Di tích Hải Vân Quan ‘thức giấc’ sau 2 năm đóng cửa trùng tu
Mới đây, di tích Hải Vân Quan (đèo Hải Vân) đã chính thức mở cửa đón du khách tham quan miễn phí sau thời gian dài tu bổ, phục hồi di tích.
Di tích Hải Vân Quan đã mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/8.
Tháng 12/2021, di tích Hải Vân Quan được khởi dự án trùng tu do Trung tâm Bảo tồn Di tích (TTBTDT) Cố đô Huế làm chủ đầu tư. Dự án được tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng cùng đóng góp chi phí với tổng số tiền là 42 tỷ đồng. Diện tích tổng dự án trùng tu là 6.500 m2.
“Thiên hạ đệ nhất hùng quan” được đóng cửa trùng tu từ ngày 19/12/2021.
Cụm di tích Hải Vân Quan được xây dựng năm 1826, nơi đây được xem là “yết hầu” của Kinh đô Huế. Trong giai đoạn 1945 – 1975, nhiều hạng mục quân sự được xây dựng thêm tại đây như vọng gác, lô cốt… để trấn giữ tuyến đường huyết mạch này. Vào tháng 5/2017, di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và kiến trúc nghệ thuật và được Bộ VHTT&DL trao bằng.
Hiện di tích đang được mở cửa miễn phí để đón người dân và du khách đến tham quan.
Theo đề án trùng tu, 5 lô cốt cũ được xây dựng bởi thực dân Pháp từ nhiều năm trước sẽ được tu bổ để chống xuống cấp và sẽ phục hồi các chi tiết bị sập, vỡ hư hại. Các hệ thống nhà Trú Sở, nhà Vũ Khố 3 gian sẽ được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Hệ thống chân tường và các vị trí xung yếu được gia cố bằng xi măng, bê tông. Đoạn chân móng thành hướng Tây Nam di tích được bảo tồn bằng cách làm sạch và gia cố phần chân móng. Toàn bộ quá trình trùng tu cụm di tích Hải Vân Quan được ưu tiên sử dụng lại các vật liệu cổ, còn giá trị sử dụng và hạn chế việc thay thế toàn bộ bằng vật liệu mới, đảm bảo tính lịch sử của di tích.
Sau gần 2 năm “đóng cửa” để trùng tu, ngày 1/8, di tích Hải Vân Quan đã hoàn thành tu bổ và chính thức mở cửa đón du khách vào tham quan miễn phí. Đông đảo người dân và du khách đã đến tham quan và chụp hình tại di tích Hải Vân Quan.
Hải Vân Quan được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, di tích nằm trên đỉnh đèo Hải Vân với độ cao 490m so với mặt nước biển. “Yết hầu” của Kinh đô Huế nằm tại vùng giáp giữa hai ngọn Hải Vân Sơn (phía đông) và Bà Sơn (phía tây), thuộc dãy Bạch Mã – Hải Vân. Di tích thuộc địa phận của thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng).
Video đang HOT
Di tích Hải Vân Quan mở cửa miễn phí từ 1/8 sau 2 năm đóng cửa trùng tu: Địa điểm check-in không thể bỏ qua
Sau thời gian trùng tu, Di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa đón khách từ 1/8 và miễn phí vé tham quan cho đến khi thống nhất được bảng giá phù hợp.
Theo thông báo mới nhất của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau thời gian thực hiện trùng tu, từ ngày 1/8/2024, Di tích Hải Vân Quan sẽ bắt đầu đón khách tham quan. Đặc biệt, Hải Vân Quan sẽ miễn phí cho người dân, du khách vào thăm cho đến khi thống nhất được bảng giá vé phù hợp.
Ngày 19/12/2021, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp khởi công dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Hải Vân Quan. Với tổng mức đầu tư dự án hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng 50% và ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế 50%. Ảnh: Kinh đô Huế
Điểm dừng chân không thể bỏ qua
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Từ một căn cứ quân sự khi xưa, một cửa ải nơi hiểm trở, cheo leo, đèo Hải Vân cùng với Hải Vân Quan đã trở thành thắng cảnh lừng danh thu hút du lịch... nối liền hai khu du lịch nổi tiếng là biển Lăng Cô (Huế) và Xuân Thiều (Đà Nẵng).
Đã có thời gian dài, Hải Vân Quan bị sự bào mòn của mưa nắng bão bùng đã xuống cấp trầm trọng. Tưởng chừng như thành lũy trọng yếu bậc nhất dưới thời Nguyễn rơi vào lãng quên và bỏ mặc cho đến tận tháng 4/2017, Hải Vân Quan mới được công nhận là Di tích cấp quốc gia.
Ngày 14/4/2017 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Hải Vân Quan là di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 1531/QĐ-BVHTTDL. Ảnh: Hueworldheritage
Việc trùng tu, tôn tạo của Hải Vân Quan vào năm 2021 có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn chứng nhân lịch sử, nuôi dưỡng giá trị văn hoá vô giá cho muôn đời sau đồng thời kích cầu du lịch phát triển. Ảnh: Hueworldheritage
Hải Vân Quan cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhậ tạo", tức và làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826).
Việc trùng tu, tôn tạo của Hải Vân Quan vào năm 2021 có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn chứng nhân lịch sử, nuôi dưỡng giá trị văn hoá vô giá cho muôn đời sau đồng thời kích cầu du lịch phát triển. Ảnh: Hueworldheritage
Đèo Hải Vân là bức tường thành tự nhiên ban tặng. Những ngày tháng Hai mùa xuân ẩm ướt đón hoa ngãi (loài hoa rừng đặc trưng, gọi là hoa ngải của nơi này) nở rộ trên cung đường đèo hay nắng vàng ươm tháng Sáu mùa hè, Hải Vân Quan vẫn luôn sừng sững dãi dầu mưa nắng.
Ảnh: ryanphamphotozone, trangg_yet, dat.dee_, __hongnhung_
Những ngọn núi xanh uốn mình và gấp khúc chạy dọc như gấp khúc về phía biển Đông vậy. Nơi Hải Vân Quan ngự trị vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, với những chuyến tàu quanh co uốn lượn bên sườn núi... Chẳng phải đây xứng danh "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đấy sao?
Ảnh: denisphatnguyen, karo.dup, __vuonglinh__,
Từ một căn cứ quân sự khi xưa, một cửa ải nơi hiểm trở, cheo leo, đèo Hải Vân cùng với Hải Vân Quan đã trở thành thắng cảnh lừng danh thu hút du lịch... nối liền hai khu du lịch nổi tiếng là biển Lăng Cô (Huế) và Xuân Thiều (Đà Nẵng).
Du khách hào hứng check-in Di tích Hải Vân Quan trong ngày đầu mở cửa trở lại Ngày đầu tiên mở cửa trở lại sau 2 năm trùng tu, phục dựng, Di tích Hải Vân Quan thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm. Di tích Hải Vân Quan mở cửa đón khách sau 2 năm trùng tu. Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn...