Đi tìm một “Gangnam style” thực
Hàng trăm triệu người đã dõi theo điệu nhảy và lắng nghe bài hát “ Gangnam style”, mà hầu hết không hiểu một từ. Và cũng rất ít người biết “Gangnam” là gì, “style” hay phong cách ở đây có gì nổi bật.
Một góc của quận Gangnam tại Seoul, Hàn Quốc.
Gangnam trong tiêu đề của bài hát đang làm mưa làm gió khắp thế giới của rapper Hàn Quốc Psy là quận mua sắm và dân cư giàu có nhất của Seoul, với những cửa hiệu sang trọng, những quán bar, hộp đêm, nhà hàng cao cấp mà khách viếng thăm là những người nổi tiếng.
Nhưng thậm chí với những người Hàn Quốc sống hoặc là khách tiệc tùng thường xuyên ở Gangnam, tức “nam của dòng sông” theo nghĩa đen và không hoa mỹ, họ cũng không có sự đồng nhất về “phong cách đặc trưng” của quận này.
Khi dịch lời của bài hát, một số người cho biết thấy sự châm biếm của Psy về sự giàu có khoa trương và tự cao tự đại của quận Gangnam, giúp họ hiểu thêm chút ít về Gangnam.
Psy hát về “gã uống ực một hơi cả cốc café nóng ” và người “hòan toàn điên dại khi thời cơ đến”.
Kwon Yu-Bi, sinh viên 23 tuổi và là khách thường xuyên “chơi” đêm ở Gangnam, cho biết bài hát không viết về một nơi cụ thể nào mà chủ yếu về chủ nghĩa khoái lạc mới thịnh hành ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
“Gangnam chỉ là một nơi biểu tượng và tôi nghĩ bài hát thực sự phản ánh Hàn Quốc, nơi người trẻ, trong đó có tôi, thích một đêm đi chơi cuồng nhiệt và điên rồ”, Kwon cho hay.
Video đang HOT
Có một chỗ ở tại Gangnam không hề rẻ, với giá căn hộ trung bình vào thời điểm bất động sản Seoul đang trượt dốc, cũng mất khoảng 720.000USD.
Một con phố ở Gangnam, với hai bên đường là bạt ngàn các cửa hàng với những nhãn hiệu xa xỉ như Louis Vuitton, Gucci, Cartier và Prada, đã được so sánh với Rodeo Drive của Beverly Hills, California, Mỹ.
Còn với Kim Hoo-Yeon, 23 tuổi, phong cách Gangnam thực sự không gì ngoài nỗi ám ảnh tiêu xài. “Mỗi lần tôi đến Gangnam, tôi cảm thấy người ta đến để khoe họ giàu có mức nào”, cô cho hay.
“Tôi thậm chí còn không cảm thấy nó đáng được gán cái “Gangnam style”, Park Seong-Jun, 29 tuổi, đồng tình. Park Seong-Jun cho rằng nơi đây đơn giản chỉ là cục nam châm hút những ai có đủ khả năng “tiêu tiền điên cuồng”.
Đoạn video, đưa Psy và “Gangnam style” nổi tiếng toàn cầu, thu hút được nửa tỉ người theo dõi trên YouTube, chắc chắn đã châm biếm hình ảnh về sự giàu có, sung túc của quận Gangnam.
Đoạn video cho thấy rapper Hàn Quốc lướt qua thế giới du thuyền, những lớp học yoga, những câu lạc bộ cao cấp, bằng điệu nhảy “cưỡi ngựa” và được những người mẫu xinh đẹp “hộ tống”.
Hàm ý về vật chất hào nhoáng bên ngoài được củng cố thêm bằng sự thật là một Gangnam nổi tiếng với những bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ, nơi những người nổi tiếng hay lui tới.
Nhưng Kim Soo-Mi, 49 tuổi, dược sỹ và đã sống ở Gangnam 15 năm, tin rằng hình ảnh này không đúng.
“Thật buồn là chỉ có những mặt tiêu cực của Gangnam được biết đến qua bài hát, bởi còn có rất nhiều điều hơn thế ở đây”, bà Kim cho biết. Và bà thấy quận của bà tinh tế chứ không phải chỉ hào nhoáng bên ngoài.
“Khi tôi tới những nơi khác cũng là khi tôi nhận ra Gangnam là nơi tạo ra xu hướng, không chỉ cho thời trang mà cho cả lối sống nói chung”, bà cho hay.
Và J.H. Lim, chủ một nhà hàng cao cấp ở Gangnam, cho rằng phong cách của Gangnam là sự tinh tế, chỉ thu hút cho một nhóm khách hàng là người lớn. “Nếu ai đó tìm nơi vui nhộn, có những nơi khác ở Seoul cho họ. Gangnam dành cho những người trưởng thành giàu có, muốn tận hưởng sự xa hoa và độc đáo”, doanh nhân 55 tuổi cho hay.
Theo Dantri
Đàn ông Hàn nô nức làm đẹp trên bàn mổ
Chàng trai trẻ Park Hyo-jung được nâng mũi, cắt mí mắt, tiêm botox. Vẫn chưa bằng lòng, chàng tạo lúm đồng tiền trên má, rồi triệt lông ngực, hút mỡ bụng. Để có nhan sắc toàn mỹ, Park trải qua 24 cuộc phẫu thuật cả thảy.
Park chịu từng ấy lần lên bàn mổ trong vẻn vẹn ba năm và tốn gần chục nghìn đôla, nhằm cải thiện ngoại hình được cho là "xấu xí" của anh. Park, 24 tuổi, kỹ thuật viên của một công ty cung cấp thiết bị y tế, cho biết anh cảm thấy tự tin hơn với phái nữ và trong công việc sau khi "đại tu nhan sắc".
