Đi tìm mùa chim làm tổ
Như một quy luật, cứ tới tháng 5, tháng 6 hàng năm là vùng Đồng Tháp Mười (nằm trên địa phận Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp) rộng lớn lại xuất hiện hàng trăm đàn chim di cư từ những phương trời xa xôi về làm tổ.
Không chỉ có ở những khu vực nổi tiếng như Tràm Chim, Gáo Giồng, Láng Sen, Gò Tháp… mà người ta có thể bắt gặp những đàn chim di trú ở khắp nơi.
Những đàn cò ốc di trú ở Tam Nông.
Từ những cánh đồng lúa, cỏ năng cho tới bưng bàu hoang vu, những dòng kênh hay thảm rừng tràm gió ngút ngàn. Có một thời, người dân vùng thượng nguồn châu thổ nghĩ rằng những đàn chim làm tổ ấy là một “mùa”, như quy luật tự nhiên vậy. Nó như mùa nước đỏ, mùa cá linh non, mùa bông so đũa, mùa hoa tràm rụng, mùa đốt đồng…
Nhưng không ai có thể ngờ rằng, quy luật tự nhiên rồi cũng thay đổi bởi ngay cả mùa khô, mùa mưa xứ này cũng khác. Và những đàn chim di trú đi về đây làm tổ cũng đã thưa thớt, ít đi rất nhiều.
Một nhân viên làm việc lâu năm ở vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp), nơi nổi tiếng với những đàn chim di trú từ phương Bắc của Campuchia hay Thái Lan thường bay về làm tổ nơi đây. Anh bảo, có hàng trăm loại chim như cò ốc, cò xám, diệc xám, giang sen… hay đặc biệt là loài sếu đầu đỏ quý hiếm. Sếu đầu đỏ gần như là một “đặc sản” của khu vườn quốc gia rộng lớn với chủ yếu là đồng đất trũng, kênh rạch, tràm, cỏ bàng… này.
Có lẽ, cũng nhờ những đàn sếu đầu đỏ di trú, tìm về Tràm Chim làm tổ mỗi năm vài tháng để sinh sôi, nảy nở mà đây trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Nhưng rồi lượng khách du lịch tìm tới Tràm Chim tỷ lệ nghịch với những đàn sếu đầu đỏ tìm tới đây.
Hiện nay, mùa chim làm tổ rất khó tìm được sếu đầu đỏ ở Tràm Chim. Lâu mới có một vài cá thể đến rồi ít ngày sau lại bay đi, vì chúng không tìm thấy môi trường phù hợp để sinh nở ở Tràm Chim nữa.
Ông Nguyễn Văn Đạo, 66 tuổi, một nông dân ở xã Tân Công Sính (Tam Nông, Đồng Tháp) kể rằng, từ tháng 5, tháng 6 thì chim di trú bắt đầu tìm về vùng biên giới Đồng Tháp Mười để làm tổ, kết đôi. Sau đó, chừng 1-2 tháng sau, khi mùa mưa bắt đầu, nước ở đây tràn đồng cũng là lúc chim chóc nhiều vô số kể.
Quy luật ấy của trời đất bao năm vẫn thế. Nhưng vài năm gần đây, nó bị thay đổi nhiều bởi tập quán săn bắt của con người. Vô vàn những cái bẫy tinh vi mà ngay cả con người cũng bị mắc lừa được những tay thợ săn ranh mãnh đặt xuống. Hậu quả, đàn chim di trú thưa vắng dần tỷ lệ nghịch với những lồng chim bày bán tràn lan ven quốc lộ 62, N2, tỉnh lộ và đặc biệt là chợ chim Thạnh Hóa. Được tỉnh Long An thành lập với cái tên khá chất phác, Chợ nông sản Thạnh Hóa (huyện Thạnh Hóa, Long An) nhưng ở đây rất hiếm nông sản.
Thực tế thì bán nông sản, như khoai mỡ, rau, củ, trái cây… thì không ai mua, vì chợ nằm ven quốc lộ 62, xa khu dân cư. Mặt hàng duy nhất nối tiếng là chim cò, các động vật quý hiếm vùng ngập nước. Năm ngoái tôi cùng anh bạn ngoài Hà Nội vào chơi miền Tây ghé chợ chim Thạnh Hóa đã thực sự ngỡ ngàng về sự ‘ trù phú’ của thế giới chim cò nơi đây. Hàng chục ngàn con, thuộc cả trăm loài đều được bày bán công khai, nhốt trong lồng và buộc chân, treo ngược lên.
