Đi tìm nàng Dae Jang Geum có thật trong lịch sử
Cùng ngược dòng thời gian để hiểu hơn về thân thế thực sự của nàng Dae Jang Geum.
Bộ phim cổ trang Dae Jang Geum là một trong những series phim đi đầu tạo nên làn sóng mang văn hóa Hàn Quốc đến với thế giới.
Đa số người xem đều bị ấn tượng bởi hình ảnh nàng Dae Jang Geum chăm chỉ, thông minh không những trong việc nấu nướng mà cả dưới vai trò một người thầy thuốc.
Nhưng liệu bạn đã bao giờ tò mò về thân phận thực sự của người phụ nữ này?
Hình mẫu nàng Dae Jang Geum do diễn viên Lee Young Ae đảm nhận.
Hình tượng nàng Dae Jang Geum được lấy từ hình mẫu thực sự của vị nữ thầy thuốc đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc phục vụ cho đức vua. Theo phim được xây dựng, Jang Geum được tuyển vào cung ban đầu để trở thành một thị nữ phục vụ trong gian bếp của nhà vua.
Sau khi bị đuổi khỏi gian bếp chính và đầy ra đảo, cô đã học y thuật để rồi sau này trở về làm việc trong cung dưới chức danh của một y nữ. Tuy nhiên câu chuyện này có phần khác với những gì lịch sử đã ghi chép lại về nàng Dae Jang Geum trong thực tế.
Sau khi bị không được làm việc trong gian bếp, Jang Geum đã theo học y thuật.
Video đang HOT
Không có nhiều tài liệu lịch sử ghi lại về cuộc đời của nàng danh y nổi tiếng này, những gì còn sót lại đến bây giờ hầu như chỉ là ghi chép vụn vặt về nỗ lực và thành công cô đạt được khi làm việc trong hoàng cung.
Theo đó thì Jang Geum xuất phát là một y nữ phục vụ trong hậu cung thời kỳ Joseon (1392 – 1910). Cái tên Jang Geum xuất hiện lần đầu trong sách sử vào năm 1515 trong thân phận người đã chăm sóc cho hoàng hậu thứ hai của nhà vua trong thời kì bà thai nghén. Hoàng hậu lúc đó đang mang trong mình một hoàng tử và cậu bé này có ý nghĩa rất lớn đối với triều đình cũng như nhà vua.
Hình ảnh một gia đình trong triều đại Joseon.
Không may là sau khi sinh, hoàng hậu đã mất do sinh nở khó khăn. Dae Jang Geum bị quy là có tội và phải chịu trách nhiệm về cái chết của hoàng hậu.
Tuy nhiên, nhà vua đã hủy bỏ những cáo buộc trừng phạt cô và nói rằng “Jang Geum đã có công lớn trong việc chăm sóc hoàng hậu nên xứng đáng được thưởng. Nhưng do hoàng hậu mất nên cô không được nhận thưởng cho những công sức của mình. Việc ta có thể làm là không trừng phạt cô”.
Jang Geum xuất hiện nhiều lần trong tài liệu lịch sử với công lao trong việc chăm sóc sức khỏe cho hoàng thái hậu cũng như nhà vua.
Jang Geum đặc biệt được coi trọng và tin cậy giao phó để chăm sóc cho vua Jung Jong (1488 – 1544). Cô cùng ba thầy thuốc khác luôn tức trực bên cạnh nhà vua và Jang Geum được coi như thầy thuốc chịu trách nhiệm chính trong việc này.
Jang Geum được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhà vua Jung Jong (ảnh minh họa).
Đây cũng chính là nguồn gốc của thông tin cho rằng Jang Geum là nữ y đầu tiên phục vụ cho nhà vua trong lịch sử Hàn Quốc. Cô cũng nổi tiếng là người hiểu rõ và có công lớn khi giúp nhà vua giảm đau và hồi phục phần nào sức khỏe dù mắc phải căn bệnh nguy kịch.
Ghi chép về cô cũng kết thúc khi vua Jung Jong băng hà vào năm 1544. Người ta cho rằng, cô khó có thể tiếp tục tồn tại trong cung sau cái chết của nhà vua.
Theo nhiều tài liệu, Jang Geum đã đảm nhận việc nấu nướng cho hoàng thượng và hoàng hậu.
Có những nguồn tài liệu khác lại nhắc đến Jang Geum như một người tài giỏi trong việc nấu nướng. Theo đó, cô đã thực sự có một khoảng thời gian làm việc như một đầu bếp trong gian bếp chính của hoàng cung. Jang Geum đã đảm nhận việc nấu nướng cho hoàng thượng và hoàng hậu trong gian bếp chính.
Cô đã sáng tạo ra nhiều món ăn, đặc biệt là những món ăn có tác dụng trong việc chữa bệnh. Những món ăn này được truyền lại qua nhiều thế hệ trong cung và được gọi là “ẩm thực hoàng cung”.
Đó là những món ăn được làm từ các nguyên liệu lấy từ khắp nước Hàn Quốc. Những món ăn này được coi là đại diện cho những món ăn ngon, hiếm nhất Hàn Quốc với sự trình bày công phu, đẹp mắt và chất lượng dinh dưỡng thượng hạng.
