Đi tiểu thường xuyên cẩn thận mắc bệnh ung thư này mà không biết
Nhiều phụ nữ cho rằng việc đi tiểu thường xuyên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài nó có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư.
Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà chị em phụ nữ có nguy cơ mắc phải. Nó gây ra nhiều ca tử vong hơn bất kỳ bệnh ung thư nào khác liên quan đến hệ thống sinh sản nữ.
Tuy nhiên rất khó phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu vì bệnh thường không có những biểu hiện đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, cực kỳ khó điều trị. Trong khi đó nếu được phát hiện sớm, cơ hội sống sót của bệnh nhân lên đến 92%.
Vì vậy, sớm biết được các triệu chứng của ung thư buồng trứng là vô cùng quan trọng. Đáng chú ý, một trong những dấu hiệu mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là việc đi tiểu thường xuyên. Có những dạng tiểu nhiều do các vấn đề về thận, tuyến tiền liệt, niệu quản, bàng quang, đái tháo đường hoặc mang thai.
Tuy nhiên, hãy để ý kỹ nếu triệu chứng kéo dài, không dứt. Dù đã đi khám và loại trừ các nguyên nhân trên nhưng tình hình không được cải thiện, lúc này bạn hãy đi kiểm tra ung thư buồng trứng ngay. Có thể khối u ở buồng trứng đang phát triển to dần lên, chèn ép lên bàng quang khiến bạn thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.
Ngoài việc đi tiểu thường xuyên bạn cũng cần chú ý các biểu hiện khác của ung thư buồng trứng bao gồm:
Đau bụng và đau vùng chậu
Bị đau bụng và đau vùng chậu trong những ngày không có kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng. (Ảnh minh họa)
Tình trạng bị đau bụng và đau vùng chậu thường xuất hiện vào những ngày có kinh. Nhưng nếu ngay trong những ngày bình thường bạn cũng bị đau thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng. Hiện tượng đau bụng tăng dần và kéo dài liên tục nhiều giờ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt.
Đầy hơi, ăn không tiêu hoặc táo bón
Đây là những triệu chứng thông thường của các bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, khi đầy hơi liên tục, kéo dài đến vài tuần ngay cả khi không ăn gì, bạn cần đi khám ngay bởi rất có thể những tế bào ác tính ở buồng trứng đã xuất hiện.
Tình trạng táo bón cũng vậy. Nếu đã chữa trị nhiều cách mà vẫn bị táo bón trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Nguyên nhân là bởi khối u trong buồng trứng phát triển, chèn ép hoặc xâm lấn vào ruột và dạ dày.
Nhiều người chủ quan, nghĩ táo bón do không ăn đủ chất xơ hoặc bị bệnh về đường ruột nên không đi khám. Đến khi tình trạng diễn biến nặng mới đi khám thì lúc đó khối u đã phát triển rất lớn, gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Video đang HOT
Chán ăn, ăn nhanh no
Một trong những biểu hiện của nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm trong đó có ung thư buồng trứng là cảm giác chán ăn, ăn nhanh no. Triệu chứng này thường đi kèm với đầy hơi hoặc giảm cân. Nếu chán ăn kéo dài hơn vài tuần sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và mệt mỏi, ngay cả khi không bị bệnh ung thư.
Thường xuyên đau vùng dưới thắt lưng
Nếu bạn chắc chắn rằng bản thân không mắc bất cứ bệnh lý nào liên quan đến xương khớp nhưng vẫn thường xuyên bị đau dưới thắt lưng thì nên đi kiểm tra sớm. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá điển hình của căn bệnh ung thư buồng trứng.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là biểu hiện của nhiều căn bệnh ung thư trong đó có ung thư buồng trứng. (Ảnh minh họa)
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng ngay cả khi không làm việc nặng hay đang nghỉ ngơi là một trong những dấu hiệu cảnh báo của ung thư buồng trứng.
Khi bị bệnh chúng ta có thể gặp phải tình trạng khó thở, buồn nôn, ăn không ngon miệng,…dẫn đến không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi.
Đau khi quan hệ
Xuất hiện cảm giác đau khi quan hệ tình dục là dấu hiệu khối u đã phát triển với kích thước lớn. Mức độ đau càng nghiêm trọng chứng tỏ khối u càng to. Vị trí đau thường ở bên phải hoặc bên trái khung chậu khi quan hệ tình dục.
