một nhân vật như thế). Những ai không tuân theo điều này sẽ bị giết, vợ con họ bị hãm hiếp, tài sản của họ bị tịch thu. Ông coi ngươi Hôi giao Shiite, Hôi giao Sufis măc nhiên la nhưng ke bôi giao va cân phai giêt bo.
Ơ đây đa không có nhiêu sư khac biêt giưa tư tương Wahhabi và IS. Sự khác biệt chỉ hình thành sau này, với việc Muhammad ibn Abd al-Wahhab cho ra đơi học thuyết “một lãnh tụ, một chính quyền, một thánh đường” – ba tru côt chinh chỉ quốc vương Saudi, quyền lực tối cao của Hôi giao Wahhabi và sự thông tri vê măt tôn giao cua tư tương nay.
ISIS không chấp nhận ba tru côt nay, vôn la nên tang đê chính quyền Hôi giao Sunni ở Saudi Arabia ngự trị. Cũng vì sự khác biệt này mà ISIS là mối đe dọa sâu sắc với Saudi Arabia.
(Còn tiếp)
Theo Linh Vũ
Vietnam
Al-Qaeda ở Syria: IS và Mặt trận Al Nusrah
Khi cuộc nội chiến vẫn đang diễn ra ác liệt ở Syria và ngày càng nguy hiểm đối với các nhà báo, việc thu thập thông tin đáng tin cậy và chi tiết về các tổ chức Al-Qaeda hoạt động bên cạnh phe nổi dậy là hết sức khó khăn.
Thủ lĩnh IS al-Baghdadi.
Phần vì các phe đối địch (ủng hộ và phản đối chính quyền) đều đưa ra những thông tin sai lệch để phục vụ lợi ích của mình, và một phần bắt nguồn từ chính bản chất của Mặt trận Al Nusrah và Nhà nước Hồi giáo (IS - trước là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria, ISIS, hay Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và vùng Levant, ISIL). Để nắm rõ tình hình cần phải nhìn nhận ISIS và Mặt trận Al Nusrah như hai tổ chức riêng biệt dù về cơ bản có chung một hệ tư tưởng.
Kỳ 1: Nhà nước Hồi giáo (IS)
IS được hợp thành và nhận được sự hậu thuẫn của nhiều nhóm phiến quân khủng bố Arập Sunni khác nhau, trong đó có các tổ chức tiền thân là Al-Qaeda ở Iraq, Hội đồng Mujahideen Shura và Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, cùng các nhóm nổi dậy khác như Jeish al-Taiifa al-Mansoura, Jaysh al-Fatiheen, Jund al-Sahaba và Katbiyan Ansar Al-Tawhid wal Sunnah, cũng như một số bộ lạc Iraq theo dòng Hồi giáo Sunni.
Tháng 4/2013, Al-Qaeda ở Iraq tự xưng là ISIS, mở rộng tính chất lịch sử của mình để bao gồm cả Syria. Thủ lĩnh của nhóm này al-Baghdadi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Mặt trận Al Nusrah và coi Abu Mohammed al-Golani, thủ lĩnh Al Nusrah, là một thuộc cấp có nghĩa vụ phục tùng mệnh lệnh của mình.
Các chiến binh IS ở Syria.
Baghdadi đã tìm cách hợp nhất Mặt trận Al Nusrah vào ISIS thành tổ chức mới có tên Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và al-Sham (Levant). ISIS đã giành quyền kiểm soát những khu vực rộng lớn mà không vấp phải sự kháng cự đáng kể nào, một phần nhờ các chiến binh Mặt trận Al Nusrah, những người đã đào tẩu sang ISIS. Baghdadi tự xưng là dòng dõi của Nhà tiên tri Muhammad và được mô tả là một "triết gia thánh chiến", có phần khác so với những thủ lĩnh Al-Qaeda khác. Các tham vọng và phương pháp lãnh đạo tàn bạo của Baghdadi nhằm thực thi luật Hồi giáo đã khiến ISIS bị người dân và cả Mặt trận Al Nusrah xa lánh.
ISIS được ước tính có khoảng 8.000-10.000 chiến binh ở cả Syria và Iraq. Các tân binh được chiêu mộ mà không phải trải qua các khâu kiểm tra năng lực. Tổ chức này chi cho mỗi chiến binh 200 USD/tháng và hàng nghìn người trong khu vực do ISIS kiểm soát đã gia nhập nhóm này.