Có thể nói, hình tượng nàng Dae Jang Geum nổi tiếng đã được khắc họa một cách khá chính xác thông qua bộ phim cùng tên. Bộ phim đã thể hiện được vẻ đẹp về tài năng và trí tuệ của nữ danh y này đồng thời giới thiệu và quảng bá được nhiều nét đẹp văn hóa Hàn Quốc đến toàn thế giới.
Theo Tri thức trẻ
Duy Tân Hợp tác Đào tạo Y-Dược với Đại học Illinois ở Chicago
Khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang trở thành tâm điểm được xã hội quan tâm nhất. Nhiều năm qua, Đại học Duy Tân đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Y tế theo hướng kết hợp nội dung đào tạo mới với những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật.
Lễ ký kết hợp tác đào tạo Y-Dược giữa DTU và Đại học Illinois
Mới đây nhất, vào ngày 17.4.2014, Đại học Duy Tân đã ký kết hợp tác đào tạo ngành Y - Dược với Đại học Illinois ở Chicago (Hoa Kỳ). Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận, hứa hẹn những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực đào tạo Y tế nước nhà.
Ký kết với Đại học Duy Tân, Đại học Illinois sẽ đồng hành hỗ trợ việc xây dựng các chương trình hợp tác, đào tạo y bác sĩ có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của ngành Y tế Việt Nam. Hai bên cũng sẽ thực hiện những chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên Y khoa để tăng cường sự giao lưu, hợp tác và học hỏi. Bên cạnh đó, Đại học Illinois sẽ giúp tư vấn cải tiến các nội dung giảng dạy, chuẩn bị tài liệu học tập chuyên môn cho sinh viên khối ngành Y - Dược tại Đại học Duy Tân. Được biết, Đại học Illinois ở Chicago là trường có chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất Hoa Kỳ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học).
Thứ trưởng Lê Quang Cường thăm Đại học Duy Tân và Lễ Khai trương Nhà Điều dưỡng Tình thương Suối Hoa
Hợp tác với các đại học nổi tiếng thế giới từ nhiều năm nay đã giúp Đại học Duy Tân có những bước đi tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở nhiều ngành học khác nhau như Công nghệ Thông tin (với Đại học Carnegie Mellon), Quản trị Kinh doanh, Du lịch (với Đại học Bang Pennsylvania) và Kiến trúc - Xây dựng (với Đại học Bang California). Ký kết với Đại học Illinois ở Chicago lần này trong mảng Y-Dược vì vậy càng khẳng định quyết tâm đi theo hướng đào tạo chất lượng cao trong mảng Khoa học Sức khỏe của nhà trường.
Những nỗ lực của Duy Tân trong đào tạo Y-Dược cũng đã được ghi nhận một cách xứng đáng trong đợt làm việc gần đây của Đoàn đại biểu Lãnh đạo Bộ Y Tế tại trường vào ngày 24/04/2014.GS. TS. Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế đã đánh giá cao tâm huyết của một trường đại học ngoài công lập với sự tiến bộ trong định hướng đào tạo, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo cũng như xây dựng một cùng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu có trình độ và kinh nghiệm. Thứ trưởng cũng nhận định để ngành Y tế phát triển đúng hướng, cần phải nhìn nhận một cách sâu sắc vấn đề y đức cũng như nguồn nhân lực trong ngành. Nghị quyết Trung ương VIII về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có ngành Y tế, nhấn mạnh việc đào tạo dựa trên hệ thống, dựa trên năng lực để tạo ra một thế hệ y bác sĩ có trình độ cao.
Tâm huyết với sức khỏe cộng đồng, trong suốt những năm qua, Đại học Duy Tân đã có những bước đi chiến lược với những đóng góp thiết thực. Duy Tân đã xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn mực, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp như "Giới thiệu về Telemedicine", "Đào tạo Dược sĩ trong Tình hình mới", "Triển vọng chuyên ngành Điều dưỡng Phục hồi Chức năng tại Duy Tân",...Bên cạnh đó, Đại học Duy Tân cũng đồng hành cùng một số doanh nghiệp trong việc xây dựng Nhà Điều dưỡng Tình thương Suối Hoa để khám chữa cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Nhiều bệnh viên, trung tâm y tế, các cơ sở đào tạo Y-Dược trong và ngoài nước đã ký kết hợp tác, sát cánh cùng Duy Tân tạo cơ hội thực tập, việc làm, nâng cao kỹ năng cho sinh viên như Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam, Đại học Ubon Ratchathani, Đại học Burapha (Thái Lan),...
Kí kết hợp tác với Đại học Illinois không những mở ra cánh cửa đào tạo chất lượng quốc tế cho sinh viên Việt Nam mà còn một lần nữa thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đại học Duy Tân đối với một trong những vấn đề trọng tâm của xã hội đương đại.
Theo TNO
Một dòng họ có hơn 50 người tình nguyện hiến xác cho khoa học Hiến xác phục vụ cho nghiên cứu khoa học là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp nhưng ít ai dám làm. Vậy mà ở Đồng Tháp, dòng họ của anh Dương Văn Tài (xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) có hơn 50 người đăng ký hiến xác cho khoa học. Kiên quyết hiến xác dù bị nghi... tâm thần Cách đây...