Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng được công nhận là điểm du lịch trong ngày đầu năm
Với ý nghĩa là di tích lịch sử, nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cả nước, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 4/1/2022 về việc công nhận đền Hai Bà Trưng là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt.
Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng mang nhiều ý nghĩa
Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ – anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.
Nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824.0m2, đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả – hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ – thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh…
Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại và chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù… Đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hàng năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch).
Trong đó, chính hội là ngày mùng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.
Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng được công nhận là điểm du lịch.
Video đang HOT
Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc…. Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi. Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ -TTg, ngày 09 tháng 12 năm 2013).
Công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng
Hằng năm, người dân địa phương thường tổ chức hoạt động tế lễ tại di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng.
Với ý nghĩa lịch sử, tâm linh, văn hóa đặc biệt, ngày 4/1, Thanh phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 07/QĐ-UBND công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng.
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Ban quản lý di tích đền Hai Bà Trưng có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan. Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng theo đúng quy định pháp luật và thành phố, bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả.
Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại, trong đó di vật gỗ chiếm đa số, có niên đại tập trung vào triều Nguyễn. Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian.
Việc công nhận di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng là điểm du lịch, thời gian tới đây sẽ là điểm đến thu hút thêm nhiều du khách trong dịp đầu năm, đồng thời góp phần tôn tạo, gìn giữ nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc.
Rộn ràng lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022
Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông.
Nằm trong các hoạt động đón năm mới 2022 và chào mừng sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang và chứng nhận "Lễ mừng cơm mới của người Mông" là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, sáng ngày 1/1, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Lễ hội giã bánh dày.
Những chiếc bánh Dày được các nghệ nhân và các chàng trai, cô gái người Hmông làm tại cuộc thi lễ giã bánh Dày.
Theo đó, đã có 15 đội đến từ 14 xã thị trấn trên địa bàn huyện tham gia Hội thi. Mỗi đội tham dự đều thực hiện đầy đủ các quy trình gồm: vo gạo, thổi xôi, tạo màu cho bánh, giã bánh, nặn bánh.
Trong không khí sôi nổi, các đội rộn ràng chạy đua để hoàn thành các công đoạn làm bánh, nhanh chóng nhưng cũng thật cẩn thận để đưa ra những sản phẩm của mình.
Không chỉ có những chiếc bánh Dày màu trắng mà các đội còn nhuộm gạo bằng lá nếp cẩm để tạo nên những chiếc bánh Dày màu tím trông thật đẹp mắt.
Những chiếc bánh Dày tím được các cô gái người Hmông làm trông thật đẹp mắt.
Một nghệ nhân nhiều tuổi nhất tham gia cuộc thì chia sẻ với báo chí, bánh giầy của người Hmông được làm rất công phu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Gạo nếp được ngâm và để ráo nước nước trước khi xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.
Khi xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Cối giã bánh giầy của người Hmông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh cũng được làn bằng cá loại gỗ cứng và nặng. Khi giã bánh chầy được ngâm vào nước chống dính. Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.
Bánh Dày được cắt bằng những sợi chỉ cho đẹp mắt.
Những chiếc bánh Dày này có màu vàng nhạt của lòng đỏ trứng gà trông cũng thật hấp dẫn.
Xôi sau khi đồ xong sẽ được đưa vào gàu gỗ để giã cho thật nhuyễn sau đó nặn thành bánh Dày.
Đây là chõ đồ xôi cổ của người Hmông, đây là chõ xôi cổ duy nhất tại lễ hội giã bánh Dày.
Chia sẻ về lễ hội giã bánh Dày, bà Lương Thị Xuyến, Phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho Dân Việt biết: "Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và đất trời cùng những quan niệm rằng hình tượng tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Bánh dày trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của người Mông. Vì vậy mà UBND huyện đang xây dựng đề án gửi Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái để đưa lễ hội trở thành di sản văn hóa phi vật thể của người Hmông trong thời gian tới"
Dinh Thống nhất - Điểm đến không thể bỏ qua khi đến TP.HCM Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Dinh Thống nhất) là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước. Dinh được khởi công xây dựng ngày 1/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966. Dinh Độc lập là điểm đến thu hút nhiều du khách Dinh ộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của kiến...