Đi Tam Hải uống dừa xiêm và thả hồn với biển
Trước sông sau biển, xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) như hòn ngọc quý chưa được mài giũa chỉn chu. Nhưng có lẽ vì thế, vẻ đẹp hoang sơ của nó lại làm say mê những người thích khám phá.
Cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km về phía Đông Nam, xã đảo Tam Hải tách biệt với thế giới bên ngoài bởi dòng Trường Giang thơ mộng. Ở đây, được biển bao bọc quanh năm nên con người luôn thụ hưởng một cuộc sống êm đềm.
Ảnh: Hải Hoàng
Muốn đến đây, chỉ có thể đi bằng thuyền máy từ xã Tam Tiến sang theo hướng bắc hoặc đi dọc Quốc lộ 1 rồi rẽ về phía biển chừng 10 km, qua một con phà ở cửa sông Kỳ Hà.
Ảnh: Hải Hoàng
Với địa hình đặc thù, bao đời nay người dân nơi đây sinh sống chủ yếu dựa vào biển với những nét văn hóa đặc trưng của người vùng biển.
Ảnh: Hải Hoàng
Điều dễ nhận thấy đầu tiên chính là tình cảm của người dân dành cho nhau, họ sống nương tựa vào nhau như ruột thịt. Các tệ nạn, trộm cắp dường như không xảy ra!
Video đang HOT
Ảnh: Hải Hoàng
Điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của Tam Hải chính là những rặng dừa e ấp trước gió như tô điểm thêm hòn đảo một vẻ duyên dáng riêng biệt.
Ảnh: Hải Hoàng
Một ngày ở Tam Hải có thể bắt đầu với việc ngắm bình minh sớm rồi chuẩn bị đồ nghề theo thuyền ngư dân ra biển câu cá. Thuyền sẽ đưa bạn ra xa bờ chừng vài hải lý rồi neo lại giữa sóng nước mênh mông, trời nước một màu trải dài như vô tận.
Ảnh: Hải Hoàng
Với người thích ngắm cảnh, có nhiều sự lựa chọn như lên đảo Tam Hải, hòn đảo được bao quanh bởi những rặng dừa mướt mắt, bãi cát mịn màng; hoặc có thể lên hòn Dứa hoang sơ để nhóm lửa nướng cá rồi chiều lặn ngắm san hô…
Những hàng dừa đã tạo nên nét duyên dịu dàng của Tam Hải. Ảnh: Hải Hoàng
Người dân Tam Hải sống chủ yếu bằng nghề giăng câu, thả lưới. Ảnh: Hải Hoàng
Nổi tiếng nhất trong số các địa điểm phải kể đến ghềnh Bàn Than, nơi có dải đá đen trải dài lấp lánh, qua bao biến thiên thời gian và sự xâm thực của sóng biển đã tạo thành những hang hốc kỳ lạ tựa muôn vàn tác phẩm điêu khắc đá giữa đất trời.
Ảnh: Hải Hoàng
Người dân xã đảo nồng hậu chắc chắn sẽ mời bạn thưởng thức đặc sản nước dừa xiêm không đâu có được. Nước dừa tươi có vị thanh mát và hơi có ga, uống vào hơi tê tê đầu lưỡi…
Ảnh: Hải Hoàng
Sau những giây phút vùi đầu vào công việc, có lẽ Tam Hải là một điểm đến hấp dẫn để chúng ta có những giây phút thảnh thơi, hòa mình vào thiên nhiên đất trời và tạm quên đi những bộn bề lo toan của cuộc sống.
Ảnh: Hải Hoàng
Một điều nữa khiến Tam Hải hấp dẫn nhiều người, nhất là các đấng mày râu đó là con gái trên đảo rất xinh. Nếu có dịp đến Tam Hải, bạn đừng quên để mắt đến những ngôi nhà có những thiếu nữ mới lớn e ấp bên khung cửa sổ. Phụ nữ Tam Hải không những xinh mà còn hiền nổi tiếng khắp vùng, theo nhiều người, nét đẹp đó là sự kết tinh của đất trời và dòng nước biển mặn mà, trong vắt.
Theo ngôi sao
Chợ 80 tỷ, vắng như chùa bà Đanh
Sáng 27/11, hàng trăm tiểu thương tại chợ Tam Kỳ (thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) đồng loạt kéo lên trụ sở UBND thành phố Tam Kỳ để phản ánh tình trạng chợ mới đầu tư xây dựng gần 80 tỷ đồng nhưng vẫn ế ẩm. Đây là lần thứ 3 các tiểu thương kéo lên trụ sở yêu cầu giải quyết thấu đáo việc này.
Theo phản ánh của các tiểu thương tại chợ Tam Kỳ, khi dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ Tam Kỳ được triển khai, toàn bộ gần 1.500 tiểu thương được di dời về chợ tạm An Sơn. Tháng 10, khi chợ mới Tam Kỳ 3 tầng (vốn đầu tư 79 tỷ đồng), được hoàn thành, chỉ có 500 tiểu thương buôn bán các mặt hàng như may mặc, giày dép được di dời về chợ mới. Khoảng 1.000 tiểu thương buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng... không được di dời về chợ, dẫn đến tình trạng chợ mới ế ẩm. Toàn bộ 500 tiểu thương đóng tiền thuê ki ốt với giá cao lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần.
Chợ Tam Kỳ mới vắng tanh. Ảnh: Nguyễn Thành
Chị Lê Thị Trâm, đại diện cho các tiểu thương, nói rằng, 500 tiểu thương khi về chợ mới đều đấu giá mặt bằng rất cao và phải đóng liền trong 3 tháng nên lâm vào cảnh nợ nần. "Chúng tôi đóng tiền vào rồi ôm nợ. Chúng tôi yêu cầu UBND thành phố Tam Kỳ, BQL chợ Tam Kỳ phải đóng cửa và di dời toàn bộ tiểu thương ở chợ tạm về chợ mới. Nếu thành phố không làm được thì đề nghị trả lại tiền để tiểu thương tự tìm nơi kinh doanh, buôn bán", chị Trâm nói.
Ông Nguyễn Văn Duyên, Phó trưởng BQL chợ Tam Kỳ, nói: "Nguyên nhân dẫn đến việc chậm di dời là do công tác PCCC ở chợ mới chưa đảm bảo. Chúng tôi sẽ cố gắng đến 6/12 di dời toàn bộ tiểu thương về chợ mới". Tại cuộc đối thoại, ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, nhận khuyết điểm vì sự chậm trễ trong việc thiết kế, di dời trước hàng trăm tiểu thương.
Ông Hưng cho biết: "Nếu đúng hẹn, BQL chợ Tam Kỳ không di dời được số tiểu thương còn lại, UBND thành phố sẽ kỷ luật BQL vì không làm tròn trách nhiệm". Tuy nhiên, các tiểu thương yêu cầu UBND thành phố Tam Kỳ và BQL chợ Tam Kỳ phải làm văn bản, có ký cam kết thực hiện vì đã nhiều lần tiểu thương phản ánh, nhưng chỉ nhận được lời hứa từ lãnh đạo là "sẽ sớm giải quyết".
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Trộm đột nhập hàng loạt phòng làm việc của UBND Theo một số nguồn tin, 15 phòng làm việc của UBND thành phố Tam Kỳ đã bị trộm đột nhập trong đêm. Tất cả các phòng này đều bị bẻ khóa hoặc chấn song cửa sổ. Sáng 19/11, ông Nguyễn Minh Nam, Chánh Văn phòng UBND thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) cho biết: Hàng loạt phòng làm việc của các phòng ban...