Đi thẳng từ bàn nhậu “tiệc tất niên” đến bệnh viện
Vui tới bến với bữa tiệc tất niên, không ít người vì không kiềm chế được mình, uống rượu vô tội vạ và phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu ngay trong những ngày đầu năm mới.
Mê rượu tất niên, đón Tết tại viện
Trong 3 ngày nghỉ lễ (từ ngày 29 đến hết ngày 1/1/2013), bên cạnh những ca cấp cứu vì ngộ độc hóa chất thường gặp, các bác sĩ tại Trung tâm chống độc ( BV Bạch Mai) cũng mệt lử người bởi các ca ngộ độc rượu.
Trong 3 ngày, Trung tâm chống độc tiếp nhận 7 trường hợp ngộ độc rượu. Ảnh: H.Hải
Tối 31/12/2012, sau khi đi uống rượu với bạn tiễn năm cũ, đón năm mới, trở về nhà khoảng chừng 3 tiếng đồng hồ thì Lò Văn Th (22 tuổi, Điện Biên) lên cơn co giật và được gia đình đưa vào BV Điện Biên cấp cứu. Bệnh nhân được chuyển xuống Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) ngay trong đêm. Rất may mắn, chàng thanh niên này bị ngộ độc rượu vì rượu ethanol thông thường chứ không phải rượu pha cồn công nghiệp methanol, nên sau một ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh và được xuất viện trưa ngày 1/1/2013.
Cũng trong đêm 31/12, một bệnh nhân 36 tuổi ở Hòa Bình ngộ độc rượu tới mức hôn mê, ngã dọc trên đường về nhà được người dân đưa vào BV tỉnh Hòa Bình và chuyển xuống Hà Nội ngay trong đêm. “Bệnh nhân uống quá nhiều, nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, hôn mê”, BS Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết.
Trước đó một ngày (30/12), Trung tâm chống độc cũng tiếp nhận hai trường hợp ngộ độc rượu. Một là sinh viên ở Ứng Hòa, Hà Nội với biểu hiện nôn nhiều, co quắt chân tay sau uống rượu. Trường hợp còn lại là bệnh nhân Đỗ Quang H (22 tuổi, Long Biên, Hà Nội) với biểu hiện nôn ra máu.
Video đang HOT
Người nhà bệnh nhân H cho biết, bệnh nhân này sau chầu rượu tất niên với bạn bè từ hôm 29/12 về nhà tuy không bị hôn mê nhưng lại nôn rất nhiều, nôn ra máu và được đưa vào Trung tâm chống độc. “Sau một ngày anh ấy được ra viện, nhưng bác sĩ nói rượu gây ảnh hưởng nặng đến đường thực quản – dạ dày khiến anh nôn ra máu, nên còn phải đi kiểm tra nội soi dạ dày. Hôm nay được ra viện, nhưng trong dịp nghỉ lễ (chiều 1/1 bệnh nhân được xuất viện) nên lại đành về nhà, hôm sau tới viện soi. Vừa đầu năm chưa làm được gì đã phải nhập viện, chỉ mong việc xui này không vận vào gia đình cả năm”, người nhà bệnh nhân H lo lắng nói.
Theo thống kê tại Trung tâm chống độc, ngày thường, thỉnh thoảng Trung tâm mới tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu. Nhưng trong 3 ngày nghỉ Lễ đã có 7 trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu.
Nhiều di chứng
Theo BS Chính, ngộ độc rượu không đơn giản như nhiều bệnh nhân nghĩ, giải rượu rồi lại tỉnh mà nó có thể để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, thậm chí là nguy kịch đến tính mạng.
Uống rượu quá nhiều, người bệnh say rượu và rơi vào trạng thái kích thích, bệnh nhân nói nhiều, mất kiểm soát, rất dễ nổi khùng, đánh nhau. Mức cao hơn đi nữa khi say rượu là bệnh nhân bị hôn mê, rồi co giật.
Tuy nhiên thực tế rất ít bệnh nhân uống nhiều đến mức co giật. Nguyên nhân không chỉ dừng lại ở việc chưa uống tới ngưỡng gây co giật, mà thực tế, có những người vì uống rượu thường xuyên nên đã nâng dần ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Chính vì thế, người nghiện rượu uống rất nhiều nhưng không co giật, nhưng họ lại bị bệnh khác.
“Uống rượu nhiều đến mức ngộ độc rượu rất nguy hiểm. Ví như trường hợp bệnh nhân ở Hòa Bình, chưa nói đến tác hại của ngộ độc rượu tới sức khỏe, mà ngay việc bệnh nhân uống nhiều đến mức ngã khụy trên đường về đã rất nguy hiểm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không được phát hiện, nếu người này đang đi xe với tốc độ nhanh…
Còn với ngộ độc rượu nặng rất nguy hại cho sức khỏe, nó gây ra hệ quả tiêu cơ. Những trường hợp này, gần giống như hội chứng vùi lấp trong lao động mà công nhân hầm mỏ hay gặp phải, đó là khi bị khối lượng lớn đất đá đè lên người gây hủy hoại các cơ bị dập nát (gọi là hội chứng vùi lấp). Những mảnh vỡ từ cơ dập nát gây ra tắc thận, suy thận. Bệnh nhân uống rượu nhiều, ngộ độc rượu nặng cũng gây ra hội chứng tiêu cơ vân do rượu. Những trường hợp này không điều trị có nguy cơ tử vong. Hay dù có giữ được tính mạng thì những người bệnh này cũng mang di chứng suốt đời, đó là từ một người khỏe mạnh bình thường trở thành bệnh nhân suy thận, phải sống nhờ lọc thận tại bệnh viện”, BS Chính nói.
