Đi tìm cao thủ Thiếu Lâm Việt Nam (Kỳ 1) Tuyệt chiêu múa quyền trên mặt nước
Khi nhắc tới những võ sư Thiếu lâm, người ta thường nghĩ đó phải là những môn đồ khổ luyện ở các ngôi chùa trên đất Trung Hoa với đầu trọc, áo nâu sòng hoặc vàng cam… ít ai biết rõ phái võ này đã từng được du nhập vào Việt Nam hàng thế kỷ trước, và môn phái Thiếu lâm Việt Nam đã từng sinh ra những bậc kỳ tài. ĐS&PL xin giới thiệu loạt bài về chân dung của một số kỳ nhân trong làng võ Thiếu Lâm Việt Nam. Mỗi cao thủ luôn gắn với một tuyệt chiêu và những câu chuyện hành tẩu giang hồ cam go. Nhưng tất cả họ đều có mong muốn xây dựng một võ phái Thiếu Lâm mang đậm bản sắc Việt Nam.
Nửa thế kỷ trước, khi nhắc đến võ Thiếu lâm tại Việt Nam, giới võ lâm không ai không biết đến võ sư nổi tiếng Vũ Đăng Thường. Những câu chuyện về sự kỳ công rèn luyện võ nghệ, khả năng “bất khả chiến bại” của ông đã trở thành giai thoại li kỳ lưu truyền đến tận ngay nay.
Tuyệt chiêu lướt trên mặt nước
Võ sư Vũ Đăng Thường sinh năm 1898, tại thôn Đại Nghĩa (xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Theo phả hệ, gia đình võ sư Thường là người Trung Quốc, đến Việt Nam từ nhiều đời trước đó. Từ nhỏ, võ sư Thường đã được tiếp thu tinh hoa võ thuật Thiếu lâm từ sư phụ là chính người cha của mình. Tương truyền, cậu bé Thường khi còn nhỏ đã có khả năng thiên phú về võ nghệ, nói theo cách của con nhà võ thì “vừa biết đi đã biết đánh quyền”.
Sau khi đã được cha truyền dạy võ công, cậu bé Thường tiếp tục được cha gửi về quê theo học các cao thủ thiếu lâm. Đến những năm 1940, sau hàng chục năm tập luyện, ông đã học được những tuyệt chiêu đỉnh cao của môn phái.
Võ sư Vũ Đăng Hoài, con trai của võ sư Thường kể lại, tên tuổi của võ sư Thường vang danh các võ đài Trung Quốc bắt đầu vào khoảng năm 1940,kể từ sự kiện giới võ lâm Trung Quốc mở một cuộc thi võ thuật để tìm kiếm, tuyển chọn cao thủ. Lúc này, võ sư Thường đã ngoại tứ tuần nhưng vẫn tham gia với mục đích trao đổi kiến thức võ học với các võ sư Trung Quốc. ông quyết định biểu diễn bài “Mai hoa ngũ lộ” trên mặt một hồ nước.
Để thực hiện được tuyệt chiêu này, võ sư Thường đã phải bỏ ra hàng chục năm tập luyện. Cứ mỗi sáng, người dân trong làng lại thấy võ sư Thường trong tư thế dùng một tấm vải đen bịt chặt hai mắt, chạy bộ hàng tiếng đồng hồ trên cọc tre đặt dọc. ông tập luyện nhuần nhuyễn đến nỗi, vừa bịt mắt, vừa đi chuyển, vừa đánh quyền nhưng chân không bao giờ chạm đất.
Tương truyền, khi võ Thiếu Lâm bắt đầu phát triển ở Trung Hoa thì đồng thời cũng được du nhập vào Việt Nam và được phối hợp với võ cổ truyền Việt Nam, sửa đổi cho phù hợp với thể chất của người Việt nhằm sử dụng hữu hiệu, hình thành nên những hệ phái Thiếu Lâm của nước Việt. Sự phát triển của Thiếu Lâm danh gia tại Việt Nam cực thịnh khi những người Hoa qua Việt Nam sinh sống, làm ăn, tạo nên cộng đồng Hoa kiều đông đảo tại Việt Nam. Không để thất truyền tinh hoa của tiên tổ, họ đem võ học của gia tổ ra truyền dạy cho mọi người và phục vụ quê hương mới của họ. Các môn phái Thiếu Lâm danh gia Việt Nam bắt đầu được xây dựng và phát triển từ đó cho đến ngày nay.