Park là một trong vô số những người đàn ông ở Hàn Quốc đang lao vào cơn lốc phẫu thuật thẩm mỹ. Nhu cầu gia tăng đã tạo nên một thị trường béo bở cho hơn 1.800 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nước này. Thời gian gần đây, những trung tâm thẩm mỹ dành cho nam nở rộ như nấm sau mưa.
Bác sĩ Wee Sung-yun người thực hiện 6 ca phẫu thuật cuối cùng cho Park Hyo-jung cho biết, cách đây vài năm khách hàng chủ yếu là nữ nhưng bây giờ khoảng một phần ba số khách hàng của ông là nam giới. Họ thường có yêu cầu sửa mũi và mắt với hy vọng thành công trong những cuộc phỏng vấn xin việc làm, bác sĩ Wee tiết lộ.
Hình ảnh trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ của Cho Min-ho, một thanh niên ở Busan, Hàn Quốc. Các chấm tròn là nơi từng được "dao kéo" cho đẹp. Ảnh: WSJ
Kang Jang-seo, ông chủ Trung tâm thẩm mỹ Man & Nature ở quận Gangnam, thành phố Seoul cho biết, cơ sở phục vụ cấy tóc của ông hoạt động từ năm 2005 nhưng không bao lâu sau ông quyết định mở bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ ngay bên cạnh để đáp ứng nhu cầu sửa mắt cho to hơn hay chiếc mũi mạnh mẽ hơn của khách hàng nam giới.
Jang-seok thường thực hiện 6 ca phẫu thuật mỗi ngày. Ông cho biết, lúc đầu phần đông khách hàng nam yêu cầu chỉnh trang nhẹ thôi để không ai phát hiện thấy nhưng hiện nay họ muốn thay đổi cả gương mặt bằng dao kéo.
Vào năm 2005, ca chỉnh sửa mắt hai mí - vốn là yếu tố thèm muốn của phụ nữ - của tổng thống Hàn Quốc khi đó Roh Moo-hyun đã giúp thay đổi nhận thức xã hội về phẫu thuật thẫm mỹ dành cho nam giới. Văn phòng Tổng thống cho biết, ông Roh cảm thấy rất phiền toái với mí mắt bị sụp xuống cho nên phải nhờ đến sự can thiệp của dao kéo.
Theo Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế (ISAPS), Hàn Quốc nằm ở vị trí thứ 8 vào năm 2010 về tổng số các ca phẫu thuật thẩm mỹ (không phân biệt giới tính) được hoàn thành, và đứng số 1 về số ca thực hiện. Lý do chủ chốt dẫn đến việc nam giới đi phẫu thuật thẩm mỹ là bởi ngoại hình ưa sẽ giúp kiếm được việc làm. Nhưng cho dù lý do là gì đi nữa, số nam giới tìm đến thẩm mỹ viện ở Hàn Quốc đang ngày một tăng cao
Một cuộc điều tra do Real for Men thực hiện vào đầu năm 2012 quả quyết phụ nữ Hàn Quốc nay đã có cái nhìn ưu ái hơn đối với những người đàn ông không tiếc tiền, bỏ ra hàng ngàn USD để sửa sắc đẹp. Trong số 414 phụ nữ được thăm dò ý kiến có đến 73% tuyên bố họ không nghĩ có gì sai trái khi đàn ông bước vào thẩm mỹ viện. Cũng theo điều tra này, lý do chủ yếu thúc đẩy đàn ông Hàn Quốc sửa sang gương mặt của mình là sự cạnh tranh (33%), kế đến là tự tin khi được cải tạo vẻ ngoài (27%) và nhằm thỏa mãn ý thích cá nhân (24%).
Sự thay đổi nhận thức cũng mở lối cho giới diễn viên truyền hình và ca sĩ không còn phải cố gắng che giấu lịch sử sửa sắc đẹp của mình nữa. Bác sĩ Kang Jang-seok phát biểu: "Các phương tiện truyền thông có tác động rất lớn đến nếp suy nghĩ của người dân Hàn Quốc". Khách hàng của ông Kang phần đông là thanh niên tuổi ở độ tuổi đôi mươi muốn có một gương mặt mới dễ nhìn và điển trai hơn. Trong phần lớn các trường hợp, họ mang bức ảnh chụp một ngôi sao nào đó đến thẩm mỹ viện để được "sao chép" lại.
Theo Kim Jun-hyung, Tổng biên tập tạp chí Mỹ dành cho nam giới Men's Health bản tiếng Hàn, thị trường thiết bị tập thể hình và mỹ phẩm dành cho nam giới đang phát triển nhanh, tăng từ 20% đến 40% mỗi năm trong vài năm qua, ở Hàn Quốc cũng như trên khắp thế giới.
Trong bối cảnh hơn 56% nam giới Hàn Quốc cho biết họ không hài lòng với vẻ ngoài của mình, hành trình đại tu nhan sắc của Park Hyo-jung đã gây chú ý mạnh mẽ trong nước và nhờ đó anh được tham gia 10 chương trình phỏng vấn trên truyền hình, trở thành một ngôi sao.
Theo VNE
Hộp đêm 'đa năng' của dân đồng tính Bắc Kinh Không chỉ có những bữa tiệc của vũ điệu sôi động và mùi rượu nồng nàn, Điểm Đích còn là nơi mà hàng nghìn dân đồng tính Bắc Kinh tìm đến để được thưởng tranh, học trang điểm và xét nghiệm HIV. Khi màn đêm buông xuống, những màu sắc ban ngày của thủ đô Bắc Kinh cũng chìm dần vào bóng tối....