Tuy rượu bia nguy hiểm nhưng không thể cấm được bởi đó là một tập tục, phong tục truyền thống của người Việt. Vì thế, các bác sĩ đưa ra lời khuyên, uống rượu vui nhưng cũng cần có chừng mực và nên ý thức để tự hạn chế. Người dân cần lưu ý sử dụng những loại rượu có nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng loại rượu tự nấu vì không loại trừ có những loại rượu thực chất là pha cồn với rượu. Uống chỉ để vui chứ đừng uống vì sĩ diện, sống chết cũng cố uống. Khi thấy người uống rượu rơi vào tình trạng lẫn lộn, gọi không thưa, nói không ra tiếng, thở khò khè, vã mồ hôi thì nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
“Thực tế mọi người uống rượu ngày càng nhiều, đặc biệt lứa tuổi ngày càng trẻ. Tôi cho rằng có vai trò của gia đình trong việc để giới trẻ uống rượu. Nhiều khi chính cha mẹ, anh chị em khuyến khích cho con cái uống bởi “Cả năm mới có ngày Tết, uống một ly”. Từ một ly cho vui đó với nhiều người dễ hình thành thói quen, đi với bạn bè cũng dễ dàng làm một ly rượu, rồi sẽ thành nhiều ly rượu. Mà bia rượu không tốt cho sức khỏe, nên mỗi người cần có ý thức để tự dừng ở mức độ vừa phải trước mỗi cuộc vui”, BS Chính khuyến cáo.
Theo Dantri
Không để vỡ quỹ BHYT vì tiền thuốc
"Tiền cho mua thuốc chiếm 60% phí điều trị, vì vậy kiểm soát giá thuốc bệnh viện (BV) sẽ tiếp tục được chấn chỉnh, không thể để vỡ quỹ do tiền thuốc quá cao", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo tại hội nghị về đầu thầu thuốc tổ chức ngày 7.12 tại Hà Nội
Tại hội nghị, bà Kim Tiến cho rằng, mặc dù các khảo sát cho thấy, giá thuốc ở VN không cao hơn giá thuốc tại một số nước trong khu vực nhưng trong nước vẫn tồn tại bất hợp lý. Thuốc trong BV có giá cao hơn thị trường thuốc phân phối qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá thuốc cao bất hợp lý.
Bà Tiến nhấn manh: "Cùng với chấn chỉnh công tác đầu thầu, phải thực hiện các giải pháp đồng bộ kiểm soát giá. Ngay trong 2013, rà soát toàn bộ danh mục thuốc BHYT vì hiện nay, danh mục quá rộng rãi, nhiều thuốc hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị trực tiếp. Việc này làm tăng tình trạng kê quá mức cần thiết, đội chi phí điều trị. Không thể để vỡ quỹ BHYT vì tiền thuốc như BHXH đang phàn nàn chúng ta".
Ngoài chấn chỉnh kê đơn, Bộ trưởng Y tế yêu cầu nhanh chóng thí điểm "áp dụng thặng số toàn chặng" đối với các thuốc thiết yếu do ngân sách nhà nước và BHYT chi trả. Theo đó, các thuốc này sẽ bị khống chế lãi suất từ giá nhập khẩu, giá gốc đến giá bán lẻ, chỉ cho phép % lợi nhuận được chấp nhuận từ 20-30%. Khống chế mức chênh lệch lãi suất để ngăn chặn tình trạng thuốc phân phối lòng vòng, qua nhiều tầng nấc, đẩy giá cao bất hợp lý.
Theo BHXH VN, trong năm 2010-2011, khá nhiều BV, với cùng một thuốc cùng một thuốc cùng một hoạt chất nhưng bán vào viện lại có nhiều giá khác nhau.
Đặc biệt, đã xuất hiện thuốc thuốc có hàm lượng "lạ" cung ứng vào BV. Ví dụ, lâu nay các thuốc có hàm lượng 250 mg, 500 mg nhưng các thuốc lại có hàm lượng "300 mg, 700 mg".
"Tính khác biệt này chính là hình thức chỉ định thầu, vì cùng một thuốc nhưng chỉ riêng công ty đó cung ứng thuốc có hàm lượng khác biệt này nên hiển nhiên trúng thầu", bà Nguyễn Thị Yến, Phó ban Dược (BHXH VN) lưu ý.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc BV Bạch Mai, chất lượng và giá thuốc cung ứng vào BV luôn được kiểm soát chặt chẽ. Với 1.200 thuốc do cung ứng, hầu như đã chấm dứt tình trạng giá thuốc trong BV cao hơn giá thị trường. BV đã treo thưởng "ai phát hiện được thuốc của nhà thuốc BV bán cao hơn thị trường sẽ được thưởng 20 triệu đồng".
Tiền mua thuốc hiện chiếm 60 % chi phí điều trị - Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Nguyễn Thế Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Dược phẩm Minh Dân (Nam Định) cho rằng, nếu áp dụng quy chế đấu thầu đúng như quy định chặt chẽ do Bộ Y tế mới ban hành, giá của một số thuốc có thể giảm 20-30% so với hiện nay.
Theo TNO
Một người chết, 2 người hôn mê sau khi uống rượu Ngày 26/10, cơ quan chức năng TP Vũng Tàu đã tiến hành điều tra vụ uống rượu làm 1 người chết, 2 người hôn mê xảy ra tại thôn 10, xã Long Sơn. Hai bệnh nhân Phong và Ba tại Bệnh viện Bà Rịa - Ảnh: N.L Theo thông tin ban đầu, trong hai ngày 23 và 24/10, ông Y Cu (49 tuổi,...