Video đang HOT
Sự chuẩn bị cho màn biểu diễn tại cuộc thi võ thuật tại Trung Quốc năm ấy cũng rất công phu. Đầu tiên ông lên rừng chặt những thân gỗ có đường kính khoảng 15 cm, sau đó đóng cọc xuống lòng hồ sao cho độ cao của cọc gỗ bằng với mặt nước. Đến khi biểu diễn, võ sư Thường nhờ người ném lá tre trên mặt nước trong khi đó ông đang ngồi thiền luyện khí công. Sau 5 phút luyện khí công, bất thình lình ông bật dậy, lao ra giữa hồ. Vì lá tre được thả xuống mặt nước nên người xem cứ tưởng ông đang đạp trên những chiếc lá ấy để bay trên mặt hồ. Thực ra vị võ sư này đang chạy trên những cọc tre ẩn mình dưới mặt nước. ông đánh bài “Mai hoa ngũ lộ” trong sự ngỡ ngàng của các võ sư Trung Quốc.
Với màn biểu diễn đỉnh cao đó, ông đã vượt qua hàng trăm cao thủ võ lâm Trung Hoa để đoạt giải xuất sắc. Được biết sau này, khi ông mất đi, ở Việt Nam, không ai có thể đánh được tuyệt chiêu trong bài “Mai hoa ngũ lộ” hoàn hảo như vậy.
Để đạt đến trình độ võ công thượng thừa này, võ sư Thường phải tuân thủ thời gian biểu luyện tập nghiêm ngặt, khổ luyện trong hàng chục năm trời. Tất cả các đệ tử theo học ông cũng phải kinh qua quãng thời gian khổ luyện như vậy. Con cháu của võ sư kể lại, trước đây ông có một đệ tử tên Lý Trình. Sau khi người này đến nhà võ sư Thường xin học võ Thiếu lâm, người học trò này hơn một năm trời ngày nào cũng phải gánh nước từ giếng đi từ đầu làng đến cuối làng tưới vào những gốc tre. Nhiều người nhìn thấy cảnh tượng đó, nghĩ là hai thầy trò “không bình thường”. Tuy nhiên, sau này khi cậu học trò này đã có tên tuổi, người làng Đại Nghĩa mới hiểu được võ thuật Thiếu lâm chân truyền phải luyện chí, luyện gian khổ bằng những bài tập tưởng rằng “không bình thường” như thế.
Vang danh trận quyết đấu bên tử đài
Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng nhiều người dân hai tỉnh Nam Định và Hà Nam ngày nay vẫn nhắc đến trận đấu giữa võ sư Thường và một cao thủ Trung Quốc như một giai thoại về võ nghệ cao cường. Theo đó, năm 1956, vợ chồng một võ sư người Trung Quốc dẫn theo hàng chục đệ tử sang huyện ý Yên (Nam Định) mở đài thi đấu võ thuật. Giải thưởng của giải đấu gồm 10 lạng bạc và 2 lạng vàng. Điều kiện của những võ sĩ lên đài thi đấu phải nộp 1 lạng bạc. Rất nhiều cao thủ võ lâm Việt Nam đã đăng kí thượng đài thi đấu. Lúc này, võ sư Thường đang sinh sống tại Hà Nội…
Giải đấu diễn ra một tháng, và cũng chừng đấy thời gian võ sư Trung Quốc “bất khả chiến bại”. Nhiều người đã nghĩ đến võ sư Vũ Đăng Thường và quyết định lên Hà Nội khẩn khoản mời ông về Nam Định thi đấu. Bỏ hết công việc, võ sư Thường quyết định về ý Yên để thử tài cao thấp.
Võ sư Vũ Đăng Hoài.
Theo quy định của cuộc thi, mỗi người có thể đăng kí được thi đấu ở 3 đài: Tránh thủ đài là đài thấp nhất. Đả lôi đài là cấp dành cho các võ sĩ tầm trung. Cuối cùng là Tử Đài, nơi mà các võ sĩ đăng ký thi đấu sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm mạng sống. Điều đặc biệt ở chỗ, ở trên Tử đài được đặt sẵn một cỗ quan tài. Sở dĩ có sự sắp xếp đặc biệt này là do vị võ sư người Trung Quốc muốn gây tâm lí lo sợ cho người tham gia.