Thậm chí một vài loài thuộc sách đỏ mà lâu lâu có nhà báo ghé qua vẫn chụp hình được. Nhưng điều bất ngờ nhất, đây chỉ là phần nổi của tảng băng buôn bán, săn bắt chim trời hoang dã vì mấy chủ sạp ở chợ thấy tôi và anh bạn ngó nghiêng, đi đi lại lại mấy tiệm chưa lựa mua được con nào thì bảo, các anh muốn tìm loại gì ở đây cũng có hết.
Giờ kiểm lâm họ làm dữ quá, ngoài này chỉ bày một ít giới thiệu thôi. Phía sau rừng tràm có chuồng lớn nuôi nhiều loại quý hiếm hơn. Muốn loại nào cũng có. Trong tủ đông cũng có nhiều loại hiếm mang từ Campuchia về. Ở đây em bán chủ yếu cho khách mối, nhà hàng đặc sản trên TPHCM, Tân An, Mỹ Tho. Lâu lâu có cả khách ngoài Hà Nội đặt hàng cũng đóng gói gửi xe khách ra luôn.
Video đang HOT
Một cá thể sếu đầu đỏ mô hình trong vườn quốc gia Tràm Chim.
Chúng tôi đã mất nhiều ngày để đi tìm những đàn chim di trú làm tổ hiện nay. Từ Tràm Chim, Láng Sen, những khu bảo tồn ngập nước đặc trưng nhất của vùng chiêm trũng Đồng Tháp Mười này cho tới những cánh đồng, ruộng tràm. Miền Tây hiện nay đang oằn mình trong cơn khát khô khốc. Những ngày đầu tháng 5/2020, một vài cơn mưa đã xuất hiện nhưng chưa đủ nước để sinh vật sinh sôi nảy nở. Thế nhưng, những đàn cò ốc lại bất ngờ xuất hiện nhiều ở nơi đây.
Ông Đạo bảo, mặc dù mang tên cò ốc (cò nhạn) nhưng đây là loài chim thuộc họ hạc. Dù không to lớn và đặc biệt như sếu đầu đỏ nhưng cò ốc cũng là sinh vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam, là loài được bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt. Có lẽ vì sự quý hiếm của chúng mà rất bất ngờ khi chứng kiến trên đồng lúa nằm giữa xã Hòa Bình và Tân Công Sính (huyện Tam Nông) hàng ngàn con cò ốc đang cặm cụi tìm kiếm thức ăn.
Ông Đạo lại bảo, thực tế cò ốc cũng gây hại cho cây lúa, nhất là khi chúng kiếm thức ăn trên đồng lúa của nông dân. Nhưng loài ốc (chủ yếu là ốc bươu vàng) cũng gây hại cho lúa không kém. Đó cũng là lý do người dân vùng này ít khi xua đuổi cò ốc nếu bắt gặp chúng trên đồng lúa bởi nhiều người cho rằng, ốc bươu có hại hơn cò ốc.
Đến giờ, nhiều người vẫn nhầm tưởng những đàn chim di trú “tìm tới” vùng Đồng Tháp Mười này mỗi năm mà không biết rằng, chính xác chúng đang “tìm về”.
Theo quy luật của tự nhiên, thời gian này những đàn chim ấy bắt đầu tìm tới, làm tổ để chuẩn bị cho mùa sinh sản, thường từ tháng 8 cho tới gần cuối năm. Những chú chim non mới sinh sôi ấy sẽ có một hai tháng để lớn lên, bay đi những phương trời xa lạ cho tới năm sau, khi tới mùa sinh sản thì chúng lại tìm về. Nghĩa là những cánh rừng tràm, đồng cỏ năng, những bưng bàu ngập nước kia là nơi chúng sinh ra. Những đàn chim di trú không bay đến mà chúng đang bay về, trong một vòng đời bất tận của tự nhiên hàng ngàn năm qua.
