Di tích thành Cổ Loa – Điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương
Thành Cổ Loa không chỉ là một di sản văn hóa, một minh chứng về sự sáng tạo, trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương.
Thành Cổ Loa rộng khoảng 500ha được vua Thục An Dương Vương xây dựng để làm kinh đô nước Âu Lạc
Thành Cổ Loa
Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của An Dương Vương và nước Đại Việt dưới thời Ngô Quyền trị vì. Các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là tòa thành cổ nhất, có quy mô lớn nhất và cũng là nơi có cấu trúc độc đáo nhất lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ. Thành Cổ Loa gắn liền với sự tích “chiếc nỏ thần” khi vua An Dương Vương định đô xây thành (Thế kỷ III TCN).
Qua hình ảnh chiếc nỏ thần Kim Quy một phát bắn có thể hạ cả trăm quân địch đã ca ngợi ý chí quật cường và sức mạnh của nước Âu Lạc ta ngày ấy. Dù khi đó vũ khí chỉ đơn thuần là gươm, giáo và cung tên nhưng nhân dân ta cũng đã anh dũng chiến đấu kiên cường. Câu chuyện còn nổi tiếng thêm bởi mối nhân duyên giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy.
Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo cho bất cứ ai có ý định khám phá Hà Nội. Từ bao đời nay, di tích thành Cổ Loa cùng những nhân vật huyền thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều sụp đổ. Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và đi quanh nhiều vòng dưới chân thành. Vào lúc này vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng. Từ đó thành xây không đổ nữa.
Thành Cổ Loa sở hữu nét kiến trúc độc đáo là công trình xây dựng với quy mô độc đáo của nước Âu Lạc. Nơi đây từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sĩ hùng mạnh. Cho tới ngày nay dù không còn là thành lũy chống giặc nhưng thành Cổ Loa vẫn là một biểu tượng văn hóa, cho thấy nền văn minh tiên tiến của nước ta ngày ấy.
Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử thành Cổ Loa rộng khoảng 500ha được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện ông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Dựa trên các vật chứng và kết quả nghiên cứu khảo cổ, thành Cổ Loa được đánh giá là tòa thành có cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử của người Việt. Cấu trúc thành Cổ Loa được xây dựng theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào và đắp đất đến đó. Từ những hình thể di tích còn sót lại, tòa thành được nhận định có 3 vòng xoáy trôn ốc.
Tường thành Ngoại chân thành có lớp đá kẻ, trên là lớp đất sét.
Tường thành ngoại
Tường thành ngoại của thành Cổ Loa là một vòng tường khép kín nối những gò đất tự nhiên. Theo các lát cắt khảo cổ, chân thành có lớp đá kẻ và phía trên là lớp đất sét. Tường thành ngoại ban đầu dài khoảng 7.880m, cao từ 3 – 4m và rộng từ 13 – 20m, nhưng hiện nay nhiều đoạn đã bị phá hủy.
Tường thành trung
Video đang HOT
Tường thành trung của thành Cổ Loa là một vòng tường khép kín không có hình dạng xác định. Vòng thành này được xây dựng bằng cách đắp nối các gò đất tự nhiên và men theo đường bờ của đầm hồ xung quanh. Tường thành trung có chiều dài khoảng 6.310m, chiều cao từ 6 – 12m và chiều rộng khoảng 20m.
Tường thành nội
Tường thành nội của thành Cổ Loa có hình chữ nhật, được xây dựng theo bốn hướng chính là Nam, Bắc, Tây, Đông. Tuy nhiên, vòng thành chỉ có cửa chính mở ở phía Nam. Quanh tường thành Nội có 12 ụ đất đắp cân xứng gọi là Hỏa hồi. Mỗi tường ngang có 02 chiếc Hỏa hồi, và mỗi tường dọc có 04 chiếc Hỏa hồi. Tường thành Nội có chiều dài khoảng 1.730m, chiều cao 5m và chiều rộng khoảng 20m.
Nhiều di vật, hiện vật giá trị tại nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa
Các địa điểm tham quan tại thành Cổ Loa
Bên trong thành Cổ Loa ngày nay là khung cảnh thôn làng bình dị và các công trình đền, đình, chùa, điếm và miếu. Đây là các công trình kiến trúc tín ngưỡng lâu đời, mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm hấp dẫn trong hành trình tham quan.
Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tham quan, dâng hương tại Di tích thành Cổ Loa.
Trong buổi sinh hoạt chính trị, ông Hồ Ngọc Anh – Bí thư chi bộ, lớp trưởng Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), đã chia sẻ với sự xúc động, lòng biết ơn đối về quá khứ hào hùng, những đóng góp vĩ đại của ông cha đã tham gia xây dựng bảo vệ đất nước. Ông nhấn mạnh rằng điều này đã tạo điều kiện cho thế hệ hiện nay có dịp được trải nghiệm, tham quan Cổ Loa, thể hiện lòng thành kính và tự hào về truyền thống vĩ đại của dân tộc. Đồng thời trân trọng cảm ơn các thế hệ đã gìn giữ, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử thành Cổ Loa.
