Di tích Làng Olympic thời Hitler lâu đời nhất trong lịch sử
Các nhà bảo tồn đang chạy đua cùng thời gian để bảo tồn Làng Olympic được xây dựng để phục vụ “Thế vận hội Đức Quốc Xã” năm 1936.
Phòng tập thể dục và năm vòng tròn biểu tượng của Olympic từ năm 1936.
Làng Olympic nằm ở rìa tây của Berlin (Đức), là nơi các vận động viên trên khắp nơi trên thế giới từ 76 năm trước tham gia vào Thế vận hội Thể thao nổi tiếng nhất trong lịch sử.
“Làng Hòa bình” của Adolf Hitler được xây dựng để phục vụ Thế vận hội Olympic năm 1936, sau này được sử dụng làm doanh trại quân đội của Đức.
Trùm Phát Xít Adolf Hitler chào đón vận động viên tham gia Thế vận hội Đức Quốc Xã.
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, Làng Olympic được Quân đội Liên Xô chiếm đóng trong 50 năm.
Video đang HOT
Khu nơi ở cho vận động viên đã bị hỏng hóc nặng nề kể từ khi bị bỏ hoang bởi quân đội Sô Viết từ năm 1992. Hiện chỉ còn 25 trong tổng số 145 tòa nhà vẫn còn được lưu giữ, bao gồm bể bơi, phòng tập thể dục, sân khấu và phòng ăn.
Toàn cảnh “Nhà hàng Quốc gia”, bao gồm các nhà bếp và nhà ăn lớn phục vụ Olympic 1936.
Bể bơi của Làng Olympic.
Ông Jens Becker, thuộc ngân hàng DKB, người sở hữu khu di tích này cho biết ông vẫn đang nỗ lực lưu giữ lại khu di tích lịch sử này.
Ông nói: “Đây là Làng Olympic lâu đời nhất trong lịch sử còn tồn tại, đó là lý do quan trọng tại sao chúng ta cần phải bảo tồn. Nó là một phần quan trọng của lịch sử nước Đức, và hiện gần như sắp biến mất”.
Ông cho biết thêm: “Đây là Làng Olympic quy mô đầu tiên trên thế giới. Các vận động viên đến đây đều vô cùng ấn tượng, mỗi một tòa nhà đều có người quản lý riêng và trước đó, chưa có Làng Olympic nào có bể bơi”.
Bức bích họa trên tường của Liên Xô mô tả Chiến tranh Thế giới II tại tòa nhà Hindenburg.
Khoảng 4.000 vận động viên, bao gồm cả đội thể thao hùng mạnh 208 người của nước Anh tham gia vào Thế vận hội mùa hè năm 1936, khi Châu Âu đang bên bờ vực chiến tranh.
Các vận động viên đang tập trong Làng Olympic.
Adolf Hitler từng tự hào về chiến tích của nước Đức “siêu cường”, năm đó, Đức thắng lớn trong Thế vận hội, giành được gần 90 huy chương, nước Anh đứng thứ 10 với 14 huy chương.
Bức phù điêu mô tả quân Đức đang hành quân ở gần sân khấu, nơi khán giả đễn xem các cuộc thi đấu. Bức phù điêu cũng thể hiện được phần nào tham vọng quân sự của Hitler.
Nhà ăn của Làng Thế vận hội cũng vô cùng hoàng tráng, nó còn được mệnh danh là “Nhà hàng Quốc gia”. Các sách kỉ lục thế giới cũng ghi chép rằng chỉ trong ba tuần của Thế vận hội, các vận động viên tham dự đã ăn hết 100 con bò, 91 con lợn, hơn 650 con cừu, 3.600 kg cà phê, 67.000kg rau và 93.000 lit sữa.
