Đi tìm mùa hoa gạo bỏ quên ở núi rừng Quảng Nam
Không mấy ai nhớ hoa gạo còn có tên đầy kiêu hãnh là hoa Pơ lang. Hoa Pơ lang với nắng gió đất Tây nguyên hào phóng…
Hoa gạo, cái tên nghe mộc mạc hiền lành chân chất nhưng rất… dễ thương. Hoa gạo trong câu hát mặn mà, đượm buồn của nhạc sĩ Trần Tiến đó là hoa của tuổi thơ, của miền quê yên ả, của hẹn hò đôi lứa và của cả sự lỡ làng của đôi lứa hẹn hò.
Với tôi, hoa gạo chỉ tồn tại trên trang viết về những vùng quê nông thôn miền Bắc mà còn gắn liền với những chiếc áo tứ thân, nón quai thao, yếm đỏ với câu hát quan họ lúng liếng đưa tình.
Sau này để hẹn hò nhau đi tìm mùa hoa gạo các chị, các em cũng chỉ nghĩ đến nông thôn đồng bằng Bắc bộ, không mấy ai nhớ hoa gạo còn có tên đầy kiêu hãnh là hoa Pơ lang. Hoa Pơ lang với nắng gió đất Tây nguyên hào phóng như trong bài hát:
Tây nguyên ơi!….ơ..ơ. Hoa rừng bao nhiêu thứ… Cánh hoa nào đẹp nhất rừng… nhớ cánh hoa Pơ- lang đẹp nhất rừng Tây nguyên (Đức Minh).
Nhớ để đi tìm và thế là chúng tôi lên đường tìm hoa gạo trong ký ức. Chúng tôi bắt đầu xuất phát từ Đà Nẵng từ 9 giờ sáng, dự kiến theo Google map chỉ 80 km bằng cung đường 14 B đi Tây Quảng Nam qua Thạnh Mỹ xuyên Cổng trời về hướng Hà Tân, Đại Lãnh, Đại Lộc chỉ để tìm nàng Pơ lang tháng ba.
Theo như người dẫn đường thì cung đường này những năm trước hoa gạo nở dọc đường vào làng Thanh niên lập nghiệp A vương. Đường hình thành thì cũng mất đi rất nhiều gốc Pơ lang già cỗi, chỉ được ngắm nhìn những cây Pơ lang xa xa, quá xa tầm với. Những cây Pơ lang được mọc trên những cánh đồng rộng ven núi và đường đi tới gần thì thật là hiểm trở, chúng tôi đành chọn cách đứng ngắm từ xa.
Video đang HOT
Hoa Pơ lang thật xứng danh nữ hoàng của núi rừng bởi sắc hoa thắm rực kiêu hãnh giữa trời đất không lẫn vào loài hoa nào được. Ảnh: LƯU BÌNH
Xe chạy bon bon triền núi vậy mà người chị cùng đoàn đã bắt kịp không sót cây nào chỉ vì cái sắc màu thăm thẳm ấy như vết cắt bùng nổ giữa bầu trời của đường núi vòng cung chen lẫn mây mù.
Sắp hết cung đường, chúng tôi tưởng chỉ được ngắm hoa từ xa nhưng thật may đến Hà Tân, Đại Lãnh, Đại Lộc đã bắt được nàng Pơ-lang kiêu hãnh bên cây cầu độc đáo, con đường duy nhất xuyên qua làng về thị trấn Ái Nghĩa.
Lần đầu được ngắm hoa thật gần để biết hoa to cánh như bàn tay người lớn. Những cánh hoa vạm vỡ, dày mập trong tay đầy sức sống mặc dù đã rụng, ngắm xa không biết hoa có hai màu, một màu cam đất và một màu đỏ thắm.
Cây bên cầu Hà Tân có màu đỏ thắm như không thể thắm hơn. Hoa đã rụng rất nhiều và búp thì vẫn còn đầy, rực rỡ bên đường đi. Hoa còn nở trong vài tuần nữa nên hy vọng khách vẫn còn cơ hội thưởng lãm.
Dọc đường gió bụi bên cầu tung hoa. Cũng chỉ mong giới thiệu bạn đọc xa gần đất quê ta có hoa Pơ lang kiêu hãnh không kém nàng hoa gạo đồng bằng Bắc bộ.
Với tôi lần đầu gặp hoa, bảng lãng hữu tình, sắc hoa với màu lửa cháy khát khao như gợi nhớ một thời tuổi trẻ…
Một số hình ảnh hoa Pơ lang:
LƯU BÌNH
Theo plo.vn
Hàng ngàn héc-ta cây trồng tại Trung Bộ, Tây Nguyên bị thiếu nước
Lượng mưa thấp cùng mực nước hồ chứa thủy lợi giảm sâu khiến nhiều diện tích canh tác tại các địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tuần từ 15 - 22/2/2020, lượng mưa phổ biến tại Nam Trung Bộ (Quảng Ngãi đến Phú Yên) 10 - 40 mm; các nơi khác (bao gồm cả Tây Nguyên) mưa nhỏ/ không mưa. Dự báo tuần tới, khu vực Trung Bộ có lượng mưa phổ biến từ 5 - 30 mm, các nơi khác mưa nhỏ,
Cùng với lượng mưa thấp, dung tích các hồ chứa thuỷ lợi cũng đang giảm trên cả nước. Đáng chú ý, tại khu vực Nam Trung Bộ, dung tích các hồ chứa giảm đến 22% so với cùng kỳ năm 2019; trong khi đó, các hồ chứa ở Tây Nguyên cũng có dung tích giảm 6%.
Tình trạng thiếu nước sản xuất nông nghiệp đang diễn ra tại nhiều địa phương
Nguồn nước không thuận lợi khiến toàn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có tổng cộng khoảng 1.392ha sản xuất nông nghiệp (1.157 ha lúa, 235ha cà phê) tại một số địa phương đang bị thiếu nước.
Cụ thể, tỉnh Quảng Nam: Khoảng 351ha lúa thuộc khu tưới trạm bơm Ái Nghĩa, xã Đại Hòa và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc bị thiếu nước do phụ thuộc hoàn toàn vào lưu lượng phát điện của thủy điện thượng nguồn.
Tại tỉnh Khánh Hòa: Khoảng 300ha lúa đang phải sử dụng các giải pháp bơm tát chống hạn, chủ yếu là lúa, nằm trong các công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn các huyện Diên Khánh(30ha) và Ninh Hòa (270ha). Tỉnh Bình Thuận: Khoảng 500ha lúa thuộc các huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình đang bị thiếu nước, đây là vùng sản xuất tự phát ngoài kế hoạch sản xuất của tỉnh.
Lưu vực sông Sê San: Khoảng 6 ha lúa thuộc địa phận xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bị thiếu nước, có nguy cơ bị hạn hán, đây là vùng ngoài công trình thủy lợi. Lưu vực sông Srêpôk: Khoảng 235ha cà phê (huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk 25 ha; huyện Cư Jut, Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông 210ha) bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.
Theo Kinhtedothi
Người đàn ông nghi vượt đèn đỏ, tông vào xe tải Người đàn ông chạy xe máy vượt đèn đỏ ngay giao lộ rồi lao vào xe tải và tử vong tại chỗ. Theo thông tin ban đầu, tối 21-2, anh Trương Đình Thảo (36 tuổi, ngụ thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) chạy xe máy 92H3-0614 trên đường Lý Thái Tông, hướng từ cầu Phú Lộc đi Bệnh viện Ung...