Không ai định hình được thiên nhiên, trời đất, vạn vật. Đó là lý do những đàn chim di trú sau khi bay ngàn cây số, chúng có thể tìm đậu xuống bất cứ đâu, miễn phù hợp. Chúng không phân biệt ranh giới vườn quốc gia, khu bảo tồn hay đồng lúa, cỏ hoang. Những đàn chim ở vùng Đồng Tháp Mười ngày càng có giá trị hơn…những đàn chim.
Chúng là hiện thân của một không gian thiên nhiên được quảng bá rộng rãi bởi các khu du lịch, chúng là niềm tự hào của nhiều người ăn lương làm công tác bảo vệ… Hình ảnh ngắm nhìn những đàn chim bây giờ có giá hàng triệu đồng, trong khi nhu cầu thì lên đến hàng ngàn người.
Ngược lại, nếu không có những đàn chim kia, nhiều người sẽ mất cả chục tỷ đồng vì thất thu. Vì thế, ngày càng nhiều khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn… người ta bắt đầu xây dựng những “khu tự nhiên hoang dã” để mời gọi các đàn chim quay về. Đây là điều đáng ghi nhận nhưng nó cũng đồng thời thông báo rằng, môi trường tự nhiên không còn là nơi an toàn với loài chim nữa.
Điều khó khăn nhất là đi tìm những điều không biết rõ. Vì thế, những người đi tìm mùa chim làm tổ của xứ sở này, như ông Đạo hay người khách thành phố xa lạ là tôi cũng ít đi, nếu không tính tới những kẻ săn bắt. Trong khi đó, hầu hết người ta chỉ tìm được những đàn chim làm tổ ở trong khu vực trưng bày tại các khu bảo tồn, khu du lịch của vùng đất rộng lớn này mà thôi.
Tháng 5, về Kim Liên nghe kể chuyện Bác Hồ
Về Kim Liên trong những ngày tháng 5 lịch sử, cái nắng chói chang, khắp các ngả đường cờ hoa rợp một màu đỏ. Năm nay tròn 130 năm ngày sinh của Bác Hồ, tại đây chúng tôi được nghe những câu chuyện về Bác; nhưng câu chuyện cảm động, yêu thương về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Những ngày cuối cùng bên Bác
Giữa cái nắng chói nhưng ngày tháng 5 lịch sử, được người dân chỉ đường, chúng tôi tìm về nhà ông Nguyễn Thanh Xuân (SN 1931, trú tại xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) để nghe ông kể lại tường tận giây phút cuối cùng của Bác mà ông vừa là người chứng kiến, vừa là người thực thi nhiệm vụ.
"Vào sáng 29/8/1969, tôi và anh Trần Anh Trà được Tổng cục Chính trị điều đi làm nhiệm vụ đặc biệt mà không biết đi đâu, làm gì. Nhận lệnh, hai người cẩn thận lau chùi lại máy móc, chuẩn bị phim nhựa rồi lên ô tô. Xe chở chúng tôi tới Phủ Chủ tịch. Một cảm giác thật lạ, một chút hồi hộp, một chút vui mừng vì lần đầu tiên được đến đây và một chút lo lắng cứ đan xen trong tôi. Gặp Bác, ai cũng lệ nhòa nước mắt. Ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác cho biết sức khỏe của Bác rất yếu. Bộ Chính trị yêu cầu tổ làm phim quân đội ghi lại những giây phút có lẽ là cuối cùng của Người", ông Xuân nhớ lại.
Ông Nguyễn Thanh Xuân (SN 1931, trú tại xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) người quay lại những thước phim cuối cùng về Bác Hồ. (Ảnh: Cảnh Thắng)
Uống ngụm chè xanh, ông tiếp tục câu chuyện, ngày 30/8 đoàn làm phim được thông báo "Bác đỡ hơn". Nhưng đến sáng 1/9, ông Vũ Kỳ (thư ký của Bác Hồ) lại thông báo sức khỏe Hồ Chủ tịch tiến triển không tốt. Chiều hôm đó, 2 nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân, Trần Anh Trà được mang máy vào phòng bệnh để ghi hình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm đó, đứng quanh là lãnh đạo Bộ Chính trị, Ban bí thư, Quân ủy Trung ương..., ai cũng lặng thinh, xúc động.Tại thời điểm đó, mọi thứ âm thanh phát ra đều là không thể, nhưng hai chiếc máy quay của chúng tôi do Liên Xô sản xuất đều đã cũ, mỗi lần bấm máy lại phát ra những tiếng kêu rệu rạo nên chúng tôi rất ái ngại sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc Bác. Để hạn chế tiếng ồn, chúng tôi đã dùng các tấm xốp để cách âm và chăm chú vào thước ngắm.