Võ sư Thường quyết định đăng kí ngay lên thi đấu ở Tử Đài. Biết thanh thế của ông, khác với các trận đấu khác, vị võ sư Trung Quốc không dám cho các đệ tử ra thi đấu mà trực tiếp động thủ.
Vào hiệp thi đấu đầu tiên, võ sư Thường đã lĩnh trọn cú đấm “nặng tựa ngàn cân” của vị võ sư người Hoakhiến cho ông choáng váng và gãy 4 chiếc răng. Nhiều người thấy cảnh tượng đó đã khuyên nhủ ông dừng cuộc đấu nhưng ông không nghe, quyết thượng đài thi đấu đến cùng.
Hiệp 2, thế thượng phong vẫn thuộc về phía võ sư người Trung Quốc. Đến cuối hiệp 3, võ sư Thường quyết định hạ thủ đối phương. ông tấn công dồn dập khiến cho võ sư người Hoa bị rớt đài trong tiếng vỗ tay không ngừng của khán giả.
Được biết, sau khi nhận giải ông tặng toàn bộ giải thưởng cho địa phương để xây dựng cơ sở vật chất.
Năm 1992, võ sư Vũ Đăng Thường mất tại Hà Nam, thọ 94 tuổi. Sau này, người con trai của ông là võ sư Vũ Đăng Hoài đi theo nghiệp võ của cha.
Theo đời sống pháp luật
Uốn tóc lượn sóng tự nhiên: Không phải dễ
Công nghệ uốn setting ra đời tại Nhật Bản và phát triển đạt đỉnh cao tại Hàn Quốc với làn sóng các ngôi sao có gương mặt trẻ thơ và mái tóc lượn sóng bồng bềnh tự nhiên.
Công nghệ hiện đại
Công nghệ uốn setting ra đời tại Nhật Bản và phát triển đạt đỉnh cao tại Hàn Quốc với làn sóng các ngôi sao có gương mặt trẻ thơ và mái tóc lượn sóng bồng bềnh tự nhiên. Công nghệ này du nhập vào Việt Nam cách đây khoảng 4 năm nhưng đến thời điểm này mới thực sự đạt "đỉnh" và được dự báo là xu hướng thịnh hành của năm 2010.
Ưu điểm của uốn setting
Ưu điểm của uốn setting là dễ sử dụng, không phải dùng nhiều sản phẩm tạo kiểu mái tóc vẫn giữ được sóng, nếp. Muốn tạo kiểu, chỉ cần cho chút kem dưỡng mềm vào tay và se lên tóc sẽ tạo được kiểu như ý. Ngoài ra, uốn setting cũng giúp cho kỹ thuật viên kiểm tra được độ khỏe, yếu của tóc từ chân đến ngọn. Với tóc khô, yếu nếu biết kết hợp thuốc uốn và nhiệt độ của máy thì uốn setting cũng có thể giúp phục hồi độ khỏe cho tóc.
Ưu điểm của uốn setting là dễ sử dụng, không phải dùng nhiều sản phẩm tạo kiểu mái tóc vẫn giữ được sóng, nếp.
Vài điểm cần lưu ý
- Uốn setting không phải đơn giản nếu nhiệt độ quá nóng có thể gây cháy phần ngọn tóc, còn nếu để nhiệt độ quá thấp tóc sẽ không xoăn.
- Kỹ thuật uốn setting đòi hỏi tay nghề cao. Nếu để nhiệt độ quá thấp hay khi vào trụ uốn tóc quá ướt, hoặc đôi khi tháo ra không đúng thời điểm, tóc cũng sẽ không xoăn.
Theo Thời Trang Trẻ
Gặp Datu Minh Thiên chàng ca sĩ teen "kiêm" võ sư Được giới trẻ biết đến qua nhiều ca khúc online như "Hành trang cho ngày mai, Rùa nhỏ của anh"... và gần nhất là Valentine chờ song ca cùng Khởi My, nhưng ít ai biết rằng Datu Minh Thiên còn có một niềm đam mê khác - võ thuật. Full name: Đặng Thanh Tùng Nickname: Datu Minh Thiên Ngày sinh: 27/06/1990 Sở thích:...