Di tích lịch sử Điện Biên xưa và nay
60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những di tích trong sư kiên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn được giữ nguyên vẹn để giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân Việt Nam.
Cầu Mường Thanh bắc qua dòng sông Nậm Rốn là cầu dã chiến do người Pháp xây dựng từ cuối năm 1953, sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu
Nay hai bờ sông được xây kè sạch đẹp, dòng sông cũng được xây đập ngăn nước. Cây cầu là hiện thân của lịch sử vẫn hàng ngày phục vụ người dân qua lại.
Hầm tướng De Catries vốn là Sở chỉ huy, cơ quan đầu não của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu
Nay toàn bộ phần mái của hầm đã được làm mới, để bảo vệ di tích trước thời tiết khắc nghiệt.
Đồi A1 là điểm cao, trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu
Video đang HOT
Những hình ảnh xưa và nay của khu đồi này vẫn được giữ nguyên vẹn.
Lô cốt Cây đa cụt, hay còn gọi là Ụ thằng người nằm ngay lối lên chân đồi A. Lô cốt này bị đại đội 671 tiểu đoàn 251 trung đoàn 174 đại đoàn 316 tiêu diệt lúc 1h30 ngày 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu
Theo thời gian, cây đa không còn, nhưng vẫn còn nguyên những dấu ấn vị trí trọng yếu trong trận đánh đồi A1.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 được xây dựng năm 1958, nằm cách điểm di tích đồi A1 vài trăm mét về phía Nam. Nơi đây có 644 ngôi mộ là những phiến đá trắng, bia trắng phẳng lì không một nét khắc tên người của những liệt sĩ vô danh. Chi có bốn ngôi mộ lớn, ở giữa có có bia khắc đủ họ tên của các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can. Ảnh: Tư liệu
Nghĩa trang ngày nay được nâng cấp, trang hoàng đẹp như một công viên.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm đối diện nghĩa trang liệt sĩ A1, lưu giữ trên 3.000 hiện vật tại hệ thống trưng bày và kho bảo quản, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng. Ảnh: Tư liệu
Với một diện mạo mới để chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 5/5 tới. Công trình rộng hơn 7.000m2 này bao gồm nhiều mô hình các tài liệu, hiện vật, bộ sưu tập hiện vật có liên quan sẽ khái quát sinh động cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ (1945-1954) chống thực dân Pháp của quân ta.
Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, cách trung tâm thành phố Điện Biên 35km. Di tích nằm trong một khu rừng nguyên sinh. Đây chính là nơi Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ họp bàn tác chiến, cũng là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy chiến dịch năm xưa. Ảnh: Tư liệu
Hiện khu di tích được làm đường trải đá để du khách dễ dành tham quan hơn. Nhiều lán của các vị tướng cũng được tu sửa lại do thời tiết lam hư hai.
Theo VNE
Chiến dịch Điện Biên Phủ qua hồi ức vị chỉ huy trinh sát
Trong ký ức của Đại tá Nguyễn Việt, nguyên Trưởng phòng trinh sát, Cục quân báo, đời lính gian khổ nhưng đáng nhớ nhất vẫn là tình đồng chí, anh em nơi chiến hào.
Ông Nguyễn Việt hào hứng kể về những kỷ niệm oai hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Năm 1945, theo tiếng gọi của tổ quốc, cậu học sinh trường Bưởi (Hà Nội) Nguyễn Việt gia nhập du kích. Chinh chiến gan dạ trong nhiều trận đánh ở Bắc Giang, Hải Dương..., Việt nhanh chóng trở thành chính trị viên tiểu đoàn, được cử đi học nghiệp vụ trinh sát rồi được đề bạt Trưởng phòng trinh sát ban 2, Cục quân báo.
Từ tháng 1/1954, đơn vị của ông đã có mặt tại Điện Biên để theo dõi động thái của quân Pháp. Ban ngày, các chiến sỹ trong đơn vị túa đi tìm hiểu địch từ đài quan sát, mật phục "bắt lưỡi" (bắt tù binh) về khai thác hoặc nghe thông tin của đối phương qua vô tuyến điện. Khi màn đêm buông xuống, họ tìm cách lọt qua hàng rào kẽm gai dày đặc mìn để trực tiếp tìm hiểu địa hình, công tác bố phòng của địch.
Khi ấy, ông Việt được giao chỉ huy 2 đại đội trinh sát. Hàng ngày, ngoài việc tổng hợp tin tức, trinh sát thực địa, bắt và hỏi cung tù binh, với vốn tiếng Pháp kha khá của mình, ông trực tiếp ngồi nghe ngóng tình hình địch qua sóng vô tuyến.
Ông kể rằng, nhờ những lần ốp chặt tổ hợp vào tai như thế, trinh sát của ta đã nắm được rất nhiềutin tức có giá trị.
Ngày 22/1/1954, quân báo thu được tin địch đã biết kế hoạch nổ súng đánh Điện Biên Phủ vào ngày 25/1 của ta. Thông tin này khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải 2 lần trực tiếp xuống xác minh. Ngày hôm sau, lệnh chuyển hướng đánh nhanh thắng nhanh thành đánh chắc, tiến chắc được ban ra.
