Đi tìm “cụ tổ” của 5 thể loại game được ưa chuộng nhất mọi thời đại
Những sản phẩm “đẹp xịn mịn” hiện nay đều có xuất phát điểm là những tựa game “đời Tống”.
Khó có thể phủ nhận rằng HOT trend hiện nay của các nhà làm game là Battle Royale. Dường như khi những game đầu tiên và đỉnh cao thuộc dòng game này ra đời đã làm cho game thủ thay đổi quan điểm 360 độ. Thời gian trước đây người ta thường đánh giá game thuộc thể loại MOBA cao hơn các thể loại khác.
Đúng với cái game của nó, đây là thể loại game bắn súng sinh tồn, người chơi sẽ bị “quẳng” vào một chiến trường rộng lớn và nhiệm vụ của bạn là phải sinh tồn trong đó với đồng đội trước những kẻ thù là người chơi khác, hoặc là đơn thương độc mã đấu với 100 hoặc nhiều người chơi hơn. Bên cạnh PUBG, các tựa game khác như Fortnite, Apex Legend… cũng thuộc thể loại này nhưng với hơi hướng đặc biệt hơn cũng nhận được nhiều sự chú ý không kém.
Nếu nhiều người hỏi đâu là game Battle Royale đầu tiên thì chính là Minecraft Hunger, được làm và thiết kế bởi CliffJametson và mlamascese52. Khởi đầu trò chơi là người chơi sẽ tập trung vào các rương đồ và chọn những gì mình cần trước khi bước vào cuộc chiến sinh tử với những đối thủ khác. Đây chính là game cơ bản đầu tiên thuộc thể loại Battle Royale và đến bây giờ Minecraft vẫn rất hot.
Minecraft Hunger – Ông tổ của dòng Battle Royale
MOBA
Sau Battle Royale, MOBA game cũng là thể loại được ưa chuộng thứ hai tại Việt Nam. Mặc dù đã xuất hiện khá lâu, nhưng cho tới nay thể loại game này vẫn chưa hề nguội dần trong danh sách các tựa game ưa thích của game thủ. Ở thể loại game này, người chơi sẽ được đưa vào một bản đồ với 5 người mỗi bên với 5 vai trò khác nhau, cùng nhau chiến đấu. Nhiệm vụ của cả hai đội là chiến thắng với việc phá hủy nhà chính của đối phương, đội nào phá được căn cứ trước thì đội đó sẽ thắng. Vậy thì “ông tổ” của LMHT và DOTA là ai?
Nhiều người khi đọc xong câu hỏi trên sẽ chọn câu trả lời là Starcraft cùng với custom map Aeon of Strife. Quả thực, câu trả lời này không sai, nhưng nếu trả lời chuẩn xác thì câu trả lời sẽ là Herzog Zwei – một tựa game dành cho hệ máy Sega Genesis vào năm 1989. Trong trò chơi này, 2 người chơi được bắt đầu với một căn cứ chính và một vài căn cứ phụ, ngoài ra còn có các căn cứ trung lập có thể bị chiếm đóng bởi cả hai bên. Vào thời điểm đó, chưa hề có tựa game nào nghĩ ra lối chơi kết hợp giữa hành động và chiến thuật như Herzog Zwei. Cách chơi ra lệnh cho từng đơn vị, đồng thời góp phần vào chiến lược tổng thể của đội hoàn toàn khá mới mẻ với các game thủ.
Herzog Zwei mới là tựa game đầu tiên được thiết kế theo phong cách MOBA, đóng góp không nhỏ vào việc gây dựng nền móng đầu tiên cho các tựa game RTS và MOBA hiện đại
Game RPG được hiểu là Game hành động nhập vai, đây là từ viết tắt của Role – Playing game. Tham gia Game này, người chơi sẽ hóa thân thành một nhân vật trong Game, sở hữu khả năng sáng tạo, tùy chỉnh và kiểm soát nhân vật từ trang bị, ngoại hình, màu da, cùng những kỹ năng ấn tượng.
