Đi tìm “hoa hậu” trong làng máy console thế giới (Phần cuối)
Giai đoạn 1995 – 1999
Ứng viên hoa hậu: PlayStation, Sega Saturn, Nintendo 64.
Các tựa game đỉnh: Legend of Zelda: Ocarina of Time, Metal Gear Solid, Final Fantasy VII, Super Mario 64, GoldenEye 007.
Lý do bình chọn:
Trước đây, game 3D là một khái niệm xa vời do nhân vật chỉ di chuyển trong một môi trường tuyến tính. Ở thời kỳ này, các màn chơi đã rộng lớn hơn, nhà sản xuất bắt đầu nghĩ đến công nghệ 3D để nối dài trải nghiệm chơi game.
Ý tưởng trên kéo theo nhiều đột phá trong thiết kế tay cầm. Bên cạnh các phím bấm truyền thống, xuất hiện thêm cần analog trên Nintendo (1996) và trên tay cầm Dual Shock (1997). Người chơi có thể thực hiện nhiều động tác hơn và lần đầu tiên biết đến cảm giác rung.
Những nét thú vị khác như thẻ nhớ tăng cường khả năng lưu trữ. Các thể loại mới phát triển rực rỡ trong thời kỳ này là FPS, RPG. Lần đầu tiên, người chơi làm quen với các đoạn cắt cảnh, hội thoại đậm chất điện ảnh (Metal Gear Solid, Golden Eye 007).
Nhược điểm:
Mặc dù là bước đệm cho thời kỳ đồ hoạ 3D, hiệu ứng trong thời kỳ này không được đánh giá cao. Các đa giác, vân hình ảnh, cử động mắt trên khuôn mặt… còn khá vụng về, cứng nhắc. Phần lớn nhà sản xuất chưa tận dụng được ưu thế của đồ hoạ 3D.
Trong thiết kế tay cầm, sự bổ sung của cần analog hơi bị thừa thãi. Một số tựa game trở nên phức tạp do phải phối hợp nhiều phím bấm. Thiết kế cũng chưa phải là chuẩn mực (Nintnedo 64, Sega Saturn).
Giai đoạn 1999 – 2005
Ứng viên hoa hậu: PlayStation 2, Gamecube, Xbox, Dreamcast.
Các tựa game tiêu biểu: Grand Theft Auto III, God of War, Halo, Guitar Hero, Shadow of the Colossus.
Lý do bình chọn:
Video đang HOT
Một thế hệ game mới đã cất cánh cùng những chiếc PlayStation 2, Xbox… Metal Gear Solid đạt đến độ chín muồi, các series God of War, Devil May Cry, Halo bắt đầu xuất hiện và toả sáng. Grand Theft Auto 3 thể hiện ưu thế của môi trường mở. Sản phẩm của Rockstar khai phá phong cách chơi game mới, trong đó nhân vật chính thoải mái di chuyển, lựa chọn nhiệm vụ, tương tác với vật thể …
Đĩa cứng trong gắn bó cùng phiên bản Xbox đầu tiên. Điều này không triệt tiêu thẻ nhớ mà tăng cường tính cơ động cho máy console. Thời kỳ này, người chơi game không đắn đo từ giã băng chơi game cồng kềnh. Các loại máy đều được chuẩn hoá với các đĩa DVD dung lượng lớn, độ bền cao.
Nhược điểm:
Xbox đã ra mắt khá ấn tượng với dòng game bắn súng hấp dẫn. Tuy vậy, vấn đề tay cầm thực sự giống thảm hoạ. Tân binh của làng console đã tạo ra một thiết bị thô kệch, phím bấm kém đàn hồi. Tay cầm của Nintendo không tệ đến mức đó, nhưng chưa thể so sánh với Dual Shock của Sony.
Tính năng chơi online thất bại thảm hại. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng hạ tầng kém. Nạn nhân điển hình là Sega Dreamcast. Xbox Live – dịch vụ trực tuyến của Microsoft chưa có thành tích nổi bật, song hứa hẹn là công nghệ “hái ra tiền” trong tương lai.
Giai đoạn 2005 đến nay
Ứng viên hoa hậu: PlayStation 3, Xbox 360, Wii.
Các tựa game tiêu biểu: Uncharted 2, Bioshock, Mass Effect 2, Elder Scrolls IV: Oblivion, Call of Duty: Modern Warfare 2.
