Đi tìm điểm chung trong “gu” ăn vặt
Hãy xem các bạn trẻ ở Sài Gòn và Hà Nội ưa chuộng nhất những món ăn vặt nào, chắc chắn là các món này sẽ có nhiều điểm khác nhau về nguyên liệu, thành phần, màu sắc và mùi vị do cách biệt vùng miền.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam mà, hãy thử tìm xem các bạn ở 2 miền có điểm chung nào trong “gu” ăn vặt không nhé.
Sài Thành và 3 món ăn vặt
Giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội vẫn không thiếu các quán vỉa hè, gánh hàng rong với những món ăn vặt bình dị, gần gũi. Trong đó, phải kể đến 3 món ăn vặt đã đưa thành phố mang tên Bác vào Top 10 các thành phố có món ăn đường phố ngon nhất Châu Á hồi tháng 7-2012.
Đầu tiên, phải kể đến món bò bía. Vốn là món ăn của người Hoa, theo năm tháng, bò bía Sài Gòn dần có nhiều biến đổi, nhưng vẫn xoay quanh 5 loại nguyên liệu chính: lạp xưởng, tép khô, trứng vịt, củ sắn cắt sợi, xà lách và được cuộn bằng một lớp bánh tráng mỏng, chấm với nước tương đặc chế.
Ngoài bò bía, không hiếm người Sài Gòn rất khoái khẩu món bột chiên bởi hương vị vừa lạ vừa quen hòa quyện giữa bột sắn, bột gạo và trứng. Một đĩa bột chiên gồm các viên bột vuông vắn được chiên phồng lên, trộn đều với trứng tráng, hành lá và rắc đu đủ, củ sắn xắt sợi lên trên.
Bánh tráng trộn là một trong số những món bình dân có nguyên liệu chế biến đơn giản nhất. Chỉ với bánh tráng cắt vụn, tép khô, mực tẩm xé sợi, trứng cút, nhưng khi trộn đều với nước tương và rau răm, món ăn lại mang một hương vị khá đặc biệt, ăn hoài không chán.
Hà thành đệ nhất món ăn vặt
Tiêu chí chọn món ăn của dân Hà thành thường là ngon, bổ, rẻ và dễ …”học lỏm” cách làm. Chính vì vậy bánh tôm và ốc luộc luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ mỗi khi tụ tập bạn bè.
Không biết từ bao giờ món bánh tôm Hồ Tây đã trở thành một nét đặc trưng của Hà Nội mà bất cứ ai đặt chân tới thủ đô cũng đều muốn thử ít nhất một lần. Những ngày đầu thu này, trong cái gió heo may se lạnh ở Tây Hồ, thưởng thức món bánh tôm giòn tan thật không gì bằng.
Nói về ốc luộc, từ trước tới nay, đây là món ăn rất đặc trưng của vùng đồng quê. Ốc luộc ở Hà Nội chủ yếu là ốc mít, ốc đá hay ốc vặn nhỏ, ốc nhồi, cả ốc bươu béo tròn nữa. Ăn vặt nhưng nước chấm ốc cũng phải đủ: gừng, tỏi, lá chanh, sả, vị ngọt của đường, vị mặn của mắm, vị cay của ớt, gừng và một ít vị chua của chanh tùy theo khẩu vị của từng người.
Trà xanh – điểm chung của cả 2 miền
Rất khác biệt trong việc lựa chọn các món ăn vặt do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa … nhưng có một điểm chung mà các bạn trẻ Sài Thành hay Hà Thành đều đồng ý là thức uống. Ngồi ăn bò bía ở chợ đêm Bến Thành cũng phải kêu một ly trà đá mát lạnh còn ở chợ Đồng Xuân cạnh đĩa bánh tôm chắc hẳn phải là cốc trà nóng nghi ngút khói. Tại sao trà xanh là “gu” chung của các “tín đồ” ăn vặt?
Các bạn coi việc uống trà xanh là một thói quen, một “gu” hợp thời với những món ăn vặt đường phố, bởi ăn những thức ăn nhiều bột, dầu mỡ, thức ăn cay… thường khó tiêu hóa, gây khó chịu và làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này một cốc trà xanh sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Ngoài ra, trà xanh có một công dụng tuyệt vời, làm mát cơ thể, giúp cân bằng, điều hòa các vi chất.