Chảy máu âm đạo bất thường, kinh nguyệt không đều
Nếu có một trong những biểu hiện trên, chị em nên đi khám sớm nhất có thể để phát hiện sớm ung thư buồng trứng hoặc các vấn đề bất thường khác.
Giảm cân không rõ lý do
Giảm cân đột ngột, không giải thích được cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh quái ác này. Nếu không thay đổi chế độ ăn hoặc thói quen tập thể dục mà vẫn bị giảm cân hãy lập tức đi gặp bác sĩ, nhất là khi đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác được đề cập ở trên.
Những triệu chứng trên có thể xuất hiện ở một phụ nữ có các bệnh lý lành tính. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài và tần suất xảy ra trên 12 lần/ 1 tháng, bạn cần đi kiểm tra để tìm hiểu xem có vấn đề nghiêm trọng gì về sức khỏe hay không. Đặc biệt là để kịp thời xác định có bị ung thư buồng trứng hay không, từ đó có các biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư cũng là biện pháp phòng tránh và phát hiện bệnh sớm, giúp ích cho quá trình điều trị.
Khi nào nổi hạch là dấu hiệu của bệnh ung thư?
Các hạch bạch huyết là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ miễn dịch. Cổ, bẹn, nách nổi hạch, sưng đau trong nhiều trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư.
Hạch bạch huyết là hệ thống gồm hàng trăm khối tế bào nhỏ như hạt đậu. Chúng ta có hơn 600 hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể. Tuy nhiên chỉ những vị trí như cổ, nách, bụng và bẹn, bạn mới có thể sờ thấy hạch.
Sưng hạch là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Cùng với lá lách, amidan, adenoids, hạch bạch huyết giúp chúng ta chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Các hạch bạch huyết được kết nối với nhau bằng mạch (hệ thống ống chạy khắp cơ thể như tĩnh mạch). Chúng mang chất lỏng bạch huyết trong suốt như nước, chảy qua toàn bộ hạch. Khi chất lỏng chảy qua, các tế bào bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng, vi khuẩn có hại.
Lympho B, T là hai loại tế bào bạch huyết nói trên. Trong đó, tế bào B tạo kháng thể bám vào vi trùng, báo hiệu cho hệ thống miễn dịch biết chúng cần phải tiêu diệt kẻ lạ mặt. Tế bào T có nhiệm vụ đa dạng hơn. Một số tiêu diệt vi trùng, số khác theo dõi các tế bào miễn dịch. Chúng gửi tín hiệu để thông báo cơ thể nên điều chỉnh các tế bào miễn dịch sao cho phù hợp và đủ liều lượng.
Dịch bạch huyết cũng mang theo protein, chất thải, mảnh vụn tế bào (những gì còn lại sau khi tế bào chết), vi khuẩn, virus và chất béo dư thừa bị lọc ra, trước khi nó trở lại máu.
Cơ thể chúng ta có hơn 600 hạch bạch huyết. Ảnh: The Thyroid, Head & Neck Cancer Guide .
Khi cơ thể có vấn đề như bệnh tật hoặc nhiễm trùng, các hạch sẽ sưng lên. Đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều tế bào lympho đang phải hoạt động nhiều để tiêu diệt vi trùng. Điều này có thể nhận thấy dễ dàng ở các hạch tại cổ.
Theo Mayo Clinic, hạch bạch huyết sưng thường đi kèm với đau, có kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn. Tùy thuộc nguyên nhân gây nổi hạch, bệnh nhân có thể gặp thêm những triệu chứng như: chảy nước mũi, đau họng, sốt, những dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.
Sưng hạch khắp cơ thể có thể là do nhiễm virus HIV, bạch cầu đơn nhân hoặc rối loạn hệ miễn dịch (bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ). Các hạch cứng, cố định, lớn dần có thể là cảnh báo bạn bị ung thư. Đi kèm nổi hạch, bệnh nhân còn bị sốt, đổ mồ hôi đêm.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai, áp xe răng, lao, phản ứng với thuốc phenytoin, ngừa sốt rét cũng có thể gây sưng hạch.