Lý do bình chọn:
Game online bùng nổ vào giai đoạn này. Xbox Live đã trở thành thư viện khổng lồ với hàng nghìn tựa game, từ mini game cho tới game bom tấn. Cạnh tranh với Xbox Live là PlayStation Network. Người chơi yên tâm ngồi nhà và download các bản chơi thử miễn phí. Với tính năng online, phần chơi multiplayer sống động hơn hẳn.
Đồ hoạ tiến một bước mới lên chuẩn HD. Các tựa game trên màn hình plasma, LCD trở thành chuẩn mực giải trí. Cỗ máy console được hiểu như phương tiện giải trí tại gia (PlayStation 3). Những giá trị gia tăng khác kiểu mua nhạc, phim thông qua các dịch vụ như Netflix.
Gamer bắt đầu làm quen với khái niệm như DLC. Những phần chơi mới được phân phối trực tuyến có phí (hoặc miễn phí) thông qua Xbox Live và PlayStation Network. Thậm chí, người chơi còn tìm thấy tựa game của mọi thời kỳ trên mạng. Tính năng tương thích ngược là chìa khoá của vấn đề.
Sega bỏ cuộc, Nintendo trở lại ấn tượng với Wii. Sản phẩm nhanh chóng thành công nhờ vào tay cầm cảm ứng Wiimote. Vừa chơi game, vừa rèn luyện sức khoẻ – đó là khẩu hiệu của Nintendo. Và rất nhiều địch thủ đã phải học tập đại gia Nhật Bản.
Nhược điểm:
Bên cạnh vô vàn công nghệ đột phá, máy chơi game bị đặt dấu hỏi về độ bền và thân thiện với môi trường. Xbox 360 dính phải lỗi “vòng tròn tử thần” trứ danh. Cả PlayStation 3 và Xbox 360 đều ngốn điện kinh khủng. Hai dàn máy cũng sử dụng nhiều loại hoá chất độc hại.
DLC bị chỉ trích là một cách “bóc lột” game thủ. Muốn chơi hết game, người chơi phải bỏ tiền mua các bản DLC hoặc nội dung unlock. Điều này dẫn đến tình trạng hack máy, game vi phạm bản quyền. Những biện pháp phòng vệ hiện tại đều khiên cưỡng và rắc rối.
Theo gamek
6 cuộc chạm trán "một mất một còn" trong thế giới console
1. SNES vs Sega Genesis
Ngay trong thời kỳ sơ khai của ngành game, Nintendo và Sega đã là kỳ phùng địch thủ. Giai đoạn đầu, Sega tỏ ra chiếm ưu thế nhờ số lượng sản phẩm đa dạng. Tuy vậy, kể từ khi SNES ra đời, gió bất ngờ đổi chiều. Nintendo đánh trúng tâm lý người tiêu dùng với một chiếc console gọn nhẹ, giá cả bình dân, và có nhiều game hấp dẫn (Super Mario World, Donkey Kong Country...).
Đối thủ của SNES - Sega Genesis cũng chẳng phải hạng xoàng. Genesis có thiết kế bóng bẩy, một trong những dòng máy đầu tiên sử dụng đĩa game. Sản phẩm rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và Bắc Mỹ.
Cuộc chiến bất phân thắng bại nhưng đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển của hệ máy console, ghi dấu lời từ biệt với những chiếc máy game xèng cồng kềnh, đắt đỏ. Riêng với Sega, đây là lần cuối cùng nhà hãng thành công trong lãnh địa console.
2. Nintendo Game Boy vs Sega Game Gear
Nhận thấy cơ hội béo bở trong lĩnh vực máy chơi game cầm tay, nhiều ông lớn liền nhảy vào cuộc. Đã có lúc, thị trường trở nên chật chội với gần chục thương hiệu cùng cạnh tranh. Tuy vậy, Nintendo GameBoy luôn duy trì ngôi thống soái, bất chấp việc các đối thủ khác, như Sega Game Gear, Neo Geo Pocket... có ưu việt hơn.
Kể từ đấy, Nintendo vững vàng ngôi vương trong lãnh địa máy chơi game cầm tay. Trải qua các hệ máy với nhiều đối thủ cạnh tranh mới, chân lý đó vẫn chưa hề thay đổi.
