Di tích lịch sử tại Pháp cấm người Nga vào thăm
Bất kỳ người nào mang hộ chiếu Nga đều bị cấm vào lâu đài Chateau de Vincennes – một di tích lịch sử tại nước Pháp.
Lâu đài trung cổ Chateau de Vincennes. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, Bộ Quốc phòng Pháp đã cấm công dân Nga vào dinh thự hoàng gia thời trung cổ Chateau de Vincennes. Lâu đài phía đông Paris này là trụ sở của Cơ quan Lịch sử Quốc phòng – cơ quan lưu trữ của Bộ Quốc phòng Pháp.
Trước đó, Bộ này đã ban hành một chỉ thị nội bộ hạn chế người Nga tiếp cận tất cả các cơ sở quân sự, bao gồm cả khu di tích lịch sử, sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tiết lộ này được công bố sau khi AFP ghi nhận câu chuyện của hai người phụ nữ Nga đã bị từ chối cho vào tòa lâu đài vào cuối tháng 7. Một trong hai người cho biết lính canh đã kiểm tra hộ chiếu của họ và nói rằng họ không thể vào khu di tích vì lý do quốc tịch.
Video đang HOT
Một trong hai người bị từ chối cho vào tòa lâu đài là nhà báo và cho biết cô đã rời Nga được 5 tháng do cuộc xung đột với Ukraine. Theo một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng, các nhà báo muốn đến kho lưu trữ vẫn có thể xin phép đặc biệt.
Bài viết trên AFP không nêu rõ liệu giới hạn có áp dụng cho toàn bộ lâu đài vốn là di sản và điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng hay chỉ áp dụng với khu vực kho lưu trữ. Website của Cơ quan Lịch sử Quốc phòng thông báo khách tham quan lâu đài được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân do bối cảnh quốc tế hiện tại và các biện pháp an ninh được áp dụng tại địa điểm này.
Trong một diễn biến riêng rẽ, Thủ tướng Estonia kêu gọi một lệnh cấm cấp thị thực hoàn toàn đối với công dân Nga. Theo Thủ tướng Kaja Kallas, các nước thuộc khối Schengen cần dừng cấp thị thực đối với công dân Nga vào châu Âu.
Đăng dòng trạng thái trên Twitter, nữ lãnh đạo Kallas viết mặc dù Liên minh châu Âu đã ngừng các chuyến bay hàng không từ Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraire vào tháng 2 song các quốc gia khu vực Schengen vẫn tiếp tục cấp thị thực cho người Nga. Chính vì vậy, các nước giáp biên giới với Nga như Estonia, Latvia và Phần Lan đã trở thành “điểm tiếp cận duy nhất” vào EU của công dân Nga.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho rằng phương Tây phải cấm mọi người Nga nhập cảnh trong ít nhất một năm để gia tăng mức độ hiệu quả từ các lệnh trừng phạt.
Tập đoàn đóng tàu ngầm Pháp đòi Australia bồi thường "hợp đồng thế kỷ"
Tập đoàn đóng tàu ngầm Naval Group của Pháp ngày 22/9 cho biết sẽ gửi "đề xuất chi tiết và được tính toán kỹ" cho Australia về chi phí bồi thường hợp đồng tàu ngầm mà Canberra hủy bỏ.
Một tàu ngầm hạt nhân mới của Pháp tại xưởng đóng tàu của tập đoàn Naval Group ở Cherbourg, Pháp vào tháng 7/2019 (Ảnh: AFP)
Hôm 22/9, giám đốc điều hành Naval Group, ông Pierre Eric Pommellet, cho biết sẽ gửi hóa đơn bồi thường cho Australia "trong vài tuần nữa".
"Australia đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, có nghĩa là chúng tôi không có lỗi", ông nói.
Ông Pommellet nhấn mạnh, đây là một tình huống đã được ghi trong hợp đồng, và sẽ cần có khoản chi phí bồi thường phát sinh, liên quan đến việc ngừng sử dụng cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, cũng như tái điều động nhân lực. Giám đốc điều hành Pommellet tuyên bố: "Chúng tôi sẽ khẳng định quyền của mình".
Bộ Quốc phòng Pháp cũng cho hay, Naval Group đã bắt đầu các cuộc đàm phán về quyết toán tài chính với Canberra. Theo Bộ này, Naval Group hiện đã sử dụng khoảng 900 triệu Euro (1,1 tỷ USD) cho hợp đồng chế tạo tàu ngầm này. Tuy nhiên, tập đoàn đóng tàu ngầm không bị thiệt hại nào do chính quyền Australia đã chi trả khoản này.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây theo Bộ Quốc phòng Pháp là động thái hủy hợp đồng của Australia là "sự phản bội", và cho biết giờ đây các cuộc đàm phán sẽ xác định quy mô của "các khoản bồi thường và thiệt hại" mà Australia phải chi trả.
Năm 2016, Australia đã nhất trí mua 12 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel do Naval Group chế tạo trong một thỏa thuận được gọi là "hợp đồng thế kỷ" trị giá 60 tỷ USD.
Tuy nhiên, Canberra hồi tuần trước đã hủy bỏ hợp đồng này và thay thế bằng thỏa thuận đóng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Mỹ và Anh, theo thỏa thuận an ninh AUKUS được đàm phán bí mật, vốn khiến Paris nổi giận và gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao sâu sắc giữa các đồng minh.
Trước đó, Australia đã liên tục phàn nàn rằng thỏa thuận với Naval Group đã bị chậm nhiều năm và đội ngân sách.
Pháp công bố nội các chính phủ mới mang tính kế thừa và đổi mới Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Pháp đã công bố danh sách nội các mới gồm 27 thành viên những gương mặt cũ mới đan xen và tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng. Cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 23/5 tại Điện Élysée. Tổng thống Pháp Emmanuel...