Ông Sven Voege, người hiện đang đàm phán để thuê lại làng làm nơi triển lãm cho biết thật là xấu hổ khi có rất ít khu vực của làng được phục hồi. Ông nói: “Bởi vì Làng Olympic gắn bó mật thiết với Chủ nghĩa Phát xít nên hầu hết người Đức đều tránh xa nó. Đây là nơi mang hơi thở của tinh thần thể thao và lịch sử. Nhưng lịch sử Đức là cái gì đó mà chúng tôi muốn tránh xa bởi quá khứ đau thương”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Làng Olympic có món ăn Việt
Sau 4 ngày nhập làng Olympic, các VĐV VN đã hòa nhập với điều kiện ăn ở, tập luyện, đi lại nơi đây. "Tuyệt vời. Đúng tầm cỡ thế giới. Không có gì phải phàn nàn" - đó là những lời khen từ các HLV, VĐV đoàn TTVN đang dự Olympic London 2012.
Quán phở Việt Nam trong khu ẩm thực cạnh làng Olympic. Ảnh: Quang Thắng
"Nơi ở của chúng tôi trong làng VĐV rất thuận tiện: Gần nhà ăn, nhà tập, bến ôtô. Từ chỗ ở đến chỗ tập chỉ mất 30 phút ôtô. Mỗi ngày, các VĐV thể dục dụng cụ VN được BTC bố trí 2 ca tập, tổng cộng khoảng 4 giờ/ngày với nữ và 5 giờ/ngày với nam. Nhà tập của họ cũng là nhà thi đấu. Rất nhiều VĐV các nước tập luyện ở đây. Giờ tập của các VĐV VN vào buổi trưa và chiều. Chỉ có thể dùng hai chữ "tuyệt vời" để mô tả" - lãnh đội môn thể dục dụng cụ Nguyễn Kim Lan cho biết. Theo kết quả bốc thăm, Phạm Phước Hưng sẽ là VĐV đầu tiên của thể dục dụng cụ bước vào vòng loại, lúc 20h ngày 28.7 và VĐV Phan Thị Hà Thanh và Đỗ Ngân Thương sẽ bước vào vòng loại muộn hơn (29.7).
Nhập làng VĐV từ 20.7, các VĐV cử tạ cũng rất hài lòng về điều kiện ăn, ở trong làng Olympic. "Nhà ăn của làng có nhiều khu vực, đồ ăn đủ kiểu Á, Âu, Mỹ, Phi... Có cả những món ăn chế biến theo kiểu VN như đậu phụ, miến, mì, khiến các VĐV của chúng ta rất thích thú" - lãnh đội cử tạ Đỗ Đình Kháng vui mừng cho biết.
Hiện mỗi ngày, Trần Lê Quốc Toàn và Nguyễn Thị Thúy có 2 giờ tập ở nơi cũng sẽ là địa điểm thi đấu. "Ngay trong làng Olympic cũng có phòng tập, tuy không rộng bằng. Nhưng các VĐV và HLV vẫn thích ra ngoài tập hơn để quen với việc di chuyển" - HLV đội cử tạ cho biết.
"Hiện các VĐV cử tạ đã qua giai đoạn tăng tốc, chỉ còn tập duy trì. Càng gần đến ngày thi đấu, áp lực cho mỗi VĐV sẽ tăng lên, nhưng chúng tôi sẽ có những biện pháp để giải tỏa căng thẳng cho các VĐV" - ông Kháng cho biết - "Một trong những cách để giải tỏa tâm lý hữu hiệu với niềm hy vọng số 1 của VN ở nội dung cử tạ Trần Lê Quốc Toàn chính là... chơi game, tất nhiên ngoài giờ tập luyện. Rất may là mạng Internet ở đây cực kỳ nhanh, nên Toàn có thể thoải mái với sở thích của mình".
"Hiện các VĐV đều có tâm lý thoải mái, vui vẻ và đầy quyết tâm" - niềm tin và hy vọng tràn trề trong lời kết luận của trưởng đoàn TTVN Lâm Quang Thành
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trùm phátxít Hitler bị "động kinh" Báo cáo tình báo bí mật cho thấy Hitler bị hội chứng "phức cảm cứu thế", theo đó hắn tin mình là người cứu độ nhân loại, ngày càng bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi người Do Thái và thậm chí tin rằng mình có khả năng "hô phong hoán vũ". Bản báo cáo được soạn thảo cho tình báo Anh vào...