Các địa điểm nên ghé thăm tại di tích thành Cổ Loa
Đền thờ An Dương Vương (Đền Thượng)
Đền thờ vua An Dương Vương còn gọi là đền Thượng, được xây dựng trên một quả đồi cao – nơi có cung thất của vua khi xưa. Di tích đền Thượng thành Cổ Loa có quy mô rộng lớn gồm nhiều công trình kiến trúc lộng lẫy, trang nghiêm như: nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng thượng, tiền tế, phương đình, hậu cung… Bên trong hậu cung thờ tượng đồng vua An Dương Vương có niên đại 1897.
Am Bà Chúa (đền thờ Mỵ Châu)
Am Mỵ Châu còn được gọi là Am Bà Chúa hoặc đền thờ Mỵ Châu, nằm phía Tây của đình Ngự Triều Di Quy. Phía trong đền đặt bàn thờ, ngai thờ và tượng đá công chúa Mỵ Châu. Công trình có giá trị tâm linh sâu sắc với ý nghĩa tưởng nhớ đến nàng công chúa bất hạnh.
Trước khu vực đền Thượng là một hồ nước lớn hình cung tròn, bờ cong tự nhiên được kè bằng đá và được bao quanh bởi lối đi và hàng cây xanh mát. Dân gian tương truyền, đây là nơi công chúa Mỵ Châu và phò mã Trọng Thủy thường đi thuyền du ngoạn trước khi xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược của Triệu Đà. Giữa lòng hồ xanh biếc này là Giếng Ngọc. Đây là điểm tham quan, vãn cảnh được nhiều du khách yêu thích bởi không gian thanh bình, yên ả.
Đình Ngự Triều Di Quy (Đình Cổ Loa)
Đình Cổ Loa tọa lạc giữa khu thành Nội, cách đền thờ An Dương Vương khoảng 300m về phía Đông. Trước đình là khoảng sân rộng, bên trái có đường dẫn thẳng vào trước am Mỵ Châu. Công trình ghi dấu ấn với không gian cổ xưa và cấu trúc gỗ được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ. Giữa đình là khám thờ lớn đặt ngai thờ An Dương Vương và phía dưới là bài vị thờ tướng Cao Lỗ – người có công chế tạo nỏ thần.
Lăng Mỵ Châu
Theo truyền thuyết, sau khi Mỵ Châu bị vua cha chém đầu, Trọng Thủy đã mang xác vợ về chôn cất ở đây. Lăng được xây dựng đơn giản với khu đất cao vuông vức và bao quanh bằng tường gạch.
Điếm Xóm Chợ
Điếm Xóm Chợ nằm phía Đông Nam thành Cổ Loa là nơi thờ cúng quan linh, thổ công, thổ địa và thủy thần. Ngôi điếm hiện vẫn còn một giếng cổ miệng tròn và một cây đa cổ thụ to lớn trước sân. Điếm xóm Chợ là nơi hội họp, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật của cư dân trong xóm và cũng là nơi được nhiều du khách ghé thăm mỗi khi đến thành Cổ Loa.
Khu trưng bày hiện vật, di vật khảo cổ
Nhà trưng bày tại thành Cổ Loa là nơi hấp dẫn để du khách chiêm ngưỡng nhiều hiện vật, di vật cổ có giá trị đã được khai quật trong khuôn viên khu di tích. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bản đồ của tòa thành cổ và nhiều hiện vật quý có niên đại hàng ngàn năm như: mũi tên đồng Cổ Loa, lẫy nỏ Cổ Loa, nỏ thần Liên Châu, trống đồng Cổ Loa, lưỡi giáo, rìu đồng, bộ sưu tập lưỡi cày đồng, sưu tập khuôn đúc Cổ Loa…
Lễ hội thành Cổ Loa
Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, người dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, và để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.
Không khí lễ hội diễn ra trang nghiêm, thành kính với nhiều nghi thức truyền thống như: tục dâng lễ, tiến lễ dâng vua, tế lễ đền Thượng, rước kiệu quanh hồ bán nguyệt qua đình Ngự Triều Di Quy và am Mỵ Châu.
Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi với sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách như: biểu diễn tuồng, múa rối nước, hát quan họ, bắn nỏ, cờ người, đấu vật, đu tiên, ném còn, chọi gà và đập niêu đất…
Tập thể lớp Cao cấp lý luận chính trị K74 A15 chụp ảnh lưu niệm tại Di tích thành Cổ Loa.
Với sự đa dạng về lịch sử và văn hóa, Cổ Loa là một mảnh ghép quý giá trong bức tranh đa dạng và phong phú về lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Những di tích lịch sử và những nét văn hóa truyền thống ẩn chứa tại đây không chỉ đưa ta trở về quá khứ hào hùng của dân tộc, mà còn kết nối chặt chẽ với hiện tại và tương lai của đất nước.