"Và điều không muốn cũng đã đến, sáng 2/9, ông Vũ Kỳ thông báo sức khỏe Bác rất yếu và yêu cầu chúng tôi mang máy vào. 9h47, Bác trút hơi thở cuối cùng trong tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót của những người có mặt. Chúng tôi cố gắng ghi lại hình ảnh thiêng liêng này, nhưng cứ đưa máy lên là nước mắt giàn giụa, ướt nhòa cả thước ngắm máy quay. Khi đó, chúng tôi cứ mở ống kính ở độ rộng nhất và cứ thế mà quay, nhưng cứ đưa máy lên là nước mắt giàn giụa, ướt nhòa cả thước ngắm máy quay", ông Xuân rơm rớm nước mắt nhớ lại thời khắc đó.
Bà Dương Thị Vân (90 tuổi) trú tại xóm Sen 2, xã Kim Liên bồi hồi kể về Bác Hồ. Ảnh: Cảnh Thắng
Đến trưa, khi xe cứu thương chở thi hài Hồ Chủ tịch về Viện Quân y 108, ông Xuân lại được phân công ghi lại hình ảnh các chuyên gia Liên Xô tìm cách bảo vệ thi hài. Sau khi quay xong gần 5.000 mét phim nhựa lịch sử về những giây phút cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp xới cơm mời Bác, Bác dặn dò các lãnh đạo trong Bộ Chính trị..., toàn bộ hình ảnh được giao lại cho Xưởng phim quân đội để quản lý và bảo mật. Đến hôm nay, khi cái tuổi đã cao, nhưng khi nhớ lại giấy phút ấy hay xem tivi nhìn những thước phim mình quay năm nào ông lại bồi hồi xúc động.
Tại làng Sen 2, xã Kim Liên còn có người cận vệ Nguyễn Huy Dũng (SN 1937) nguyên là chiến sĩ Cục Cảnh vệ, nguyên là Giám đốc Khu di tích Kim Liên. Với ông Dũng, hơn 5 năm phục vụ tại Phủ Chủ tịch với vai trò là cảnh vệ những câu chuyện đời thường giữa Bác Hồ vẫn được ông nhớ mãi.
Ông Dũng nhớ lại, khi ông được phân công làm nhiệm vụ tại Phủ Chủ tịch thấy lâng lâng khó tả, chỉ nghĩ rằng sẽ luôn được gặp Bác, nhưng khi mới vào Phủ cũng chỉ cận vệ vòng ngoài, mãi đến 1964 ông mới được bảo vệ Bác gần hơn.
"Công việc lúc đó, chỉ là đứng gác quanh nơi Bác làm việc, vừa gác nhưng cũng là để lúc cần Bác gọi, lúc thì Bác gọi vào sửa cái này, sửa cái kia hay cũng có lúc Bác bảo gọi giúp ông Vũ Kỳ, những lúc như vậy mới thấy rõ được con người của Bác, thật giản dị và đặc biệt Bác rất ham việc", ông Dũng nhớ lại.
Ông Dũng nói đến, 9h47 sáng ngày 2/9 năm đó, Bác trút hơi thở cuối cùng. Lúc ấy, người cận vệ như chúng tôi dù đau buồn những vẫn tỉnh táo, bởi hơn lúc nào hết, chúng tôi là người phải tỉnh táo nhất, nói là thế nhưng lúc ấy, nước mắt chúng tôi cứ trào ra, khi ấy thương Bác vô cùng.
Một góc Làng Sen giữa những ngày tháng 5 lịch sử. Ảnh: Cảnh Thắng
Trong những lần Bác về thăm quê, bà con quê hương Kim Liên là người vui nhất. Nhớ lại những giấy phút ấy, bà Dương Thị Vân (90 tuổi) trú tại xóm Sen 2 bồi hồi.