Theo một nguồn tin thánh chiến do kênh truyền hình Alalam (Iran) dẫn lời thì Baghdadi tiếp tục công khai kháng lệnh thủ lĩnh Al-Qaeda al-Zawahiri. Baghdadi tin vào sự cần thiết của việc lập tức tuyên bố thành lập một nhà nước Hồi giáo và một mình quốc vương của nhà nước đó đưa ra các quyết định trong khi các chiến binh nổi dậy phải trung thành với nhà nước Hồi giáo trong những vùng lãnh thổ mà nhóm này kiểm soát, dù là người Syria hay không phải người Syria, và không công nhận các "thẩm phán" trong ủy ban luật Hồi giáo, những người thuộc các phái Hồi giáo khác.
Mục tiêu ban đầu của ISIS là thiết lập một vương quốc Hồi giáo tại những khu vực có đa số người Sunni ở Iraq. Sau khi tham gia cuộc nội chiến ở Syria, thì mục tiêu đó đã thay đổi nhằm kiểm soát cả những vùng có đa số người Sunni của Syria. Một Nhà nước Hồi giáo đã được tuyên bố thành lập vào ngày 29/6/2014 với Baghdadi được phong làm quốc vương (caliph) và ISIS được đổi tên thành IS.
Không được có luật nào khác ngoài luật của IS. Ngoài ra, tất cả các phe phái Hồi giáo đều phải tuyên thệ trung thành với quốc vương IS nếu không sẽ bị coi là nằm ngoài quyền năng của Thánh Allah. Hợp tác quân sự chỉ diễn ra với các đội quân tuyên bố trung thành với IS và các nhà thuyết giáo của IS có quyền thay thế các nhà thuyết giáo địa phương ở tất cả các nhà thờ Hồi giáo. Hơn nữa, tất cả các chiến lợi phẩm và nguồn tài chính đều quy về "ngân khố" của IS.
IS bị chỉ trích vì tấn công lực lượng nổi dậy "anh em" và thiết lập lãnh địa riêng của mình. Nhóm này đã tấn công nhằm vào Quân đội Syria Tự do (FSA) - là cánh vũ trang của phe nổi dậy Syria, ví dụ như ở Azaz, phía Bắc Aleppo, qua đó giành quyền kiểm soát cửa khẩu biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và chiếm nguồn thu nhập cũng như kiểm soát hàng hóa được chuyển đến Aleppo. IS cũng tìm cách thiết lập một thành trì ở khu vực đông bắc Syria giáp giới với Iraq. Tuy nhiên, nỗ lực này đang vấp phải sự kháng cự không chỉ của các lực lượng trung thành với Tổng thống Assad mà còn từ người Kurd ở Syria, lực lượng đang lợi dụng tình trạng bất ổn để thành lập một chính quyền chuyển tiếp.
Bằng việc đương đầu với người Kurd, ISIS có quá nhiều kẻ thù. Thay vì tập trung vào mục tiêu đánh bại quân đội Syria thì nhóm này đã "nẫng" một số thị trấn từ tay các lực lượng FSA, thiết lập tại miền Bắc Syria hàng loạt lãnh địa do các lãnh chúa cai quản. Và chính sự hung hăng tàn bạo này cùng với những yếu tố khác đã khiến Al-Qaeda công khai cắt đứt quan hệ với ISIS bởi tính chất bạo lực giáo phái của nhóm này làm "hoen ố" hình ảnh của Al-Qaeda.
Trong một tuyên bố phát trên kênh truyền hình Al Jazeera ngày 9/11/2013, al-Zawahiri khẳng định Mặt trận Al Nusrah sẽ tiếp tục hoạt động như "một chi nhánh độc lập của Al-Qaeda và báo cáo cho bộ chỉ huy chung". Tên này còn tuyên bố Baghdadi "đã phạm một sai lầm khi thành lập ISIS mà không hỏi ý kiến của chúng tôi. ISIL sẽ bị giải tán". Sau đó, Al-Qaeda nhấn mạnh không có quan hệ với tổ chức gọi là ISIS vì đã không được nhóm này thông báo và tham vấn khi thành lập. Al-Qaeda không hài lòng vì điều đó nên đã ra lệnh đình chỉ hoạt động của ISIS. Bởi vậy, ISIS không có mối liên quan nào và cũng không có quan hệ về mặt tổ chức với Al-Qaeda. Al-Qaeda không chịu trách nhiệm về các hành động của ISIS.
Theo Huy Lê
Tin tức
Khủng bố tung video bắt giữ, dọa hành quyết các binh sĩ Li-băng Nhánh al-Qaeda tại Syria ngày 23/8 đã tung một đoạn quay cảnh một binh sĩ và các cảnh sát Li-băng bị bắt giữ hồi đầu tháng này trong vụ tấn công xuyên biên giới nghiêm trọng nhất kể từ khi cuộc nội chiến tại Syria nổ ra hơn 3 năm trước, và đe dọa hành quyết họ. Các thành viên của nhóm khủng...