Video đang HOT
Trà xanh – “gu” giải khát chung của các bạn trẻ
Trà xanh dùng với những món ăn vặt nổi danh của “trời Nam đất Bắc” như bò bía, bột chiên hay bánh tôm đang là trào lưu rất thời thượng của các bạn trẻ hiện nay.
Theo VNE
[Chế biến] - Hai món tôm làm rất nhanh ăn rất ngon
Tôm vốn là nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong nhiều gia đình bởi thành phần dinh dưỡng cao và vị ngon ngọt dễ ăn. Hãy tham khảo hai món tôm dưới đây để làm phong phú thêm thực đơn bữa ăn gia đình bạn nhé!
Tôm xào nấm
Nguyên liệu:
300gr tôm đất
200g nấm bạn có thể dùng nấm đông cô hay loại nấm nào mình có
Muối, hạt nêm, hành lá, tỏi, nước tương (xì dầu), tiêu, ớt nếu bạn ăn cay.
Cách làm:
Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng, để lại đuôi cho đẹp rồi rửa tôm qua nước muối pha loãng và để lên rổ cho ráo nước.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 3cm.
Nấm rửa sạch, bổ làm đôi, nếu bạn dùng nấm đông cô thì phải ngâm mềm.
Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn.
Làm nóng 2 thìa cà phê dầu ăn trong chảo, phi thơm tỏi.
Đổ tôm vào xào chín.
Nhanh tay đổ tiếp nấm vào đảo đều, nêm 1/2 thìa cà phê muối, tí nước tương, hạt nêm cùng ít bớt bột, xào nhanh tay, lửa lớn.
Nêm nếm gia vị lại tùy theo khẩu vị của bạn, rắc hành lá đã thái khúc vào, đảo đều để hành chín rồi tắt bếp, rắc chút hạt tiêu lên bề mặt, múc ra dĩa dùng với cơm.
Vị ngọt tự nhiên của nấm xào cùng với tôm và hành lá làm nên một món ăn cơm thanh nhẹ mà ngon miệng cho bữa tối khi bạn không muốn ăn quá nhiều chất đạm hay các loại thịt dễ gây nặng bụng.
Tôm xốt bơ tỏi
Nguyên liệu:
300gr tôm đất
50gr bơ nhạt
Muối, hạt nêm, hành lá, tỏi, tiêu, ớt nếu bạn ăn cay.
Cách làm:
Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng, để lại đuôi cho đẹp rồi rửa tôm qua nước muối pha loãng và để lên rổ cho ráo nước.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 3cm.
Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn.
Làm nóng chảo, thả miếng bơ vào đun đến khi bơ tan chảy thì bạn nhanh tay cho tỏi vào phi thơm.
Thêm tôm vào đảo đều đến khi tôm chuyển màu hồng thì bạn nêm chút nước mắm, hạt nêm cùng ớt bột đảo đều rồi nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.
Rắc hành lá đã thái khúc vào, đảo đều để hành chín.
Tắt bếp, rắc chút hạt tiêu cho thơm rồi lấy ra dĩa dùng với cơm.
Bơ và tỏi vốn đã là một cặp đôi ăn ý trong nhiều món ăn mà có lẽ quen thuộc nhất là món bánh mỳ nướng bơ tỏi. Nay bạn hãy thử món tôm xốt bơ tỏi thơm lừng với thịt tôm ngọt, quyện đều với mùi thơm của tỏi và bơ chắc chắn bạn sẽ bị món này chinh phục ngay từ lần thử đầu tiên đấy!
Theo vietbao
Bánh bèo chén vỉa hè Đà Lạt Không được làm hoàn toàn bằng bột gạo tẻ bánh bèo chén ở Đà Lạt có pha chút bột lọc, nên miếng bánh hơi trong nhẹ, dai và có độ dính vào muỗng vừa phải, ăn không quá mềm hay cứng . Phần nước sốt tôm thịt sánh đều không đặc quá, màu cam bắt mắt đầy cuốn hút bên cạnh chút mỡ...