Qua đài quan sát cách đồi A1 hơn 1km, trinh sát nắm được tình hình đổ quân, số lượng máy bay lên xuống trong ngày, các điểm đóng quân của địch ở Mường Thanh, dãy đồi cao điểm phía Đông sông Nậm Rốn: A, C, D, Him Lam, Hồng Cúm... từ đó đánh dấu chính xác vị trí của quân Pháp trên bản đồ.
Trước đó ngày 24/12/1953, một tổ trinh sát Việt Minh thu được một chiếc thùng do máy bay Pháp thả xuống, bên trong chứa toàn tài liệu quý. Với 25 bản đồ tỷ lệ 1/25.000; 32 tấm không ảnh của toàn vùng lòng chảo Điện Biên, chúng ta đã giải quyết được bài toán khó cho chiến dịch là chưa có bản đồ biên độ, địa hình chính xác.
Để tiếp cận địch an toàn, bộ đội ta thường đi dưới các giao thông hào, tuy nhiên với lính trinh sát, không phải lúc nào hoạt động trong hào cũng tốt. Những cơn mưa trắng trời ở Điện Biên khiến lối đi ấy ngập trong bùn đất. Lính trinh sát chọn cách di chuyển nhanh trên mặt đất để đến mục tiêu trong thời gian ngắn nhất.
Người lính trinh sát năm xưa giờ đã tuổi 90. Ông trầm giọng bảo, đời lính trinh sát nguy hiểm và lắm gian lao. Có những lần ông nằm địch hậu ở Nà Sản (1952), phải nhiều ngày phải ăn bí đỏ thay cơm, đốt cỏ day có vị mặn ăn thay muối song vẫn thấy may vì nhịn đói triền miên không phải là hiếm.
Mắt ánh lên vẻ tinh nhanh, ông bảo lính trinh sát vất vả, luôn phải đi đầu đối mặt trực tiếp với kẻ địch nhưng cũng là những người giỏi xoay sở, giỏi kiếm đồ ăn, đa tài. "Tố Hữu viết: "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt/ Máu trộn bùn non..." nhưng chúng tôi ở Điện Biên đến hơn 150 ngày mà chịu triền miên cảnh như thế thì anh em chết sớm. Thế nên dù của địch cướp về, chúng tôi dùng để lát nền hầm hay tự cắt, may thành chăn, áo trông đẹp đẽ lắm. Dây dù thì anh em đan thành võng. Thời chiến mà được nằm võng trong hầm sạch sẽ, khang trang thì "sang" quá còn gì", ông Việt cười kể.
Nỗi day dứt lớn nhất của ông Việt trong chiến dịch Điện Biên Phủ là không tìm lại được hài cốt của người đội, anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo hi sinh tại đồi A1 dù trước đó ông đã chôn cất và đánh dấu vị trí ngôi mộ. Ảnh: Quỳnh Trang.
Ông hóm hỉnh kể về những bữa ăn sang bất ngờ khi lính trinh sát thu được những thùng đồ tiếp tế mà địch thả dù xuống, trong đó chứa đầy thực phẩm, rượu, thuốc lá... Rồi những đêm anh em nằm kể chuyện cho nhau nghe chuyện nhà, chuyện tình, trêu đùa tếu táo. "Đó là những ký ức đẹp trong cuộc đời quân ngũ", người lính già năm xưa mỉm cười nói.
1h chiều 7/5/1954, sau bao ngày đêm chiến đấu ác liệt, từ đài quan sát trên đồi A1, ông Việt thấy thấp thoáng những lá cờ trắng xuất hiện ở phía chiến hào của địch. Về chiều, cờ trắng ngày càng nhiều, địch lũ lượt kéo nhau ra hàng. "Đó là một buổi chiều hoàng hôn hùng vĩ. Cờ trắng rợp khắp nơi, địch đi hàng dài cả km rất trật tự", ông Việt kể và suýt xoa mãi vì tiếc không có chiếc máy ảnh nào để chụp lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng này của dân tộc.
Sau phút giây hào sáng kể lại chiều chiến thắng, vị trưởng phòng trinh sát bỗng chùng giọng nhớ đến người đồng đội Nguyễn Ngọc Bảo. "Anh Bảo hi sinh khi chỉ huy tổ trinh sát tại đồi A1. Anh được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhưng đến giờ vẫn chưa tìm thấy hài cốt", ông Việt ngậm ngùi. Không buồn sao được khi chính ông và đồng đội đã chôn cất, đánh dấu mộ chí của ông Bảo. Nhưng bom đạn ác liệt, 60 năm đã trôi qua là chừng ấy thời gian mọi nỗ lực tìm kiếm đều trong vô vọng. Thân xác người đồng đội anh hùng của những cựu lính trinh sát quân báo vẫn nằm đâu đó, hòa cùng đất trời, cỏ cây Điện Biên...
Theo Xahoi
Những chiếc xe đạp thồ "phi thường" trên đường lên Điện Biên Phủ "Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa góp 12 vạn dân công vận tải lương thực cho bộ đội. Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Đó là những lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh...