Đi tìm đường dây tiêu thụ đỉa sấy khô giá 3 triệu đồng/kg
Tối 19.11, trong vai người tìm mua đỉa khô về bổ sung đơn thuốc trị bệnh, phóng viên Thanh Niên dễ dàng hỏi mua được loại ‘nguyên liệu’ này ở các tiệm thuốc đông y tại Tây Ninh với mức giá cao ngất ngưỡng 3 triệu đồng/kg.
Đỉa sấy khô nhập từ biên giới bị phát hiện hôm 14.11 – Ảnh: Giang Phương
“Có tên trong sách đông y nhưng chưa rõ công dụng”
Trao đổi với phóng viên, anh Triều Thanh, chuyên hành nghề bốc thuốc nam ngụ huyện Hòa Thành cho rằng, anh được biết con đỉa có tên trong một số sách đông y về cây thuốc và vị thuốc Nam với tên gọi là thủy điệt, có tác dụng điều trị một số loại bệnh đặc trưng về máu huyết, viêm tấy. Tuy nhiên, hiện bản thân anh không biết công dụng thật sự của nguyên liệu này và cũng chưa từng sử dụng.
Để minh chứng, anh Thanh lật cuốn sách đông y có tựa “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – cuốn sách được tái bản và bổ sung nhiều lần của tác giả Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Theo cuốn sách trên thì đỉa có nhiều loại (chủ yếu đỉa sám, đỉa xanh lục, đỉa trâu…) đều làm thuốc được.
4 con đỉa khô bằng ngón tay được bán ra với giá 65.000 đồng – Ảnh: Giang Phương
Nói về công dụng, cuốn sách ghi, trước đây, đỉa được dùng sống để cho hút máu trong nhiều trường hơp viêm tấy. Cách điều trị này không được dùng cho người già, trẻ em và người có máu khó đông. Tuy nhiên từ lâu đỉa không còn dùng để hút máu trực tiếp nữa vì rất nguy hiểm, có thể truyền những bệnh truyền nhiễm. Gần đây, nhiều người dùng đỉa làm nguyên liệu men hirudin dưới dạng thuốc tiêm, thuốc xoa để chữa những trường hợp máu khay đông tắc, viêm màng bao tim, trĩ, tụ máu ở nội, tạng hoặc các vết thương.
Video đang HOT
Cuốn sách không khuyến cáo gì thêm, do đó, anh Thanh dặn: “Trong đông y, con đỉa còn có tên là thủy điệt, cứ tìm đến các tiệm thuốc đông y để rõ thực hư”.
4 con đỉa khô giá 65.000 đồng
Trong khi tìm hiểu về việc mua bán đỉa tại các tiệm thuốc đông y, phóng viên Thanh Niên tiếp nhận được khá nhiều thông tin.
Tại nhà thuốc đông y T. ở gần khu vực chợ Tây Ninh (thuộc TP.Tây Ninh) , khi nghe phóng viên hỏi mua đỉa khô, chủ tiệm xua tay khẳng định chắc nịch: “Ở đây chẳng có ai dùng đỉa trị bệnh đâu, con đỉa ai dám dùng uống mà làm thuốc, còn đỉa khô thì ở đây không bán”.
Thế nhưng, khi đến tiệm thuốc khác tên B. (thuộc xã Ninh Thạnh, TP.Tây Ninh), phóng viên hỏi mua đỉa khô với tên “thủy điệt”, anh chủ tiệm hồ hởi nói: “Giá khá cao đó, 3 triệu đồng/kg”
Anh chủ tiệm nói thêm: “Một phần vì giá quá rát nhưng quan trọng nhất là không phải ai cũng dám dùng đỉa khô để điều trị đâu, phải cao tay thì mới dám, không thì hậu quả khó lượng đó”.
Anh chủ tiệm thừa nhận: “Chính vì vậy, có lúc, cả năm trời tiệm mới bán được chưa đầy nửa kg đỉa khô”
Một nhân viên tiệm thuốc đông y mang đỉa khô ra bán cho khách – Ảnh: Giang Phương
Chúng tôi tiếp tục tìm đến tiệm thuốc đông y S. tại khu vực thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, khi được hỏi mua “thủy điệt” chị bán thuốc rơm rả nói trước: “Đắt lắm đó nhen, mua lẻ mà dùng đi, hết thì quay lại mua thêm cho tiện”
Phóng viên nói muốn mua 4 con đỉa sấy khô, người bán nhanh nhảu cầm một hủ nhựa trong hộc tủ đựng đầy đỉa khô bốc từng con bỏ lên cân. Nhìn kết quả cân, chị này thông báo “3 chỉ”, lập tức một phụ nữ ngồi gần đó nhìn bảng giá rồi nói lớn ra ngoài: 65.000 đồng/ 4 con đỉa. Khi phóng viên hỏi thêm về cách sử dụng và liều lượng thì người này nói không rõ.
Như Thanh Niên đã thông tin, trước đó, ngày 16.11, Chi cục Thủy sản tỉnh Tây Ninh cùng Công an huyện Châu Thành, Công an xã, UBND xã Thành Long tiến hành tiêu hủy 72 kg đỉa sấy khô được vận chuyển từ biên giới Campuchia về Việt Nam (bị lực lượng Công an xã Thành Long bắt rạng sáng 14.11). Đây là lần đầu tiên tỉnh Tây Ninh bắt được đỉa đã sấy khô. Trước đó, Tây Ninh đã bắt 3 vụ khác với tổng trọng lượng trên 600 kg nhưng là đỉa sống.
