Đi tìm CDM được nhiều game thủ FIFA Online 3 ưa dùng nhất
Tuy nhiên, không phải ai cũng đều ưng ý với CDM hiện có trong tay, bài viết này sẽ giải đáp giúp những chiến lược gia của chúng ta những vấn đề khúc mắc đó.
I. Tìm hiểu về vị trí CDM
Tiền vệ phòng ngự là vị trí mới trong bóng đá hiện đại, được xem là sự tiến hóa của vị trí hậu vệ quét, áp dụng đối với hàng tiền vệ. Trong sơ đồ chiến thuật, CDM thi đấu thấp nhất hàng tiền vệ và ở phía trên hàng phòng ngự. Chức năng đầu tiên của CDM đó là hỗ trợ phòng ngự và ngăn chặn từ xa những đợt tấn công của đối thủ.
Vị trí CDM trong sơ đồ chiến thuật
Nhiệm vụ chính của một tiền vệ phòng ngự bao gồm:
- Ngăn chặn đợt tấn công của đối phương: trực tiếp cản phá, hỗ trợ đồng đội cản phá.
- Bọc lót cho các hậu các đồng đội trong hàng tiền vệ và cả hàng hậu vệ khi họ lên tấn công chưa kịp lui về.
- Nhận bóng từ các hậu vệ và phân phối lên, ra hai biên hoặc chuyền vượt tuyến cho các cầu thủ tấn công.
- Gây sức ép khiến đối phương khó tấn công trực diện.
Tiền vệ phòng ngự là vị trí ít nổi bật trên sân nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng đội hình. Đây là vị trí đòi hỏi cao, do đó cũng cần phải có những kĩ năng và tố chất đáp ứng những yêu cầu đặc trưng đó.
MMOSITE.vn – Trong FIFA Online 3, những chỉ số sau đặc biệt quan trọng với một tiền vệ phòng ngự, đó là: Thăng bằng, Sức mạnh, Xông xáo, Quyết đoán, Tranh bóng, Tắc bóng, Chuyền dài, Tầm nhìn…
II. Top 5 ứng cử viên hàng đầu cho vị trí CDM
Với những tiêu chí kể trên thì những cầu thủ dưới đây là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí CDM.
Michael Essien (Season ‘07)
Essien mùa 07
Essien ,cầu thủ tiền vệ một thời của Chelsea, được biết đến bởi sự dũng mãnh và chắc chắn trên sân. Có thể nói, trong FIFA Online 3, Essien là cái tên xứng đáng nhất cho vị trí tiền vệ phòng ngự với những điểm mạnh như Chọn vị trí, Tranh bóng và Xoạc bóng. Essien cũng mang những ưu điểm đáng chú ý là Thể lực, Sức mạn, Phản ứng… Ngoài ra, “Makelele đệ nhị” còn có những chỉ số ẩn như: Thi đấu dũng cảm (Solid Player), Lãnh đạo (Leadership) và Sút xa ( Long shot taker) .
Video đang HOT
2. Yaya Toure (mùa World Cup)
Yaya Toure không còn là cái tên lạ lẫm gì với các HLV. Tiền vệ người Bờ Biển Ngà hoàn toàn có thể thi đấu ở các vị trí như CAM, CM. Tuy nhiên, với ưu thế về thể hình và sức mạnh, nhất là khả năng tranh chấp thì Yaya Toure rất thích hợp với vai trò của một CDM.
Chỉ số của Yaya Toure mùa WC
Trong FIFA Online 3, Yaya Toure mùa WC được đánh giá cao nhất với chỉ số CDM 77 và các chỉ số ẩn như: Ít chấn thương, Khả năng lãnh đạo, Sút xa và Phát động tấn công.
3. Paul Pogba ( mùa World Cup)
Là một trong những tài năng trẻ thi đấu ấn tượng nhất World Cup tại Brazil, không khó hiểu vì sao Pogba mùa WC lại có chỉ số cao đến vậy. Với những điểm mạnh về Thể lực, Sức mạnh, Tranh bóng, Cắt bóng, Giữ bóng hay Dứt điểm, Sút xa tốt. Đây sẽ là mẫu CDM lí tưởng cho những HLV ưa thích lối tấn công trung lộ, tấn công tổng lực, thậm chí là giải quyết tình huống bằng những cú sút xa. Có thể coi đây là một dạng tiền vệ phòng ngự cơ động. Pogba sở hữu hai chỉ số ẩn đó là Xoạc bóng chính xác và Sút xa.