"Mặc dù đã gần 60 năm trôi qua tính từ lần Bác Hồ về thăm quê lần thứ 2, những người năm ấy nay đã không còn nhiều, bản thân tôi lúc ấy cũng chỉ theo đoàn người chạy theo để nhìn rõ Bác, vì lâu lắm rồi Bác chưa về thăm quê. Mỗi lần về quê, khi gặp dân làng bác đều hỏi về cuộc sống, cơm áo ăn có no không, bà con có đoàn kết không... Mỗi lần Bác hỏi như vậy, dân Kim Liên chỉ đồng thanh một lời là có. Rồi Bác còn hứa, sẽ về thăm quê lần nữa, nhưng lời hứa chưa được thực hiện thì năm 1969 Bác ra đi. Người dân Kim Liên chúng tôi thương Bác vô cùng", bà Vân nghẹn ngào.
Kim Liên ngày càng giàu đẹp
Giờ đây, xã Kim Liên quê hương Bác Hồ đã thay da đổi thịt, người dân nơi đây tự nhủ với lòng mình phấn đấu vươn lên, luôn ghi nhớ lời dạy của Bác đưa Kim Liên trở thành xã nông thôn kiểu mẫu, xứng đáng là quê hương của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Để hoàn thành sứ mệnh ấy, trong nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể.
Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn 25 hộ nghèo, tỷ lệ 0,73 % (trong đó 24/25 hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội). Trong xây dựng NTM, Sau 5 năm triển khai thực hiện, toàn xã Kim Liên đã huy động được 322,744 tỷ đồng.
Nhân dân đầu tư, đóng góp hơn 226,2 tỷ đồng (chiếm 70%), nguồn ngân sách khác là 96,544 tỷ đồng (chiếm 30%). Điều đó chứng tỏ, nội lực trong dân rất lớn, họ không trông chờ, ý lại mà tự mình vươn lên.
Những công trình chào mừng ngày sinh 130 của Người. Ảnh: Cảnh Thắng
Sau khi đạt xã NTM năm 2014, Kim Liên được UBND tỉnh Nghệ An lựa chọn là 1 trong 3 xã thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2015 - 2020. Qua 4 năm triển khai thực hiện đề án xây dựng xã NTM kiểu mẫu, Kim Liên đã huy động được 288,514 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhân dân còn hiến đất để mở đường, xây dựng các công trình công cộng. Ba hộ ở xóm Mậu 3 hiến 60m bờ rào, 30m2 nhà ở và 160m2 đất vườn làm đường giao thông xóm; nhân dân xóm Mậu 4 hiến 47m tường rào và 94m2 đất vườn.
Người dân các xóm: Sen 2, Mậu 2, 4, 5, Hoàng Trù 1, 2 và Liên Minh hiến hơn 10.000m2 đất sản xuất để thi công tuyến đường từ QL 46 vào Nghĩa trang Cồn Mơng và tuyến đường từ QL 46 vào Nghĩa trang Mụ Bà, bãi xe quê Ngoại. Dáng dấp NTM kiểu mẫu ở Kim Liên đến nay đã cơ bản hình thành.
Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện; các giá trị truyền thống được giữ gìn và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; ý thức của người dân về vệ sinh, bảo vệ môi trường được nâng lên..
Ngoài việc, xây dựng NTM kiểu mẫu, công tác bảo vệ và tôn tạo Khu di tích Làng Sen luôn được chính quyền và người dân tỉnh Nghệ An quan tâm. Chính vì vậy nhiều công trình hạng mục mới được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Lê Chương - Chủ tịch UBND xã Kim Liên nhấn mạnh, với những cơ sở hiện có, Kim Liên sẽ trở thành xã NTM kiểu mẫu vào dịp cuối năm. Đây là những hành động thiết thực mà người dân Kim Liên dâng tặng Bác Hồ kính yêu nhân dịp kỷ niệm 130 ngày sinh của Người.
Những người mê chim trời Bởi niềm đam mê, sự yêu thích các loài chim trời mà họ đã bỏ tiền, công lao động nhiều năm trời để gây dựng, phát triển nên những khu vườn nuôi chim, cò, vạc... Nhờ có những người như anh Thanh, ông Tư Tỷ mà đàn cò có môi trường lý tưởng để trú ngụ. Chiều chủ nhật, chúng tôi đến tham...