Di tích Bến tàu không số Lộ Diêu nhìn từ trên cao
Bến Lộ Diêu là một trong những điểm tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng đường biển, là bến tiếp nhận vũ khí đầu tiên của Quân khu V.
Điểm nhấn của di tích này là một phần con tàu được làm bằng đá, mô phỏng con ‘tàu không số’ 401 năm xưa, theo Cổng TTĐT UBND tỉnh Bình Định.
Di tích Bến tàu không số Lộ Diêu thuộc xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: MH
Tàu không số cập bến Lộ Diêu là tàu không số vận chuyển vũ khí đầu tiên cho Quân khu V và là chuyến tàu không số duy nhất cập bến vùng biển Bình Định. Ảnh: MH
Video đang HOT
Những vũ khí do những con tàu không số mang vào đã góp phần tạo nên chiến thắng An Lão, Đèo Nhông – Dương Liễu, góp phần thay đổi cục diện chiến trường miền Nam để đi đến thống nhất đất nước. Ảnh: Uy Lê
Năm 2005, di tích này đã được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: MH
Biển Lộ Diêu nhìn từ trên cao. Ảnh: MH
Một góc biển Lộ Diêu. Ảnh: MH
Đèo núi “vươn” ra sát mặt biển, bao bọc lấy bờ cát vàng và biển xanh. Ảnh: MH
Biển Lộ Diêu với những gành đá, phiến đá mang nhiều hình thù. Ảnh: MH
Tuy Phong: Đập Phùm điểm đến du lịch lý tưởng
Tuy Phong nổi tiếng là một vùng đất thừa nắng và gió, tuy vậy thiên nhiên cũng ban tặng cho Tuy Phong nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được Nhà nước công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, kỷ lục Guinness Việt Nam như Cổ Thạch tự, Bãi đá bảy màu, Gành Son, Đồi Dương, Linh Sơn tự...
Một trong số đó, Đập Phùm thuộc địa phận xã vùng cao Phan Dũng là điểm đến mới mẻ nhưng đầy sức hấp dẫn.
Từ con đường nhựa cách trung tâm xã Phan Dũng không xa, rẽ vào đường rừng chừng vài cây số là đến khu vực suối Phùm. Đây là dòng suối lớn bắt nguồn từ vùng rừng núi Phan Dũng (Tuy Phong) và Đức Trọng (Lâm Đồng) chảy trải dài hàng chục km len lỏi từ những cánh rừng già, nhiều khe nước đổ về, tạo nên dòng suối tuyệt đẹp. Để giữ nước, người ta cho xây dựng một bờ tràn và được coi là con đập, do đó nơi này còn có tên gọi là Đập Phùm. Dòng suối đập Phùm hòa trong dòng chảy từ ngọn thác tuyệt đẹp mang tên người con gái Răglay là Yavly, sau đó đổ về hạ nguồn hồ Sông Lòng Sông.
Rừng khu vực Đập Phùm là rừng nguyên sinh. Nơi đây còn khá nhiều loài cây gỗ quý như sao, căm xe, trắc, giáng hương, nhiều khu rừng bằng lăng thẳng tấp, chót vót vươn trời xanh... dưới tán rừng là những thảm thực vật cây bụi, nhiều loài hoa rừng đủ màu sắc, những khối đá kỳ vĩ, với vách đá chắn ngang, nép bên bờ là những rặng chuối rừng, măng tre, hoa dại. Những đoạn nước trong xanh, từng đàn cá tung tăng bơi lội, thắp thoáng trong rừng có những ngôi nhà nhỏ gác rẫy, đồng ruộng xanh tươi của đồng bào dân tộc, tạo thành những bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp giữa núi rừng. Không những thế, du khách còn được chiêm ngưỡng những khối đá bị bào mòn theo thời gian tạo nên hình thái kỳ dị giữa con suối, uốn lượn như những con rồng đá hội tụ nơi này, nào là Hàm Ếch, hang Cọp, suối Cá Linh... theo tên gọi của địa phương. Nơi đây cũng nằm trong vùng cửa ngõ giao liên giữa các căn cứ cách mạng như khu nhà Bảo, suối Huyện đội, căn cứ Tân Lê với miền xuôi của các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giải phóng quê hương Tuy Phong.
Đập Phùm được xem là điểm dừng chân lý tưởng của các phượt thủ sau cung đường phượt tuyệt đẹp xuyên rừng Tà Năng (Đức Trọng) đến Phan Dũng (Tuy Phong). Hiện nay, trên cung đường này, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận và Lâm Đồng phối hợp khảo sát, lắp đặt 30 biển báo, chỉ dẫn rất cụ thể để du khách có những chuyến trekking an toàn. Cùng với đó, Đập Phùm sẽ là mảng thiên nhiên đẹp như tranh họa đồ để lại cho du khách những, bức ảnh sống động và những trãi nghiệm không thể nào quên.
Đồng bào Rắc Lây (Phan Dũng) trồng lúa, cây ăn trái dọc dài theo con suối. Nhờ sự trong lành của khí hậu và những giọt nước mát từ dòng suối Phùm đã mang lại những vụ mùa bội thu, cho cây trái hương vị ngọt ngào. Du khách đến nơi này, sẽ có dịp khám phá những cánh đồng lúa giữa đại ngàn, cùng bao thiếu nữ Rắc Lây gùi lúa, cây trái trên lưng trở về làng hay đêm xuống cắm trại bên dòng suối để nghe tiếng róc rách của nước chảy hòa quyện trong bản nhạc rừng du dương trầm bổng...
Phải tắm một lần ở đây, bạn mới cảm nhận hết sự thú vị của nó, nước trong mát, đủ rộng để bạn bơi lội, vui đùa thỏa thích. Tắm xong, bạn có thể chọn những tảng đá lớn làm nơi nghỉ ngơi và thưởng thức món cá đồng tại chỗ, cùng ngắm nhìn nhiều loài bướm rừng đẹp, nhiều giò lan tím ngát.
Những người lần đầu lên Phan Dũng trên con đường ngoằn ngoèo uốn lượn, lội giữa những cánh rừng già để đến với dòng suối Phùm chắc hẳn sẽ có những trải nghiệm khó quên. Còn những người đã quen với những cảnh vật thần tiên núi rừng Phan Dũng, hãy thả hồn theo mây trời, gió nước, hoa lá ven đường. Tất cả đủ để ta "quẳng gánh lo đi mà vui sống".
Đổi thay trên cung đèo Lũng Lô Cung đèo Lũng Lô lừng danh như một huyền thoại lịch sử kháng chiến cách đây 70 năm khi là huyết mạch tiếp viện quân lương và vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ, đang thấp thoáng một 'huyền thoại mới'. Cung đèo lịch sử Lũng Lô có đài tưởng niệm mới khánh thành.Ảnh: Tùng Duy. Kỳ tích từ cung đèo lịch...