3. PlayStation vs Nintendo 64 vs Sega Saturn
Cuộc chiến chính thức khơi nguồn cùng sự phát triển của đĩa CD. Tiến bộ công nghệ đã đẩy lui các dòng sản phẩm arcade truyền thống. Thay vào đó, những phiên bản cải tiến kỹ thuật và cách tiếp cận game thủ, tiêu biểu như Sony PlayStation.
Thành công của PlayStation đến từ ý tưởng biến máy chơi game thành những cỗ máy giải trí đa phương tiện. Nhờ vậy, PlayStation vượt hẳn lên Nintendo 64 hay Sega Saturn. Đồng thời, PlayStation đã có ý thức xây dựng các game độc quyền mà cho tới nay vẫn còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng game thủ (Final Fantasy VII, Metal Gear Solid, God of War...).
4. Sony PS2 vs Xbox vs Nintendo GameCube
Game thủ ngày càng quen thuộc hơn với các máy chơi game console thế hệ mới, đó là lý do PlayStation 2 - Xbox - GameCube chia nhau chiếm lĩnh thị trường. Bất chấp việc Sega đầu tư mạnh mẽ cho Dreamcast, người chơi liên tục đào thải những cỗ máy cồng kềnh, tốn điện và thay thế bằng những sản phẩm kinh tế hơn.
Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện của ông lớn Microsoft và thay đổi cục diện làng console trở thành thế chân vạc. Đây chính là giai đoạn chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Sony PlayStation 2. Đến nay, hệ máy này vẫn được sản xuất và luôn có thêm game mới đều đặn ra lò.
5. Sony PSP vs Nintendo DS
Sau thành công với thương hiệu PlayStation, Sony quyết định chào hàng thiết bị bỏ túi với tên gọi PSP - cạnh tranh trực tiếp với Nintendo DS. Ban đầu, nhiều ý kiến cho rằng PSP sẽ tạo nên một cuộc cách mạng. Tuy vậy, cuối cùng Nintendo DS mới là người chiến thắng với lượng máy xuất kho gấp 2-3 lần PSP.
Về phần Nintendo, thành công đến từ việc dũng cảm triển khai công nghệ mới (màn hình cảm ứng) và chính sách tiếp cận khách hàng hợp lý. Một hệ thống dành cho tất cả game thủ, từ những người tay mơ cho đến người chơi gạo cội cũng đều tìm được tựa game thích hợp. Nintendo DS thay thế xứng đáng Game Boy trên ngôi vị bá chủ console cầm tay.
6. Xbox 360 vs PS3 vs Nintendo Wii
Cuộc đối đầu nóng bỏng nhất của thì hiện tại. Nintendo Wii vượt lên trước khi mạo hiểm giới thiệu chiếc tay cầm mới dựa trên công nghệ cảm ứng chuyển động. Mặc dù không sở hữu những tựa game xuất sắc, lối chơi đơn giản, khuyến khích vận động của Wii luôn được cả xã hội tán thưởng. Cho tới nay, chưa hề thấy dấu hiệu Wii đuối sức trong cuộc đua với 2 "lực sỹ" Microsoft và Sony.
Thời kỳ này cũng chứng kiến cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các game độc quyền. Rút kinh nghiệm, những đại gia liền xây dựng đội quân riêng hùng hậu. Xbox 360 rất mạnh ở thể loại bắn súng với tên tuổi như Halo 3, Mas Effect 1&2, Gear of War. Trong khi đó, PlayStation3 lại sở hữu các bom tấn God of War 3, Uncharted 2: Among Thieves. Nintendo Wii vẫn trung thành cùng dòng game thể thao giải trí (Super Mario Galaxy, Wii Sport, Wii Fit).
Theo gamek
Vén màn bí mật siêu phẩm Xbox 720 Cùng với PlayStation và Wii, cục cưng Xbox của gia đình Microsoft tạo thành thế chân vạc chi phối làng console thế giới. Bởi vậy, người hâm mộ luôn chờ đợi sự xuất hiện dòng máy tiếp theo, mà tạm gọi bằng cái tên Xbox 720 hoặc Xbox 3. Trước khi mọi chuyện rõ ràng vào thời điểm Microsoft chào hàng sản phẩm...