Paul Pogba mùa World Cup
4. Cambiasso (Season ‘09)
Mùa giải 2009 là một trong những giai đoan đỉnh cao của tiền vệ người Argentina. Sở hữu những tố chất tốt như: Chọn vị trí, Tranh bóng, Cắt bóng, cũng với đó là Sức mạnh và Thể lực lí tưởng, đây là một trong những CDM được các HLV ưa chuộng. Ngoài ra, Cambiasso còn sở hữu những chỉ số ẩn như: Thi đấu dũng cảm, Khả năng lãnh đạo, Chuyền một chạm và Chọc khe.
Cambiasso và De Rossi mùa 09
5. D. Rossi (season ‘09)
De Rossi cũng là một trong những cái tên quen thuộc cho vị trí CDM của các HLV trong FIFA Online 3, bởi ngoài những điểm mạnh về chỉ số phòng ngự như Tranh bóng, Thể lực, Vị trí, thì khả năng phát động tấn công của tiền vệ người Ý cũng là một điểm nổi trội. Điều đó được thể hiện qua những chỉ số ẩn như: Sút phạt căng (Takes Powerful Driven Free Kicks), Thi đấu dũng cảm (Solid Player), Lãnh đạo (Leader Ship), Chuyền dài (Long Passer), Sút xa (Long shot Taker). De Rossi còn có một chỉ số ẩn đặc biệt là: Tranh cãi với trọng tài (Argues With Officials).
Theo MMOSITE
Sửa lỗi máy tính "bỗng nhiên tỉnh giấc" khi đang ngủ
Nhiều máy tính thường gặp lỗi tự khởi động lại khi đang ở chế độ ngủ mặc dù người dùng không ấn nút nguồn. Dưới đây là các phương pháp giúp bạn xác định và sửa lỗi này.
Nếu thường xuyên sử dụng chế độ ngủ (sleep mode) trên máy tính, hẳn bạn đã từng gặp phải trường hợp máy bỗng nhiên khởi động lại, mặc dù trước đó bạn đã kích hoạt sleep mode và không hề chạm vào nút nguồn.
Tình trạng này gây ra nhiều phiền nhiễu, khó chịu cho chúng ta. Thử tưởng tượng vào ban đêm khi bạn đã đi ngủ, việc máy tự động bật sẽ làm cho bạn tốn thêm ít tiền điện. Mặc dù có thể sau một khoảng thời gian không đụng đến, PC lại tự động sleep trở lại và số điện bị tiêu tốn không đáng là bao, nhưng hiện tượng này có thể sẽ ảnh hưởng tới cả phần cứng và phần mềm trong máy. Rất may, cách giải quyết hiện tượng này cũng không phải quá khó. Bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây để khắc phục tình trạng nêu trên.
Truy tìm thủ phạm
Trước khi thực hiện các thiết lập để khắc phục lỗi tự khởi động lại nói trên, bạn nên tìm hiểu xem đâu là căn nguyên gây ra lỗi. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể xuất phát từ phần mềm hoặc phần cứng của máy. Chẳng hạn như các thiết lập cho con chuột, bàn phím...đã vô tình làm máy tự khởi động lại khi bạn chạm vào con chuột, bàn phím...Thật may đó là việc truy tìm nguyên nhân này có thể thực hiện dễ dàng bằng cách sau:
Bạn mở command line (cmd) trên Windows. Có nhiều cách để mở cmd như bạn mở nút Start trên Windows (từ Windows 7 trở xuống) rồi nhập "cmd" (không có dấu ngoặc kép) vào trường tìm kiếm "search programs and file" ở dưới cùng sau đó ấn Enter để mở cmd.
Nhập dòng lệnh sau vào giao diện của cmd:
powercfg -lastwake
Lúc này thiết bị gần đây nhất làm cho máy tính của bạn "thức giấc" có thể sẽ bị "điểm mặt chỉ tên". Nói có thể là bởi trong một số trường hợp, dòng lệnh này không có tác dụng. Trong các trường hợp này, bạn có thể thay bằng dòng lệnh dưới đây để biết tất cả phần cứng nào (có thể) đã đánh thức PC của mình.
powercfg -devicequery wake_armed
Dù câu lệnh này không giúp tìm ra đích xác thủ phạm, nhưng ít ra nó cũng sẽ giúp bạn khoanh vùng được nguyên nhân từ đó tiết kiệm được thời gian cho việc khắc phục lỗi. Ngoài ra thì các dòng lệnh này chỉ hữu ích trong trường hợp phần cứng là nguyên nhân gây ra lỗi trên. Nếu nguyên nhân xuất phát từ phần mềm, nó sẽ không có tác dụng.
Tắt các phần cứng khiến máy tự khởi động lại
Sau khi xác định được rằng phần cứng như bàn phím, chuột...là nguyên nhân gây ra hiện tượng PC khởi động lại, bạn có thể thay đổi các settings của các phần cứng này để sửa lỗi. Bạn mở Device Manager trên máy (tìm hiểu về Device Manager trên Windows tại đây). Tại cửa sổ Device Manager, bạn tìm đến thiết bị đã làm cho máy tính "thức giấc" mà dòng lệnh ở trên đã liệt kê, click đúp để mở Properties của chuột, bàn phím...truy cập vào thẻ Power Management. Tại đây bạn sẽ thấy ô "Allow this device to wake the computer" như hình ảnh bên dưới. Bạn bỏ chọn ở ô này và kể từ giờ về sau, phần linh kiện này sẽ không thể làm máy bạn "bỗng nhiên tỉnh giấc" được nữa.
Thông thường chuột và bàn phím là 2 thành phần khiến cho máy dễ gây ra lỗi trên nhất. Do đó sau khi mở Device Manager thì bạn cần tìm đến mục "Mice and other pointing devices" để vô hiệu hóa chuột. Ngoài ra nếu trước đây bạn đã từng cắm các chuột khác vào máy, thì trong Device Manager sẽ hiển thị danh sách các mẫu chuột đó. Bạn cần chọn đúng vào mẫu chuột mà hiện tại mình đang sử dụng thì mới có thể thấy thẻ Power Management.
Ngoài chuột, bạn có thể mở rộng ra các linh kiện khác nữa như bàn phím, gamepad, Human Interface Device, Universal Serial Bus...để xác định xem có thành phần nào có nguy cơ gây ra lỗi hay không.
Can thiệp vào phần cứng mạng
Hầu hết các bo mạch chủ và adapter mạng đều có 1 tính năng là "wake on LAN" giúp người dùng bật máy tính từ xa. Tuy nhiên, nếu bạn không cần tới tính năng này, bạn có thể tắt nó để đỡ gây phiền nhiễu.
Bạn quay lại Device Manager, tìm đến phần Network Adapters. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các adapter mạng tích hợp cùng bo mạch chủ, hoặc nếu bạn gắn card mạng rời thì nó cũng sẽ được liệt kê ở đây.
Bạn click vào từng adapter mạng trong danh sách này vả bỏ chọn ở phần "Allow this device to wake the computer" giống như đã làm với chuột, bàn phím...ở trên.
Tắt Scheduled Tasks
Nếu các biện pháp trên vẫn không hiệu quả, nguyên nhân có thể nằm ở phần mềm chứ không phải phần cứng. Đặc biệt, trường hợp 1 ứng dụng nào đó đang "đánh thức" máy dậy để thực hiện 1 tác vụ nào đó (Scheduled Tasks) là rất dễ xảy ra.
Để tắt Scheduled Tasks, trong Windows bạn tìm đến Power Options (Bạn cũng có thể truy cập Power Options bằng cách vào Control Panel>Hardware and Sound>Power Options). Ở menu hiện ra bạn click "Change plan settings" phía bên phải đối diện với chế độ "power plan" mà bạn đang dùng. Ở menu tiếp theo click vào "Change advanced power settings". Bạn cuộn trỏ xuống tìm tới nhánh Sleep, mở rộng nhánh này, sau đó tiếp tục mở rộng nhánh con Allow Wake Timers, đổi settings hiện ra sang Disable. Như vậy là xong.
Tắt Scheduled Maintenance trong Windows 8
Windows 8 có thể khởi động máy tính của bạn từ chế độ ngủ để cài các bản update hoặc thực hiện việc "bảo trì". Nếu máy bạn bị khởi động lại thường xuyên, đây có thể không phải là nguyên nhân, nhưng nếu thỉnh thoảng bạn gặp lỗi tự khởi động lại, tính năng này của Windows 8 chính là thủ phạm.
Để sửa lỗi, bạn tìm tới Action Center trong Windows và mở ra, click vào Maintenance, tìm vào phần Automatic Maintenance. Nếu tính năng này đang bật, bạn sẽ thấy có dòng thông báo "Windows automatically schedules maintenance activities to run on your computer". Bạn click vào "Change maintenance settings" và bỏ chọn ở mục "Allow scheduled maintenance to wake up my computer at the scheduled time". Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập thời gian bảo trì vào 1 thời điểm hợp lý và không làm ảnh hưởng tới các công việc, sinh hoạt khác của mình.
Tạm kết
Các phương pháp trên đây đã "bao phủ" hầu như toàn bộ các nguyên nhân khiến máy tự khởi động lại từ chế độ ngủ. Nếu các bạn biết có các phương pháp khắc khắc phục tình trạng này, hãy để lại lời nhắn ở phần bình luận để chia sẻ với mọi người nhé!
Theo PLXH/Makeuseof