Giang Phương
Theo Thanhnien
Nuôi lợn bằng... thảo dược
Thay vì dùng cám tăng trọng, một nông dân ở H.Yên Mỹ, Hưng Yên trộn cám gạo, cám ngô với các loại thảo dược như thổ phục linh, lá kim ngân, bồ công anh... làm thức ăn cho lợn, giúp hạn chế dịch bệnh, thịt lợn ngon hơn.
Cám và các loại thảo dược được trộn cho lợn ăn - Ảnh: T.T
Năm 2008, gần nửa số lợn trong trại nuôi công nghiệp bị chết bởi dịch tai xanh, thiệt hại hơn hơn 300 triệu đồng khiến gia đình ông Đỗ Văn Chuyên (43 tuổi, ở thôn Trai Trang, TT.Yên Mỹ, H.Yên Mỹ) lao đao.
Một lần đọc báo về một số loại cây cỏ trong vườn nhà thực ra là các vị thuốc nam, có thể chữa bệnh, ông nảy ra ý tưởng dùng thảo dược làm thức ăn cho lợn. "Tôi hái lá bồ công anh, kim ngân, thài lài trong vườn nhà rồi nghiên cứu công dụng, liều lượng của từng loại lá trước khi trộn với cám ngô, cám gạo, nghiền thành viên cho lợn ăn. Theo dõi hàng thấy lợn ăn khỏe, da hồng hào hơn và không bị ốm, chết dù đang có dịch tai xanh", ông Chuyên nói và cho biết đã triển khai đại trà cách cách làm này trong trang trại của mình từ năm 2012.
Theo ông Chuyên, khẩu phần ăn của lợn trong trai trại có khoảng 20 loại thảo dược dễ tìm, có tác dụng giải độc, tẩy giun sán, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ông chỉ tiết lộ một số vị như thổ phục linh, nghệ vàng, tỏi ta vì "sợ mất bí quyết". Cám thảo dược được dùng cho lợn từ 50kg trở lên, lợn nuôi từ nhỏ đến khoảng 50kg thì ông Chuyên cho ăn loại cám viên được nghiền từ bột ngô, đậu tương và cá vụn luộc như bình thường. Đáng chú ý là nuôi lợn bằng cám công nghiệp chỉ mất 6 tháng nhưng ông Chuyên vẫn nuôi bằng thảo dược trong 8 tháng vì "muốn làm ăn bền vững, sản xuất thực phẩm sạch".
Trang trại của ông Chuyên có 20 lợn nái và hơn 200 lợn thương phẩm. Dẫn chúng tôi vào thăm khu chuồng nuôi được cách ly cẩn thận, ông Chuyên cho biết những con lợn da hồng tía trong chuồng chưa bao giờ ốm phải uống thuốc kể từ lần tiêm phòng khi còn bé, đặc biệt không có lợn chết. Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân địa phương tìm mua thịt lợn của ông dù giá cao hơn lợn nuôi thường 15.000 - 20.000 đồng/kg. Theo ông Chuyên, nhiều thương lái cũng đến đặt mua với số lượng lớn nhưng gia đình ông không bán mà thực hiện một dây chuyền khép kín từ chăn nuôi cho tới giết mổ để bán thành phẩm bán ra thị trường.
Đến tận nhà ông Chuyên mua thịt và 2 cây giò về ăn dần, ông Nguyễn Hữu Phong (38 tuổi, ở thôn Trung Đạo, xã Trung Hưng, H.Yên Mỹ) cho biết: "Tôi rất sợ ăn thịt lợn nuôi cám tăng trọng, thậm chí là lợn chết, tẩm ướp hóa chất nên đã mua thịt lợn ở đây hơn một năm rồi. Ăn thịt lợn sạch ở đây quen rồi nên sợ thịt bán ngoài chợ lắm".
"Lợn nuôi bằng thảo dược săn chắc, ngọt thịt hơn, khi luộc thịt không có váng bọt như thịt lợn nuôi bằng cám tăng trọng. Mỗi ngày nhà tôi thịt 1 con, nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu của bà con", ông Chuyên nói và cho biết không tính được chi tiết số tiền lợi nhuận vì thu được bao nhiêu lại đầu tư trở lại bấy nhiêu.
Ông Chuyên cũng đóng thịt lợn trong bao bì hút chân rồi đem tới tận những nhà có đơn đặt hàng. Người nông dân này cho biết sắp tới sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, xây dựng một khu giết mổ, đóng túi khép kín theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trăn trở lớn nhất của ông là tiết kiệm chi phí để có thể cạnh tranh với thịt lợn thông thường, giúp mọi người sử dụng loại thịt sạch này phổ biến hơn.
Thành Trí
Theo Thanhnien
Xe bán tải mất lái tông tiệm thuốc, 2 khách thương nặng Chiếc xe bán tải mất lái lao thẳng qua đường làm sập dải phân cách tông nhiều người trước khi đâm vào tiệm thuốc đông y Chiếc xe bán tải mất lái lao thẳng qua đường làm sập dải phân cách, tông nhiều người trước khi đâm vào tiệm thuốc đông y. Đến tối 1/10, hiện trường chiếc xe bán tải mất lái...