Game RPG cho phép người chơi hóa thân thành một nhân vật trong game với vai trò rõ ràng và được đặt trong một thế giới nhất định. Tại thế giới đó, nhiệm vụ của người chơi là nắm bắt cốt chuyện và cải thiện kỹ năng sao cho nhân vật ngày càng mạnh lên.
Những sản phẩm đầu tiên của RPG được ra mắt vào giữa những năm 1970, điển hình như DND, Pedit5, Dungeon. Các sản phẩm tiếp theo là Sword of Fargoal hay Telengard đã dần khắc phục được những nhược điểm của các sản phẩm game đời đầu.
Tựa game huyền thoại – Dungeon Master
Cuối năm 1990 đánh dấu cuộc cách mạng lớn đối với Game RPG khi Final Fantasy VII xuất hiện. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, Final Fantasy VII thực sự trở thành tượng đài trong dòng RPG.
FPS
FPS là viết tắt của thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất (First Person Shooter) là thể loại game chưa bao giờ hết nóng tại Việt Nam. Cho tới nay dù nó đã có phần nguội dần do sự phát triển của các thể loại game khác nhưng nó vẫn là một thể loại game lớn luôn được các nhà phát triển đầu tư rất nhiều. Bên cạnh các tựa game FPS truyền thống như Đột Kích, Half-Life,… các nhà phát triển game còn đa dạng hóa nó hơn khi kết hợp với MOBA thông qua game Overwatch, Paladins,.. hay pha trộn với phiêu lưu, nhập vai như Destiny, Destiny 2… Với lối chơi mang đậm tính chất thể hiện kĩ năng qua con mắt tốt, khả năng “vẩy” súng chính xác thì FPS sẽ luôn là một thể loại game trong lòng cộng đồng.
Năm 1980, tựa game FPS đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là Battlezone. Người tham gia sẽ nhận nhiệm vụ tiêu diệt kẻ địch khi lái một chiếc xe tăng, dù vẫn còn rất sơ khai nhưng đã thổi một luồng gió mới cho ngành công nghiệp game. Trong những năm sau đó, tựa game Doom (đặc biệt là Doom 2) đã tạo ra một chuẩn mực cho dòng game FPS, bao gồm tất cả các cơ chế cơ bản nhất của một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất.
Kinh dị
Không thể không nhắc tới các tựa game kinh dị mặc dù tại các phòng net tương đối ít thể loại game này, đa phần là người chơi tại nhà nhiều hơn. Giống như các phim kinh dị, người chơi sẽ được trải nghiệm sự hồi hộp, cảm giác rùng rợn và các pha hù dọa đến thót tim. Hơn thế nữa người chơi còn có khả năng tương tác với các tình huống như trốn tránh tên sát nhân, mở cửa căn phòng cuối hành lang u tối hay thậm chí biết chắc là sẽ có cảnh hù doạ, nhưng vẫn phải tiếp tục để hoàn thành màn chơi.
Cụ tổ, người đặt nền móng cho series “Resident Evil” nói riêng và dòng game kinh dị nói chung chính là Sweet Home. “Sweet Home” có cốt truyện dựa theo bộ phim kinh dị Nhật Bản cùng tên gọi ra mắt năm 1989. Nội dung của nó kể về một đoàn làm phim gồm 5 người đột nhập vào ngôi biệt thự cổ của họa sĩ bí ẩn nổi tiếng Mamiya Ichir. Nghe được những lời đồn về một số tác phẩm cực giá trị còn sót lại trong biệt thự, 5 con người không may mắn này quyết định tìm cho ra báu vật đồng thời tranh thủ làm luôn một đoạn phim tài liệu về cuộc đời chủ nhân ngôi nhà.
Không chỉ có series “Resident Evil” phải cảm tạ “Sweet Home” mà cả thể loại kinh dị sinh tồn phải tôn kính tựa game “cụ tổ” này. Nếu không có những khái niệm tuyệt vời về gameplay lẫn hình ảnh của “Sweet Home”, thể loại game kinh dị có lẽ đã không bao giờ tồn tại. Ra đời từ năm 1989, “Sweet Home” đã sáng tạo ra rất nhiều yếu tố mà cho tới ngày nay vẫn đang ám ảnh thể loại này, từ những thứ đã nói ở phía trên cho tới ý tưởng đưa ra nhiều cái kết từ bi kịch cho tới cay đắng dựa theo lựa chọn của người chơi.