Nhận biệt các bệnh nguy hiểm qua đặc điểm của hạch
Khối lượng bạch huyết tăng đều đặn sau khi sinh cho đến năm chúng ta 8-12 tuổi. Sau đó, các hạch bị teo dần trong tuổi dậy thì. Nổi hạch bất thường hay đi kèm với những bệnh lý nhiễm trùng, nguy hiểm. Theo nghiên cứu của bác sĩ Robert Ferrer (Trung tâm Khoa học Sức khỏe, Đại học Texas,San Antonio, Texas, Mỹ), bạn cần lưu ý những đặc điểm bất thường sau đây của các hạch trên cơ thể để phát hiện bệnh sớm:
Kích thước: Các nút hạch bình thường là khi chúng có đường kính tối đa 1 cm. Do đó, nếu các vết hạch của bạn lớn hơn kích thước trung bình này, nó được xem là dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp vấn đề.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng kích thước hạch bất thường còn căn cứ vào vị trí mà nó xuất hiện. Chẳng hạn, hạch biểu mô lớn hơn 0,5 cm, hạch ở bẹn lớn hơn 1,5 cm được xem là bất thường.
Một nghiên cứu dựa trên 213 người trưởng thành bị nổi hạch không rõ nguyên nhân cho thấy toàn bộ bệnh nhân bị ung thư đều có hạch lớn trên 1x1 cm. Đặc biệt, 8% người mắc ung thư có hạch từ 1x1 cm đến 1,5x1,5 cm. 38% trường hợp bị hạch lớn hơn 1,5x1,5 cm.
Ở trẻ nhỏ, các hạch bạch huyết bình thường có đường kính như sau: cổ tử cung 2 cm, nách 1 cm, bẹn 1,5 cm. Do đó, các hạch bạch huyết có đường kính trên 2 cm thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh u hạt như lao, sarcoidosis hoặc ung thư (chủ yếu u bạch huyết).
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa quan điểm việc đánh giá ung thư hay không dựa trên kích thước thường không rõ ràng.
Cơ thể nổi hạch bất thường là cảnh báo bạn có thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm về nhiễm trùng, ác tính. Ảnh: Healthline.
Gây đau đớn hay không?: Khi một hạch bạch huyết tăng nhanh về kích thước, nang của nó sẽ căng ra và gây đau cho người bệnh. Cảm giác đau thường là kết quả của quá trình tế bào bị viêm, hệ miễn dịch đang làm việc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau hạch cũng có thể do xuất huyết từ các tế bào ác tính. Dù vậy, hạch có đau hay không không xác định được nó là hạch lành tính hay ác tính.
Đặc tính của hạch: Ở người bình thường, khi sờ, bạn sẽ thấy hạch di động tốt mà không bị dính với mô xung quanh, có bờ giới hạn rõ, sờ nắn không đau và mật độ mềm vừa phải không quá cứng. Nang hạch mềm cảnh báo bạn bị nhiễm trùng hoặc viêm.
Với những bệnh nhân bị ung thư, khi sờ vào, hạch (nhất là vùng cổ) có cảm giác cứng, đặc biệt là giai đoạn khối u ác tính đã di căn. Các nang hạch chắc, dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng chắc có thể là dấu hiệu của ung thư hạch.
Vị trí: Nơi các hạch khu trú cũng quyết định tình trạng bệnh lý mà chúng ta mắc phải. Chẳng hạn, hiện tượng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng gây bệnh ở cổ tử cung và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan tình trạng nổi hạch ở bẹn. Nhiễm trùng huyết do mèo cào, cắn thường gây nổi hạch ở cổ tử cung hoặc nách.
Nguy hiểm nhất là hạch thượng đòn. Ước tính 90% bệnh nhân>40 tuổi và 25% trường hợp
Ung thư hạch là một trong những bệnh khó chữa bởi nó liên quan hệ thống hạch bạch huyết khắp cơ thể. Khi gặp tình trạng hạch bất thường, nhất là vùng cổ, nách, bẹn..., bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám và phát hiện bệnh sớm nếu có.
Lý do đa số bệnh nhân ung thư đều thấy khó thở Người bệnh có thể bị khó thở do các tế bào ung thư xâm nhập vào phổi, quá trình xạ trị hay yếu tố tâm lý. Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ khó thở ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Điều đó khiến người bệnh bỏ rơi chính mình, càng làm bệnh phát triển...