Đi thả lưới, hai người đàn ông ở Hà Tĩnh bị lật thuyền tử vong
Trong lúc đi thả lưới bắt cá, hai người đàn ông ở Hà Tĩnh chẳng may lật thuyền, bị nước cuốn trôi.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Lương – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sự việc hai người đàn ông đi thả lưới bị lật thuyền mất tích.
Nạn nhân là ông Lê Văn Long (SN 1969) và anh Lê Văn Ninh (SN 1985) đều trú thôn Trường Mỹ, xã Xuân Mỹ.
Rào Mỹ Dương nơi hai nạn nhân bị lật thuyền.
Trước đó, vào khoảng 10h ngày (5/9), ông Long và anh Ninh chèo thuyền ra khu vực rào Mỹ Dương (thuộc địa phận xã Xuân Mỹ) để đánh bắt cá. Trong lúc thả lưới, thuyền của hai người bị lật. Do thời điểm này mưa lớn kéo dài, nước to khiến cả hai đều bị nước cuốn trôi.
Nhận được tin báo từ người dân, chính quyền địa phương đã có mặt phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tìm kiếm hai nạn nhân.
Video đang HOT
Ông Đặng Quyết Thắng – Đội trưởng Đội CSGT huyện Nghi Xuân cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông báo từ chính quyền địa phương đơn vị đã đưa thuyền máy vào nơi hai nạn nhân gặp nạn để tổ chức rà, tìm kiếm”.
Sau hơn 5 giờ tìm kiếm, thi thể 2 nạn nhân đã được tìm thấy.
Ông Lê Văn Lương – Phó chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ – cho biết: “Sau khi tìm thấy thi thể hai nạn nhân, chính quyền đã bàn giao cho gia đình đưa về mai táng. Hoàn cảnh gia đình hai nạn nhân thuộc diện khó khăn, chủ yếu làm nghề nông”.
Sơn Nguyễn
Theo giadinh.net
Năm nào, ông Quế cũng bớt hàng chục triệu từ lương hưu tặng quà bà con
Với tâm niệm "mình khá hơn một chút thì chia sẻ với mọi người, coi như lá rách ít đùm lá rách nhiều", mỗi năm, người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành hàng chục triệu đồng từ tiền lương hưu tặng quà cho gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.
Ông Đậu Đình Quế (SN 1946, thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lên đường nhập ngũ năm 1965 ở chiến trường B3 (Tây Nguyên), tham gia chiến đấu qua nhiều chiến dịch. Năm 1971, ông bị thương nặng (thương binh 3/4), mất sức chiến đấu nên được chuyển ra Bắc điều trị rồi đi học và công tác ở Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (nay là Học viện Kĩ thuật quân sự). Đến năm 1996, ông Quế nghỉ hưu, về quê hương Hà Tĩnh sinh sống.
Trở về địa phương, ông Quế tích cực chỉnh trang vườn hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới.
Hơn 30 năm phục vụ trong quân đội, khi trở về cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Đậu Đình Quế luôn giữ vững và phát huy bản chất người lính Bộ đội cụ Hồ, tham gia tích cực và có trách nhiệm với các phong trào, cuộc vận động của địa phương.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở quê hương, ngoài góp công, góp sức, gia đình ông Quế đã đóng góp 36 triệu đồng cho thôn Lam Long làm đường, xây dựng nhà văn hóa và 50 triệu đồng cho xã Xuân Hải. Đây là khoản tiền tiết kiệm bao năm từ đồng lương hưu ít ỏi của ông và vợ (giáo viên hưu trí).
Đường sá rộng rãi, sạch đẹp là niềm vui của ông Quế cũng như người dân thôn Lam Long.
Điều đặc biệt là, không chỉ góp phần xây dựng nông thôn mới, hoạt động nghĩa tình, giúp đỡ người khó khăn trong thôn xóm cũng được gia đình ông Quế quan tâm. Trong 5 - 6 năm trở lại đây, mỗi dịp tết đến xuân về, ông Quế đều trích số 10 - 15 triệu đồng từ phần tiền tiết kiệm của mình để dành những suất quà cho các gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.
Ông bộc bạch: "Gia đình tôi ngày trước cũng là hộ nghèo nên tôi thấu hiểu hoàn cảnh của những gia đình còn khó khăn. Là người trong thôn trong xóm, bây giờ nhà mình khá hơn một chút thì mình chia sẻ với mọi người, coi như lá rách ít đùm lá rách nhiều".
Ông Đậu Đình Quế kiệm lời, nói ngắn gọn: Mình làm được gì cho quê hương thì dốc hết sức làm thôi.
Nói về sự đóng góp của mình cho quê hương, ông Quế kiệm lời, nói ngắn gọn: "Mình làm được gì cho quê hương thì dốc hết sức làm thôi". Thế nhưng, khi được hỏi về sự thay đổi của xã Xuân Hải, ông phấn khởi chia sẻ: "Diện mạo quê hương những năm gần đây thay đổi tích cực rõ rệt, đi lên từng ngày. Nông thôn bây giờ khác hẳn với ngày xưa. Cảnh quan đẹp đẽ, nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm rộng rãi, sạch đẹp, khang trang. Thôn được công nhận đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Cuộc sống người dân được nâng lên, như vậy là mừng rồi".
Bà Trần Thị Xuân - Trưởng thôn Lam Long, đánh giá: "Ông Quế là người có tinh thần trách nhiệm cao và đã có nhiều đóng góp cho thôn. Các hoạt động của thôn xóm, ông Quế đều tham gia nhiệt tình. Không chỉ ủng hộ cho thôn làm nông thôn mới, hàng chục năm trước, ông Quế đã mua loa máy, ti vi cho nhà văn hóa. Hàng năm, các hoạt động nghĩa tình, nhân ái trong thôn được sự quan tâm của ông rất nhiều. Các em thiếu niên nhi đồng, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, gia đình khó khăn, năm nào cũng được nhận quà từ gia đình ông".
Theo Baohatinh
Còn khó khăn trong quản lý, tạo nguồn, phát triển đảng viên ở Nghi Xuân Đây là ý kiến chung của nhiều đại biểu tại hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII do Huyện ủy Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức sáng 12/7. Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng cùng dự. Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan...