Đi thuyền buồm ngắm Nam Cực đẹp như phim viễn tưởng
Những cảnh đẹp ngoạn mục trong hành trình khám phá Nam Cực bằng thuyền buồm của nhiếp ảnh gia Massimo Rumi.
Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi và 8 bạn đồng hành khác đã khám phá Nam Cực bằng thuyền buồm trong suốt 3 tuần.
Trong hành trình khám phá Nam Cực, nhiếp ảnh gia đến từ Italia đã ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp về phong cảnh ở lục địa trắng.
Bầu trời màu cam lúc hoàng hồn phản chiếu xuống mặt biển và núi băng trắng muốt.
Những con chim cánh cụt Gentoo ở Nam Cực lọt vào ống kính máy ảnh của nhiếp ảnh gia Rumi.
Một tảng băng khổng lồ trôi trên mặt biển trong xanh ở vùng Nam Cực.
Vẻ tĩnh lặng lúc hoàng hôn.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Rumi cho biết những bức ảnh này đều được chụp ngẫu hứng và không hề chuẩn bị trước.
Những con chim cánh cụt sưởi ấm dưới nắng sớm lấp lánh.
Do điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, Nam Cực vẫn là khu vực có ít người đặt chân đến nhất trên thế giới.
Để chụp được những hình ảnh như thế này, Rumi và nhóm đồng hành phải đối mặt với thời tiết giá rét kèm theo gió mạnh và sóng lớn, cũng như không được tắm trong suốt 3 tuần.
Nam Cực là một trong những vùng hoang dã thực sự cuối cùng trên Trái đất.
Phong cảnh đẹp mê hồn tại khu vực khắc nghiệt nhất trên thế giới.
Nhiếp ảnh gia Rumi mặc trang phục mùa đông để giữ ấm trong khi chụp ảnh xung quanh thuyền tại Nam Cực.
Con người chỉ có thể tiếp cận được Nam Cực trong thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Chim cánh cụt đứng trên một tảng băng khổng lồ.
Chim cánh cụt là một số ít động vật có thể sống sót ở Nam Cực.
Từng du lịch qua hơn 100 quốc gia, nhưng nhiếp ảnh gia Rumi chưa từng đặt chân tới một vùng xa xôi như Nam Cực.
Tảng băng trôi khổng lồ trên đại dương.
Khung cảnh này khiến nhiều người nghĩ chỉ có trong phim viễn tưởng.
Theo Danviet
Tàu chở gần 70 người mắc cạn trong bão tuyết Nam Cực
Một tàu phá băng Australia chở 68 người đứt dây neo trong gió bão mạnh hơn 130 km/h và mắc cạn ở Nam Cực.
Tàu Aurora Australis mắc cạn trong bão tuyết. Ảnh: antarctica.gov.au
Tàu Aurora Australis ngày 24/2 bị đứt dây neo tại căn cứ Mawson của Australia ở Nam Cực vào 9h15 và mắc cạn. Tất cả thành viên thám hiểm và nhân viên tàu đều an toàn và khỏe mạnh, BBC dẫn Cục Nam Cực Australia (AAD), cho biết.
AAD cho hay khi điều kiện bão tuyết thuyên giảm, vận tốc gió xuống dưới 55 km/h, các thành viên đội thám hiểm sẽ được chuyển tới trạm nghiên cứu Mawson.
Đội tàu cũng phát hiện khe hở nhỏ ở thân tàu, tại khu vực thường chứa nước dằn tàu. Khe hở không ảnh hưởng đến sự ổn định của tàu và không có nguy cơ gây tràn dầu, ADD cho biết.
Australia đã đề nghị Mỹ, Trung Quốc hỗ trợ giải cứu người mắc kẹt.
Tàu phá băng Aurora Australis rời thành phố Hobart ở Tasmania hôm 11/1 và tiến hành nghiên cứu khoa học hàng hải quanh cao nguyên Kerguelen, một lục địa chìm trải dài 2.200 km trước khi tới Mawson hôm 20/2.
Tàu từng tham gia cứu hộ cuối năm 2013, sau khi 52 hành khách và thành viên đội tàu kẹt trong biển băng trên tàu phá băng Nga Akademik Shokalskiy.
Vị trí căn cứ Mawson của Australia tại Nam Cực. Đồ họa: BBC
Trọng Giáp
Theo VNE
Khối băng khổng lồ giết chết 150.000 chim cánh cụt Một khối băng "kích thước bằng một quả núi" đã khiến 150.000 chú chim cánh cụt chết đói ở Nam Cực. Kể từ năm 2010, chim cánh cụt ở vùng Adelie đã buộc phải di chuyển quãng đường hơn 120km để tìm kiếm thức ăn. Một khối băng rộng 2.900km2 chắn ở mũi Denison buộc bầy chim phải đi đường vòng. Số lượng...