Đi tìm lý do game ăn theo phim lúc nào cũng thất bại thê thảm
Câu chuyện của những tựa game ăn theo phim, và ngược lại, phim ăn theo game bom tấn. Chúng có tỷ lệ thất bại thảm hại nhiều hơn cả thành công
Khi nói đến game ăn theo phim, hay ngược lại là phim ảnh ăn theo những tựa game hot, chúng ta thường có xu hướng lắc đầu ngán ngẩm vì cứ 10 tác phẩm thì có 9 cái rưỡi là thất bại vì không được lòng công chúng. Có thể chúng không tạo ra được ấn tượng như khi xem phim hay chơi tựa game gốc, hoặc được thực hiện quá cẩu thả để kịp thời điểm ra mắt bộ phim bom tấn ngoài các rạp chiếu phim.
Nhưng dù lý do là gì đi chăng nữa, bỗng nhiên nó trở thành một cái “dớp” khiến cho những tựa game ăn theo phim về sau cũng bị rơi vào cuộc chơi tâm lý nặng nề và thất bại là khó tránh khỏi.
Game ăn theo: Thất bại vì quá cẩu thả
Khoảng thời gian những năm 2000, thời điểm THQ ký được hợp đồng với một loạt các hãng phim lớn để sản xuất những trò chơi ăn theo nhiều phim bom tấn. Nếu thời kỳ đó bạn sở hữu một chiếc máy chơi game PS2 hoặc một cỗ máy tính chơi game, thì bên cạnh những tựa game huyền thoại ra mắt thời kỳ đó, game thủ cũng sẽ được thưởng thức một cách ngộp thở và bội thực những game ăn theo phim.
King Kong (2005)
Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác ra tiệm đĩa chẳng khác gì ra rạp CGV ngày nay cả. Cứ có 10 game mới thì đến 6 game là ăn theo phim bom tấn ngoài rạp đúng dịp chiếu phim mùa hè. Hai tựa game khác thì của các nhà phát triển vừa và nhỏ, chất lượng tầm tầm, chơi được nhưng dễ nhớ dễ quên, và 2 tựa game còn lại đến từ nhà phát hành lớn.
Nhìn lại đống đĩa PS2 đã mốc meo của tôi, chợt nhận ra những bộ phim từng nổi đình nổi đám khi ấy: King Arthur, Charlie and the Chocolate Factory, King Kong, Ice Age, Kungfu Panda, cho đến cả những cú hit sau này như Xmen Origin: Wolverine hay The Godfather (phim ra mắt từ những năm 70 nhưng mãi đến 2006 EA mới đủ sức tạo ra một phiên bản giải trí tương tác của tuyệt phẩm do Mario Puzo làm ra).
Video đang HOT
Có tựa game hay, cũng có tựa game cực kỳ dở, nhưng điểm chung của nhiều tác phẩm ăn theo ra mắt cho kịp ngày phim ra rạp là chúng chơi quá tệ, giống như một đống những hình thù chắp vá với gameplay không xứng đáng là chất keo gắn kết những mảnh ghép đó lại với nhau, từ đó tạo ra một trải nghiệm lười nhác, mơ hồ cho người chơi.
Cũng phải thôi, khi những game ăn theo dựa trên những phim bom tấn, hành động có, hoạt hình cũng có, thì tuyệt nhiên không ai làm game để hướng tới những người lớn ra rạp phim cả. Hồi ấy game vẫn chưa có độ phủ mạnh mẽ như bây giờ. Thay vào đó, chúng hướng tới những cô bé, cậu bé, xem phim ở rạp xong vẫn chưa đủ mà còn muốn về nhà vào vai những nhân vật mà chúng yêu mến, thần tượng. Mà ở tầm những game thủ nhí thì chúng ta đâu cần những tác phẩm xứng đáng ở tầm bom tấn cơ chứ?
Đó ít nhất là những gì các nhà phát triển game nghĩ trong đầu. Cùng với đó, thực tế thì trước ngày ra mắt phim bom tấn một năm, hoặc thậm chí vài tháng, tựa game mới bắt đầu được phát triển, và để kịp ngày phát hành, gần như không được phép chậm trễ và điều này dẫn tới việc tựa game không được chăm chút một cách cẩn thận và đôi khi còn bị cắt gọt để vừa vặn nhất có thể.
Làm game luôn là một quá trình thử sai với đầy những ý tưởng, những thứ mới mẻ để tạo ra trải nghiệm mới cho game thủ, và thực sự trong những năm 2000, “dây chuyền” làm game công nghiệp ăn theo phim đã tạo ra hẳn một thế hệ toàn những sản phẩm tồi tệ đến khó lòng có thể tin được, vô tình biến những năm đầu thế kỷ XXI trở thành thời điểm tối tăm của làng game.
Nói không ngoa, chính những tựa game ăn theo phim với chất lượng tồi tệ này khiến nhiều người thiếu niềm tin lo ngại rằng, khủng hoảng trò chơi điện tử như năm 1983 sẽ tiếp diễn. May thay, điều này không xảy ra.
Phim ăn theo: Thất bại vì cố gắng chiều lòng tất cả
Câu chuyện có vẻ có chiều hướng tương tự như những bộ phim ăn theo game. Năm ngoái chúng ta đã được trải nghiệm hai tác phẩm, Warcraft và Assassin’s Creed. Một tác phẩm nằm ở một khía cạnh khác nhau, đều có thành công tương đối về mặt tài chính, nhưng nếu xét về mặt chất lượng nói chung trong mắt các nhà phê bình điện ảnh, thì cả hai đều chỉ nằm ở mức chấp nhận được, với dàn diễn viên đình đám, hình ảnh đẹp mắt và kỹ xảo hoành tráng. Còn lại những lỗi cơ bản của phim ảnh vẫn “được” cả hai tác phẩm này mắc phải: Plot hole lớn và mạch dẫn truyện không đồng nhất.
Về phần Warcraft, nó là một tác phẩm chiều chuộng các fan cuồng của series. Trong khi đó, Assassin’s Creed trong mắt fan hâm mộ có phần nhàm chán, nhưng đối với khán giả mới toanh đến rạp chưa một lần nào chơi thử game, đó lại là một trải nghiệm ấn tượng. Thông qua chính câu chuyện của Warcraft và Assassin’s Creed, chúng ta mới nhận ra rằng, phim ăn theo game thất bại vì ba lý do căn bản.
Thứ nhất, muốn chiều chuộng tất cả mọi khán giả. Không bộ phim nào trong mắt các khán giả của môn nghệ thuật thứ 7 là hoàn hảo 100% cả. Mỗi người đều có một cảm nhận riêng về mỗi bộ phim. Gần như không có những khung sườn đánh giá một cách cứng nhắc cho bất kỳ tác phẩm điện ảnh nào. Và đó là khi các nhà làm phim ăn theo game mắc sai lầm đầu tiên: Cố chiều chuộng tất cả. Điều này khiến một tác phẩm trở nên cắt gọt, chắp vá với những chi tiết cũ và mới. Cũ để chiều lòng fan cuồng, khiến họ ồ lên vì đã từng biết đến những điều này, mới để thu hút khán giả đến với tác phẩm.
Nhưng khi bộ phim không có cốt truyện và diễn xuất đủ cuốn hút để níu chân khán giả, thì tất cả những thứ cũ mới đó chỉ là vô nghĩa.
Thứ hai chính là làm phim chỉ chiều lòng một bộ phận khán giả nhất định. Không giống như game, phim ảnh được tạo ra để phục vụ một cộng đồng lớn hơn game thủ rất nhiều. Ai cũng có thú vui thưởng thức điện ảnh, và khi thấy một bộ phim ăn theo game không phù hợp, những đánh giá trái chiều được đưa ra cũng là lúc khán giả e dè không dám bỏ tiền xem một phim chưa chắc đã hợp với mình. Đã có quá nhiều lần điểm số của một phim trên IMDB khác hoàn toàn so với những điểm số mà các phóng viên chấm, từ đó mô tả một sự thật khó lòng chối cãi: Tư duy của những nhà phê bình đôi lúc không liên quan tới việc một bộ phim giải trí hay cỡ nào.
Cuối cùng, tệ hại hơn cả là những bộ phim ăn theo được làm một cách cẩu thả. Những tác phẩm như Doom, Far Cry hay Super Mario Bros The Movie là minh chứng rõ ràng của thực trạng này. Nhiều phim chỉ quan tâm tới những cảnh hành động gay cấn mà quên mất phần xương sống quan trọng nhất, đó là cốt truyện và diễn xuất. Từ đó bản thân nhiều phim ăn theo cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười, với cái dớp thất bại chẳng khác gì game ăn theo.
Theo GameK
Mini Doom: Trải nghiệm huyền thoại bắn súng dưới dạng 2D hoàn toàn miễn phí
Mini Doom là một tựa game fan made đang cho phép tải về miễn phí kể từ ngày hôm nay.
Phiên bản Doom đầu tiên ra mắt vào năm 1993 có thể coi như sản phẩm tiên phong mở đường cho phong cách game bắn súng góc nhìn người nhất (mặc dù đồ họa của trò chơi vẫn lớn được được xây dựng bằng những hình ảnh 2D). Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Id Software quyết định thiết kế huyền thoại này theo lối hành động đi cảnh tương tự như Contra?
Tựa game fan made mang tên gọi Mini Doom mới ra mắt ngày hôm nay sẽ mang lại cho bạn câu trả lời cụ thể thay vì phải mất công tưởng tượng. Được xây dựng từ bộ công cụ GameMaker Studio với dung lượng rất nhỏ chỉ 11MB, Mini Doom đã tái hiện lại Doom một cách đầy ăn khớp với đầy đủ các loại kẻ thù lẫn vũ khí quen thuộc có trong tựa game gốc như Imp, Cacodemon, Shotgun, Plasma Rifle, Rocket Launcher, BFG Gun...
Tất nhiên với dung lượng nhỏ như vậy, chúng ta không thể trông đợi Mini Doom sẽ chuyển thể toàn bộ nội dung có trong phiên bản Doom gốc sang dạng 2D. Game chỉ bao gồm một màn chơi duy nhất với nhiều loại kẻ thù và một con boss ở cuối cùng.
Theo GameK
Top game đòi 8GB RAM mới chơi được đang khiến hàng triệu game thủ buồn lòng Nếu không nâng cấp máy, nhiều khả năng là bạn sẽ phải ngậm ngùi chơi những tựa game này qua YouTube. Trong các nghành công nghệ thì có thể nói sản xuất linh kiện điện tử là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất theo thời gian. Chẳng vậy mà một bộ PC có thể coi là khủng ở thời điểm...