Nghệ An có Khu lâm viên giải trí kéo dài 4,4km bám dọc bãi biển Cửa Lò
Đây là khu lâm viên ven biển, khu vực tắm biển, dịch vụ du lịch biển, vui chơi, giải trí, ẩm thực được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phục vụ khách du lịch tỉnh Nghệ An và du khách thập phương.
Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò Doãn Tiến Dũng vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu lâm viên phía Đông đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò.
Nghệ An phê duyệt xây dựng khu lâm viên giải trí kéo dài 4,4km dọc bờ biển Cửa Lò
Theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, Khu lâm viên phía Đông đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò sẽ có tổng diện tích 735,850m2 (khoảng 73,6ha) thuộc địa bàn 4 phường Thu Thủy, Nghi Thu, Nghi Hương và Nghi Hòa phía đông thị xã Cửa Lò, giáp mặt biển kéo dài 4,4km chiều dài bờ biển.
Cấu trúc Khu lâm viên được tổ chức không gian kiến trúc bao gồm 5 khu: A, B, C, D, E. Theo đó khu A có diện tích 3.047m2 bao gồm các hạng mục: Bãi thúng Lan Châu, khu sinh hoạt ngoài trời, quảng trường nhạc nước, công viên trượt ván mái che di động, công trình dịch vụ du lịch, khu vui chơi trẻ em, công trình dịch vụ du lịch, nhà hàng sảnh gỗ, câu lạc bộ biển phong cách Caribe, khu thể dục ngoài trời, khu vực tắm tráng, nhà vệ sinh công cộng, nhà bảo vệ, vòi sen tắm ngoài trời, chi cục đề điều.
Đây là khu lâm viên ven biển, khu vực tắm biển, dịch vụ du lịch biển, vui chơi, giải trí, ẩm thực
Khu B có diện tích 3.043m2 bao gồm: Câu lạc bộ biển phong cách Bắc Âu, khu BBQ (tổ chức tiệc nướng) ngoài trời, công trình dịch vụ du lịch, khu vui chơi trẻ em, cụm các trò chơi biển, công trình dịch vụ du lịch, khu vực tắm tráng và nhà vệ sinh công cộng, nhà bảo vệ, vòi sen tắm ngoài trời.
Khu C có diện tích 2.196m2 bao gồm các hạng mục: Khu hồ bơi, câu lạc bộ biển phong cách vùng vịnh, khu hồ bơi, khu vực tắm tráng và nhà vệ sinh công cộng, khu vui chơi trẻ em, phố đi bộ "Một ngàn lẻ một đêm", nhà bảo vệ, vòi sen tắm ngoài trời.
Khu D có tổng diện tích 1.699m2 bao gồm các hạng mục: Khu vui chơi trẻ em (hoạt động vui chơi trải nghiệm nông nghiệp), câu lạc bộ biển phong cách Hawaii, khu thể thao ven biển, công trình thể thao trong nhà, khu vực tắm trắng và nhà vệ sinh công cộng, cụm các trò chơi biển, nhà bảo vệ, vòi sen tắm ngoài trời.
Khu E có tổng diện tích 3.453m2 bao gồm các hạng mục: Khu nhà vệ sinh công cộng, khu vực mái che tổ chức sự kiện, Quảng trường Bình Minh, khu công viên Cửa Lò, sân khấu biểu diễn nghệ thuật, câu lạc bộ biển Cửa Lò - Việt Nam, khu tổ chức lễ hội ẩm thực, công viên biển Cửa Lò - công viên truyền thống, rừng dương - công viên trình diễn ánh sáng Lumina show, khu triển lãm ánh sáng, công trình dịch vụ du lịch, quảng trường trung tâm thị xã Cửa Lò, công viên bảo tồn hoa cúc biển Cửa Lò, cụm các trò chơi biển, khu vui chơi trẻ em, các khu vực tắm tráng và nhà vệ sinh công cộng, nhà quản lý thuyền ca nô cứu hộ và các khu vực công trình quốc phòng.
Tính chất, chức năng đây là khu lâm viên ven biển, khu vực tắm biển, dịch vụ du lịch biển, vui chơi, giải trí, ẩm thực được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phục vụ khách du lịch tỉnh Nghệ An và du khách thập phương; là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng...
Bên cạnh cơ cấu quy hoạch và tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu lâm viên còn thể hiện rõ quy hoạch sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, có quy hoạch 11 bãi xe với tổng cộng 1.240 chỗ giữ xe trong giai đoạn 1 của dự án và 3 bãi xe ngầm ở giai đoạn 2 với 2.440 chỗ để phục vụ cho nhu cầu đỗ xe của khách du lịch và người dân khi đến tham quan.
Diện mạo mới của hồ Tuyền Lâm Hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) dự kiến sẽ hoàn thành việc nâng cấp, tu sửa trước ngày 31/10/2022, để kịp chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX. Từ đầu tháng 3/2022, đoạn đường đỉnh đập chứa nước của hồ Tuyền Lâm đã được cắm biển tạm ngừng lưu thông để sửa sang, nâng cấp. Hiện tại, việc sửa chữa, nâng cấp...