Một số thể game khác:
- Game mô phỏng (Simulation)
- Game ngắn, đơn giản (Casual)
- Game thẻ bài (Card game/ Board game)
- Game giáo dục (Game based learing)
- Game vận động (Excergame)
Thương hiệu Fable trở lại sau 10 năm vắng bóng
Từng được xem là tượng đài RPG trong quá khứ gắn liền với hệ máy Xbox, Fable cuối cùng đã "hồi sinh" cùng sự xuất hiện của nền tảng Console thế hệ kế tiếp Xbox Series X.
Trở về thời điểm 2004 - 3 năm sau khi Xbox trình làng cộng đồng game thủ toàn cầu, Fable nổi lên như một hiện tượng nhờ vào gameplay và thế giới giả tưởng đặc sắc, cũng như đề tài thiện/ác đầy thú vị. Nếu như đa phần các dòng game RPG lúc bấy giờ đều chịu ảnh hưởng lớn từ "vũ trụ" Dungeons & Dragons, Fable lại mang đến trải nghiệm nhiều màu sắc, đôi khi thơ mộng và mang đậm chất các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn.
Trò chơi dễ dàng đạt được nhiều thành công ở thời điểm ra mắt, được đánh giá cao từ giới chuyên môn lẫn cộng đồng game thủ. Nhờ vào sức bật này, Fable ra mắt thêm hai phiên bản chính tuyến là Fable 2 (2008) và Fable 3 (2010) cùng nhiều tựa game ngoại truyện khác. Ở một số thời điểm, Fable được xem như thương hiệu chủ lực tạo nên sức hút cho nền tảng Xbox - cùng với dòng game Halo.
Dù vậy, sau Fable 3, vì nhiều lý do khách quan nên đội ngũ phát triển chủ lực của dòng game này là Lionhead Studios không còn giữ được "mạch chiến thắng". Đến năm 2016, Lionhead Studios bất ngờ bị giải thể và dự án dang dở Fable Legends cũng bị Microsoft hủy bỏ. Sự kiện này gần như đã đặt dấu chấm hết cho dòng game Fable, khiến cho số phận của Fable 4 cũng trở nên "huyền ảo" như chính đề tài của dòng game này.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hai năm trở lại đây, càng ngày càng xuất hiện nhiều tin đồn về việc Microsoft đang nỗ lực hồi sinh thương hiệu Fable. Và cuối cùng Microsoft cũng đã xác nhận thông tin này trong buổi Xbox Games Showcase Livestream vào rạng sáng nay (24.07).
Cụ thể, trò chơi sẽ mang tên Fable và nhiều khả năng đóng vai trò như phiên bản Reboot cho toàn bộ dòng game. Đáng chú ý, đơn vụ chịu trách nhiệm phát triển Fable chính là Playground Games - studio đứng sau thương hiệu đua xe lừng danh Forza Horizon.
Việc Playground Games nhận nhiệm vụ "hồi sinh" Fable không phải là bất ngờ lớn đối với giới quan sát, do kể từ khi được Microsoft mua lại vào năm 2018, nhà phát triển game này đã tuyển dụng rầm rộ nhiều nhân sự có kinh nghiệm đối với thể loại RPG. Dù vậy, dựa vào những thông tin ít ỏi vừa được hé lộ, chúng ta vẫn chưa biết Fable sẽ mang hình hài cụ thể như thế nào, cũng như tiến độ phát triển và ngày ra mắt chính thức của game. Nhưng chắc chắn, Fable sẽ là cú hích quan trọng cho hành trình của nền tảng Console thế hệ kế tiếp Xbox Series X.
Disco Elysium sắp chuyển thể thành phim truyền hình Sở hữu phong cách vô cùng độc đáo và được đánh giá rất cao về mặt chuyên môn, Disco Elysium là một trong những cái tên đáng chú ý nhất của ngành game trong vài năm gần đây. Do đó, không quá ngạc nhiên khi một số đơn vị đang xúc tiến để chuyển thể tựa game này thành phim truyền hình. Ra...